- 1Thông tư liên tịch 21/2004/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi mua, bán, sử dụng trái phép hoá đơn giá trị gia tăng do Bộ công an, Toà án Nhân dân tối cao, viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ tư pháp ban hành
- 2Bộ Luật Hình sự 1999
- 3Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 225/2005/KHXX | Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2005 |
Kính gửi: Bộ Công an (C11)
Sau khi nghiên cứu Công văn số 2769/BCA(C11) ngày 15-9-2005 của Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:
Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT/BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 23-11-2004 của Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 đối với các hành vi mua, bán, sử dụng trái phép hóa đơn giá trị gia tăng; do đó, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát được áp dụng Thông tư này khi điều tra, truy tố đối với người thực hiện hành vi phạm tội trước ngày Thông tư này có hiệu lực. Đối với các vụ án đã được thụ lý nhưng chưa xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm hoặc xét xử đốc thẩm, tái thẩm, thì Tòa án được áp dụng Thông tư này để giải quyết. Trường hợp các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng Thông tư này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, trừ trường hợp việc kháng nghị bản án, quyết định có những căn cứ khác.
Trong trường hợp theo các văn bản hướng dẫn trước đây là phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng theo Thông tư này không phải chịu trách nhiệm hình sự, thì áp dụng Khoản 1 Điều 25 Bộ luật Hình sự miễn trách nhiệm hình sự cho họ. Trong trường hợp này cần giải thích cho họ biết là do chuyển biến của tình hình mà hành vi của họ không còn nguy hiểm cho xã hội nữa cho nên họ được miễn trách nhiệm hình sự, chứ không phải họ bị oan do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự gây ra; do đó, họ không có quyền đòi yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự và theo Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVHQ11 ngày 17-3-2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội “Về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra”.
Trên đây là ý kiến của Tòa án nhân dân tối cao về hiệu lực của Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT/BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 23-11-2004 để Quý Bộ tham khảo khi hướng dẫn địa phương thực hiện.
Nơi nhận: | KT. CHÁNH ÁN |
- 1Thông tư liên tịch 21/2004/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi mua, bán, sử dụng trái phép hoá đơn giá trị gia tăng do Bộ công an, Toà án Nhân dân tối cao, viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ tư pháp ban hành
- 2Bộ Luật Hình sự 1999
- 3Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 4Công văn số 5288/TCT-CS về việc hiệu lực của Thông tư số 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn số 225/2005/KHXX về việc hiệu lực của Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 225/2005/KHXX
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 18/10/2005
- Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao
- Người ký: Đặng Quang Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/10/2005
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực