Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 4188/TCHQ-KTTT
V/v theo dõi và xử lý nợ thuế đối với chủ DN bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký KD và chủ DN xuất cảnh về nước

Hà Nội, ngày 14 tháng 07 năm 2009

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố  

Tổng cục Hải quan nhận được phản ánh về vướng mắc của một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong việc thực hiện thu đòi nợ thuế đối với các trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Theo quy định tại Điều 53 Luật quản lý thuế “Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Cơ quan quản lý xuất nhập khẩu có trách nhiệm dừng việc xuất cảnh của cá nhân trong trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế theo thông báo của cơ quan quản lý thuế”.

Để thực hiện đúng quy định pháp luật nêu trên, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố phải thực hiện đúng các quy định về việc theo dõi, đôn đốc, cưỡng chế thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật. Trường hợp phát hiện hoặc có cơ sở xác định chính xác chủ doanh nghiệp còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn, thì có thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để dừng việc xuất cảnh đối với chủ doanh nghiệp. Trường hợp sau khi thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, doanh nghiệp đã nộp đủ tiền nợ thuế, nợ phạt thì xác nhận cho doanh nghiệp đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh được biết để cơ quan quản lý xuất nhập cảnh giải quyết cho chủ doanh nghiệp xuất cảnh. Cục Hải quan tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp:

- Không kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nếu có cơ sở xác định chính xác doanh nghiệp có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.

- Không kịp thời xác nhận, thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về số tiền thuế, tiền phạt doanh nghiệp đã nộp.

- Thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh dừng việc xuất cảnh đối với chủ doanh nghiệp khi chưa có đủ căn cứ để xác định hoặc xác định không chính xác doanh nghiệp có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn dẫn đến gây cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp.

2. Đối với trường hợp doanh nghiệp có nợ thuế, sau khi thực hiện các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế theo quy định của Điều 93 Luật Quản lý thuế nhưng vẫn không thu đủ số tiền nợ thuế, nợ phạt cho ngân sách Nhà nước. Tổng số tiền thuế doanh nghiệp còn nợ từ 50 triệu VNĐ trở lên và qua việc xác minh tại địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tại cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp, có dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đã bỏ trốn để chiếm đoạt tiền thuế, tiền phạt của ngân sách nhà nước thì lập hồ sơ chuyển cho cơ quan công an cùng cấp tại địa phương để cơ quan công an xem xét xử lý theo pháp luật.

Hồ sơ chuyển cho cơ quan công an gồm:

- Công văn đề nghị cơ quan công an xử lý theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp chiếm đoạt tiền thuế đã bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.

- Tờ khai Hải quan và các chứng từ có liên quan như chứng từ ghi số thuế phải thu, quyết định truy thu thuế, ấn định thuế, thông báo tiền thuế, tiền phạt chậm nộp thuế … (bản sao).

- Bảng kê chi tiết các tờ khai nợ thuế.

- Các văn bản, thông báo yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế.

- Biên bản làm việc với đại diện người có thẩm quyền của doanh nghiệp (nếu có).

- Văn bản xác nhận hoặc Biên bản làm việc có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công an phường, xã về việc doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa phương đăng ký kinh doanh.

- Văn bản xác nhận hoặc Biên bản làm việc có xác nhận của cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp về việc doanh nghiệp đã ngừng hoạt động kinh doanh hoặc đã bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.

- Lệnh thu thuế, thu phạt.

- Các quy định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

- Các chứng từ khác có liên quan.

3. Để tăng cường công tác quản lý nợ thuế, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố cần triển khai ngay các công việc sau:

- Rà soát bố trí lại lực lượng quản lý chuyên trách làm công việc theo dõi nợ thuế, quản lý nợ thuế, phải đặc biệt quan tâm bố trí đủ về số lượng và chất lượng cán bộ, sắp xếp cán bộ có đủ trình độ năng lực, phẩm chất, có trách nhiệm cao vào vị trí này.

- Kịp thời đôn đốc các doanh nghiệp nộp thuế đúng thời hạn, trường hợp doanh nghiệp chậm nộp phải đôn đốc thường theo quy định hoặc cử cán bộ đến doanh nghiệp đòi nợ thuế, đối với các đơn vị có số nợ thuế lớn, số lượng doanh nghiệp nợ thuế nhiều phải phân công cụ thể cán bộ chuyên trách đòi nợ thuế theo đầu mối doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu cán bộ theo dõi chuyên trách không đôn đốc, không làm hết trách nhiệm theo quy định để doanh nghiệp chiếm dụng tiền thuế rồi bỏ trốn thì phải xem xét và xử lý trách nhiệm cá nhân. Cán bộ chuyên trách quản lý doanh nghiệp có trách nhiệm cao, thu nợ kịp thời, không để doanh nghiệp chiếm dụng tiền thuế, thì được khen thưởng kịp thời theo quy định hàng năm hoặc đột xuất.

- Thường xuyên cập nhật thông tin để làm cơ sở dữ liệu quản lý cho toàn ngành, tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện việc thanh khoản thuế, đặc biệt chú ý các doanh nghiệp có số nợ thuế quá hạn lớn.

- Tăng cường kiểm tra công tác theo dõi quản lý và đôn đốc thu hồi nợ thuế để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai sót trong việc theo dõi và quản lý nợ thuế, không để phát sinh thêm nợ thuế quá hạn.

4. Định kỳ hàng tháng Cục Hải quan tỉnh, thành phố phải có báo cáo định kỳ về kết quả thu hồi nợ đọng thuế thuộc đối tượng nợ thuế quá hạn nêu trên, trường hợp phát sinh đột xuất kịp thời báo cáo Tổng cục để chỉ đạo (báo cáo định kỳ được gửi cùng báo cáo quyết toán hàng tháng về Tổng cục theo mẫu kèm theo công văn này).

Tổng cục yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung trên. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc kịp thời báo cáo về Tổng cục Hải quan để hướng dẫn xử lý.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- Vụ Pháp chế (BTC);
- Trang Website Bộ Tài chính;
- Trang Website Hải quan;
- Lưu: VT, KTTT (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Văn Cẩn

 

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ

THU ĐÒI NỢ THUẾ CÁC DOANH NGHIỆP BỎ TRỐN KHỎI ĐỊA CHỈ ĐĂNG KÝ KD

THÁNG ……….. NĂM 200 …

STT

TÊN DOANH NGHIỆP

SỐ TIỀN KHÓ ĐÒI

THỜI ĐIỂM (NGÀY THÁNG NĂM) THÔNG BÁO CHO CQ XNC HOẶC CHUYỂN CQ CÔNG AN

SỐ TIỀN ĐÃ THU HỒI

SỐ TIỀN CÒN PHẢI THU

GHI CHÚ

TỔNG SỐ THU

TRONG ĐÓ

NGÀY THÁNG THU

TỔNG SỐ THU

NỢ THUẾ

NỢ PHẠT

TỔNG SỐ THU

TRONG ĐÓ

NỢ THUẾ

PHẠT CHẬM NỘP

NỢ THUẾ

NỢ PHẠT

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn số 4188/TCHQ-KTTT về việc theo dõi và xử lý nợ thuế đối với chủ doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh và chủ doanh nghiệp xuất cảnh về nước do Tổng cục Hải quan ban hành

  • Số hiệu: 4188/TCHQ-KTTT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 14/07/2009
  • Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
  • Người ký: Nguyễn Văn Cẩn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/07/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản