Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2558/LĐTBXH-BHXH | Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2009 |
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Trả lời Công văn số 1174/BHXH-CSXH ngày 29 tháng 4 năm 2009 của quý cơ quan đề nghị hướng dẫn thực hiện một số vướng mắc về chế độ bảo hiểm xã hội khi thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Về cách tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người có thời gian là cán bộ xã:
Thời gian là cán bộ xã được tính hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động được coi là thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định để làm cơ sở tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
2. Về thời gian công tác đối với người tham gia kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam:
Trong kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, nếu có thời gian là cán bộ thoát ly hoặc giữ các chức vụ như: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thư ký (hoặc Ủy viên thường trực) Ủy ban nhân dân xã (hoặc cấp tương đương xã), Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên thường vụ (hoặc Ủy viên thường trực), Chi bộ xã (hoặc cấp tương đương xã), Xã đội trưởng, Xã đội phó, Chính trị viên trưởng, Chính trị viên phó xã đội, Trưởng ban và Phó ban công an xã (hoặc ban an ninh) thì thời gian giữ các chức vụ trên được tính là thời gian công tác để hưởng bảo hiểm xã hội, dù đó là vùng căn cứ giải phóng hay vùng dịch tạm chiếm. Đối với những người tuy không giữ các chức vụ nêu trên nhưng được giao nhiệm vụ rõ ràng do tổ chức phân công hoạt động ở xã, ở thôn xóm thì thời gian được giao nhiệm vụ, công tác kháng chiến được tính là thời gian công tác để hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người có thời gian tham gia kháng chiến nêu trên nhưng vì lý do nào đó mà tự ý bỏ về ở vùng địch tạm chiếm hoặc có hành vi phản bội, chống phá cách mạng thì thời gian tham gia kháng chiến không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội. Riêng những trường hợp do ốm đau, sinh đẻ hoặc gia đình khó khăn được tổ chức cho về, không có điều kiện hoạt động nhưng vẫn trung thành với cách mạng mà sau ngày 30/4/1975 lại được tuyển dụng làm việc, có đóng bảo hiểm xã hội thì xem xét từng trường hợp cụ thể cho tính thời gian tham gia kháng chiến trước đó để hưởng bảo hiểm xã hội.
3. Về thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng đối với trường hợp không xác định được thời điểm điều trị xong, ra viện:
Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng đối với những trường hợp bị tai nạn lao động mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị xong, ra viện (trong giấy ra viện còn có chỉ định hẹn một thời gian sau khám lại; tháo bột; tháo nẹp; tháo vít) thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
4. Về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình đối với người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 01/01/2007:
Đối với người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 01/01/2007 thì việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản ban hành trước ngày 01/01/2007.
5. Về chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đang hưởng trợ cấp bệnh binh:
Người đang hưởng trợ cấp bệnh binh, sau đó có thời gian tham gia công tác và đóng bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ bệnh binh còn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Thời gian tính hưởng bảo hiểm xã hội là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian công tác trước khi nghỉ việc hưởng chế độ bệnh binh không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Về Bản sao giấy tờ định cư ở nước ngoài đối với người hưởng bảo hiểm xã hội một lần ra nước ngoài để định cư:
Bản sao giấy tờ định cư ở nước ngoài đối với người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp ra nước ngoài để định cư quy định tại khoản 4 Điều 120 Luật Bảo hiểm xã hội là Bản thị thực nhập cảnh được lưu trú dài hạn hoặc Thẻ thường trú hoặc Giấy xác nhận lưu trú dài hạn do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp; các giấy tờ này được dịch và công chứng.
Những vấn đề khác, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu và có văn bản hướng dẫn giải quyết.
Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn, chỉ đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để kịp thời nghiên cứu, giải quyết.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 3256/BHXH-CSXH phản ánh vướng mắc trong tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 2Công văn 1683/BHXH-CSXH năm 2014 hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 3Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động do Quốc hội ban hành
- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Bộ luật Lao động 1994
- 3Công văn 3256/BHXH-CSXH phản ánh vướng mắc trong tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 4Công văn 1683/BHXH-CSXH năm 2014 hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 5Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động do Quốc hội ban hành
Công văn số 2558/LĐTBXH-BHXH về việc hướng dẫn thực hiện vướng mắc về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 2558/LĐTBXH-BHXH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 20/07/2009
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Phạm Minh Huân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra