- 1Bộ luật Lao động 1994
- 2Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
- 3Nghị định 39/2003/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm
- 4Nghị định 155/2004/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
- 5Thông tư 19/2004/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước đã được sửa đổi tại Nghị định 155/2004/NĐ-CP do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
BỘ LAO ĐỘNG, | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3448/LĐTBXH-LĐVL | Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2005 |
Kính gửi: Công ty cổ phần thương mại lâm sản Hà Nội
Trả lời công văn số 102/CV/CTCPTMLS-TCHC ngày 7/10/2005 của quý Công ty về việc ghi ở trích yếu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1- Về cách tính thời điểm tuyển dụng để xác định đối tượng được hưởng chế độ dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 22/11/2002 của Chính phủ:
- Khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 22/11/2002 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10/8/2004 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước quy định đối tượng người lao động dôi dư hưởng chính sách quy định tại các văn bản trên đều phải được tuyển dụng vào khu vực Nhà nước trước ngày 21/4/1998.
- Từ ngày 01/01/1995 Bộ luật Lao động có hiệu lực thi hành trên toàn quốc thì mọi tổ chức, cá nhân khi sử dụng lao động phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động, không còn chế độ chuyển công tác từ đơn vị này sang đơn vị khác, mà chỉ có chấm dứt hợp đồng lao đồng tại đơn vị này và giao kết hợp đồng lao động tại đơn vị khác. Vì vậy, thời điểm giao kết hợp đồng lao động tại đơn vị là thời điểm tuyển dụng người lao động đối với đơn vị đó.
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm thì thời gian để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động đó đến khi bị mất việc làm. Trường hợp, người lao động trước đó có thời gian làm việc ở khu vực nhà nước mà chưa được nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm, thì thời gian đó chỉ được tính để nhận trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động. Khoản trợ cấp thôi việc này do Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của đơn vị mà người lao động bị mất việc làm trả cùng trợ cấp mất việc làm.
- Theo quy định tại điểm 6 mục I của Thông tư số 19/2004/TT-BLĐTBXH ngày 22/11/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 22/11/2002 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10/8/2004 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước như sau: “… Đối với người lao động làm việc liên tục trong các cơ quan, đơn vị thì thời điểm tuyển dụng được tính từ ngày bắt đầu làm việc trong khu vực nhà nước; Trường hợp người lao động có thời gian không làm việc trong cơ quan, đơn vị thì thời điểm tuyển dụng được tính là thời điểm tuyển dụng lần cuối cùng làm việc liên tục trong cơ quan, đơn vị”.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp người lao động được tuyển dụng về Công ty cổ phần thương mại Lâm sản Hà Nội sau ngày 21/4/1998 không thuộc đối tượng hưởng chính sách lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP nêu trên.
2- Đối tượng hưởng chính sách lao động dôi dư được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10/8/2004 bao gồm: người lao động đang làm việc, khi sắp xếp lại doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp tạo việc làm nhưng vẫn không bố trí được việc làm; người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp nhưng không có việc làm, tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp vẫn không bố trí được việc làm…
Như vậy, người lao động được hỏi đến tại điểm 2 của Công văn nêu trên thuộc đối tượng hưởng chính sách lao động dôi dư, nhưng thời gian thực tế để tính trợ cấp mất việc làm chỉ tính những thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp có hưởng lương từ ngân sách nhà nước, từ nguồn doanh nghiệp nhà nước, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Trên đây là ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để quý Công ty nghiên cứu thực hiện đúng quy định hiện hành của pháp luật./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn số 3704/LĐTBXH-LĐVL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc giải đáp một số vướng mắc khi thực hiện Nghị định số 41/2002/NĐ-CP
- 2Công văn số 3419/LĐTBXH-LĐVL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc thực hiện Nghị định số 41/2002/NĐ-CP
- 3Bộ luật Lao động 1994
- 4Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
- 5Nghị định 39/2003/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm
- 6Nghị định 155/2004/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
- 7Thông tư 19/2004/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước đã được sửa đổi tại Nghị định 155/2004/NĐ-CP do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
Công văn số 3448/LĐTBXH-LĐVL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc Thực hiện Nghị định số 41/2002/NĐ-CP
- Số hiệu: 3448/LĐTBXH-LĐVL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 17/10/2005
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Đại Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/10/2005
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực