Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3704/UB-NN | TP. Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 8 năm 1992 |
Kính gửi: | - Sở Lao động và TBXH; |
Để việc tiếp nhận, quản lý, phân bổ và sử dụng quỹ phục vụ chương trình xoá đói giảm nghèo thành phố đi vào nề nếp, đúng đối tượng, đúng mục đích và mang lại hiệu quả thiết thực, theo đề nghị của Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc, Hội… (gọi tắt là đơn vị) có tham gia thực hiện chương trình ở các cấp thực hiện một số quy định thống nhất như sau:
1/ Nguồn lập quỹ: nguồn lập quỹ (tiền mặt, hiện vật) của chương trình xoá đói giảm nghèo bao gồm: nguồn ngân sách các cấp của thành phố và nguồn quỹ bảo trợ chương trình được vận động trên cơ sở tự nguyện đóng góp của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, đơn vị trong thành phố và các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. Quỹ này chỉ dành cho các đối tượng nằm trong chương trình xoá đói giảm nghèo mượn để làm vốn sản xuất, dịch vụ giải quyết đời sống, không dùng quỹ cho vay lấy lãi hoặc sử dụng vào các mục đích khác.
2/ Về trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, sử dụng quỹ của chương trình xoá đói giảm nghèo được xác định như sau:
a) Đối với các đơn vị cấp thành phố trực tiếp đứng ra vận động quỹ bảo trợ, khi nhận tiền, hiện vật ủng hộ (cho không) và cho mượn (ít nhất là một năm mới có đủ thời gian cho mượn và thu hồi vốn để trả lại cho cá nhân hoặc đơn vị cho mượn vốn) theo định kỳ 7 ngày phải báo cáo về cho Thường trực Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo thành phố và Sở Lao động Thương binh và Xã hội về số tiền ủng hộ và cho mượn để Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đảm bảo chi trả lại vốn khi hết hạn cho các tổ chưc và cá nhân cho mượn. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm theo dõi và đề xuất với tập thể thường trực Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo thành phố phân bổ sử dụng quỹ bảo trợ này.
b) Đối với các đơn vị của huyện, quận, xã phường (gọi tắt là huyện và xã) trực tiếp vận động và tiếp nhận qũy bảo trợ thì được giữ lại quỹ này tại địa phương nhưng theo định kỳ hàng tháng phải báo cáo tổng hợp danh sách đơn vị, cá nhân ủng hộ tiền (hiện vật) hoặc cho mượn, báo cáo việc sử dụng, hiệu quả đạt được cho Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo thành phố theo hệ thống (xã báo cáo cho huyện - huyện báo cáo cho Thường trực Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo thành phố và Sở Lao động - Thường binh và Xã hội).
Thường trực Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo ở huyện chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, phân bổ quỹ bảo trợ phục vụ chương trình xoá đói giảm nghèo của huyện và chịu trách nhiệm hoàn trả đúng hạn đối với khoản tiền được các đơn vị, cá nhân cho mượn (nếu có).
c) Quản lý qũy của chương trình xoá đói giảm nghèo bao gồm vốn ngân sách và quỹ vận động bảo trợ của các đơn vị cấp thành phố được giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý với hệ thống số sách kế toán riêng và mở tài khoản chuyên mục ở ngân hàng cùng cấp. Các đơn vị cấp thành phố được nhập vốn quỹ thác hoặc vận động quỹ bảo trợ chương trình cũng phải mở sổ sách kế toán riêng. Quản lý quỹ của chương trình xoá đói giảm nghèo cấp huyện cũng được tổ chức tương tự cấp thành phố.
d) Thủ tục cho hộ nghèo đói mượn vốn được tiến hành theo mẫu thống nhất và các quy định hướng dẫn của Cục Thống kê thành phố.
e) Đối tượng được mượn vốn của chương trình xoá đói giảm nghèo là những hộ nông dân nghèo đói có nhu cầu được trợ vốn để sản xuất, dịch vụ theo thứ tự ưu tiên diện hộ chính sách, diện hộ có mức sống thấp nhất. Các hộ mượn vốn phải có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đảm bảo có hiệu quả và được Ban chỉ đoạ chương trình xoá đói giảm nghèo huyện, xã xét duyệt với mức vốn cho mượn không quá 2 triệu đồng/hộ và trong thời hạn không quá một năm. Những phương án cần vốn trên 2 triệu đồng và dài hạn hơn (giãn dân...) được xem xét riêng.
f) Chi phí hoạt động của việc cho mượn vốn nói ở điểm 1 sẽ được trích 1% cho các huyện, xã và các đơn vị nhận vốn quỹ thác để chi cho cán bộ trực tiếp lo cho các hộ nghèo đói mượn vốn và chịu trách nhiệm theo dõi thu hồi vốn theo hai giai đoạn: 0,5% cho hoạt động cho mượn vốn và 0,5% khi thực hiện xong hợp đồng mượn vốn.
3/ Giải quyết tình hình cho mượn vốn có lãi của chương trình đã qua:
Trước đây, các đơn vị đều cho các hộ nghèo đói thuộc diện của chương trình xóa đói giảm nghèo vay vốn với lãi suất thấp, nay thực hiện theo quy định mới của Ủy ban nhân dân thành phố là cho hộ nghèo đói mượn vốn (không có lãi). Những trường hợp cho vay vốn đối với hộ nghèo đói đã qua cần giải quyết theo các hướng sau đây:
- Đối với các hộ đã thực hiện xong hợp đồng vay vốn, thì không hoàn lại tiền lãi.
- Đối với những hộ còn trong vòng thực hiện hợp đồng vay vốn, nếu chưa trả lãi thì không tính lãi, nếu trả lãi hàng tháng thì bắt đầu từ tháng 9/1992 không tính lãi.
Trên đây là một số quy định của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tiếp nhận, quản lý phân bổ và sử dụng quỹ của chương trình xoá đói giảm nghèo. Yêu cầu các đơn vị tham gia chương trình xoá đói giảm nghèo thực hiện thống nhất quy định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 6728/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài chính - ngân hàng - giá - thuế đã hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 169/2004/QĐ-UB về tất toán (xoá) tài khoản Tiền ủng hộ xoá đói giảm nghèo hai tỉnh Bến Tre, Trà Vinh tại Kho bạc Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh
- 3Nghị quyết 01/NQ-TTHĐND năm 1995 lập và sử dụng quỹ xoá đói, giảm nghèo do tỉnh Ninh Bình ban hành
Công văn số 3704/UB-NN về việc tiếp nhận, quản lý, phân bổ và sử dụng quỹ của Chương trình xoá đói giảm nghèo thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 3704/UB-NN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 04/08/1992
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Võ Viết Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra