Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3223/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2008 |
Kính gửi: | Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam |
Trả lời công văn số 431/2008/SH-BIVN ngày 16/06/2008 của Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam về việc ghi tại trích yếu, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1) Về thủ tục hải quan:
a) Căn cứ khoản 3, Điều 13 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ và khoản a, Điều 2 Giấy phép Đầu tư số 17/GP-KCN-HD do Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Hải Dương cấp ngày 19/1/2006, Công ty được tiếp nhận từ nước ngoài những sản phẩm là máy in, máy fax được sản xuất tại Việt Nam (made in Vietnam), mang nhãn hiệu Brother (có thời gian sử dụng dưới 02 năm kể từ ngày sản xuất sản phẩm) để bảo hành, sửa chữa. Kết thúc bảo hành, sửa chữa Công ty có trách nhiệm xuất trả sản phẩm cho đối tác nước ngoài theo quy định tại hợp đồng giữa Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam với đối tác nước ngoài. Thủ tục thực hiện theo hình thức tạm nhập tái xuất và sử dụng tờ khai hàng hóa nhập khẩu (HQ/2002-NK), tờ khai hàng hóa xuất khẩu (HQ/2002-XK).
b) Trường hợp Công ty mua linh kiện, phụ tùng, vật tư ở nước ngoài hoặc của doanh nghiệp trong nước để phục vụ việc bảo hành, sửa chữa, thay thế cho các sản phẩm tạm nhập tái xuất tại điểm a nêu trên thì Công ty thực hiện thủ tục theo hình thức tạm nhập tái xuất và sử dụng tờ khai hải quan phi mậu dịch.
c) Do Công ty là doanh nghiệp chế xuất sử dụng các linh kiện, phụ tùng, vật tư tạm nhập để thay thế, sửa chữa đối với các sản phẩm được bảo hành, khi thực hiện thủ tục tái xuất các sản phẩm đã được bảo hành thì doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các linh kiện, phụ tùng, vật tư nêu tại điểm b.
2) Về chính sách quản lý mặt hàng khi tạm nhập, tái xuất:
Công ty có trách nhiệm tuân thủ theo đúng quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn liên quan.
3) Về thủ tục thanh khoản:
Thực hiện thanh khoản theo quy định đối với doanh nghiệp chế xuất.
4) Về địa điểm làm thủ tục hải quan:
Công ty có trách nhiệm làm thủ tục tạm nhập tái xuất đối với các mặt hàng tại điểm 1 nêu trên và thực hiện thanh khoản tại Chi cục Hải quan Hải Dương thuộc Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.
Tổng cục Hải quan trả lời để Công ty biết và thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn số 3033/TCHQ-GSQL về việc thủ tục Hải quan đối với linh kiện, vật tư, bán thành phẩm xuất nhập khẩu để sửa chữa, bảo hành các sản phẩm do các doanh nghiệp chế xuất sản xuất tại Việt Nam do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 6079/TCHQ-GSQL năm 2013 tạm nhập tái xuất linh kiện, phụ tùng phục vụ sửa chữa tàu biển do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 414/GSQL-GQ3 năm 2014 về tạm nhập tái xuất linh kiện, phụ tùng phục vụ sửa chữa tàu biển do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 1Nghị định 12/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
- 2Công văn 6079/TCHQ-GSQL năm 2013 tạm nhập tái xuất linh kiện, phụ tùng phục vụ sửa chữa tàu biển do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 414/GSQL-GQ3 năm 2014 về tạm nhập tái xuất linh kiện, phụ tùng phục vụ sửa chữa tàu biển do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
Công văn số 3223/TCHQ-GSQL về việc tạm nhập, tái xuất sản phẩm mang nhãn hiệu Brother, made in Vietnam để sửa chữa, bảo hành và nhập khẩu linh kiện, vật tư để sửa chữa, bảo hành các sản phẩm do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 3223/TCHQ-GSQL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 10/07/2008
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Đặng Hạnh Thu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/07/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra