- 1Thông tư 13/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 2Nghị định 24/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
- 3Thông tư 82/2003/TT-BTC hướng dẫn trích lập, quản lý, sử dụng và hạch toán Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 15/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 86/2007/NĐ-CP quy định quản lý lao động và tiền lương trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Bộ Lao động Thương và Xã hội ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2389/TCT-CS | Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2008 |
Kính gửi: Cục thuế tỉnh ĐắkLắk.
Trả lời công văn số 54/CT-TTHT ngày 04/01/2008 của Cục thuế tỉnh ĐắkLắk về hạch toán Quỹ dự phòng tiền lương, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại khoản 8 Điều 5 Chương II Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định về thuế TNDN quy định khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế bao gồm: “Trích các khoản dự phòng theo chế độ quy định”.
Theo chính sách hiện hành, các khoản dự phòng theo chế độ được tính vào chi phí hợp lý quy định tại Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về trích lập, quản lý, sử dụng, hạch toán Quỹ trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp và Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp.
Quy định tại điểm 3b Mục III Thông tư số 15/2007/TT-BLĐTBXH ngày 31/8/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ quy định quản lý lao động và tiền lương trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ: “Công ty được trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do Tổng Giám đốc, Giám đốc quyết định sau khi có ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn công ty, nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện” là quy định về cách quản lý quỹ tiền lương ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
Căn cứ các quy định nêu trên, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ không được hạch toán khoản trích lập quỹ dự phòng tiền lương vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế TNDN.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế tỉnh ĐắkLắk biết và hướng dẫn đơn vị thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Thông tư 13/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 2Nghị định 24/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
- 3Thông tư 82/2003/TT-BTC hướng dẫn trích lập, quản lý, sử dụng và hạch toán Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 15/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 86/2007/NĐ-CP quy định quản lý lao động và tiền lương trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Bộ Lao động Thương và Xã hội ban hành
- 5Thông tư 221/2013/TT-BTC Hướng dẫn trích lập, quản lý quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Kiểm soát viên, người đại diện vốn Nhà nước quy định tại Nghị định 51/2013/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
Công văn số 2389/TCT-CS về việc hạch toán Quỹ dự phòng tiền lương do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 2389/TCT-CS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 23/06/2008
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Phạm Duy Khương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/06/2008
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực