Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2070/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2007 |
Kính gửi: Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh.
Trả lời công văn số 735/HQTP-NV ngày 26/03/2007 của Cục Hải quan t/p Hồ Chí Minh đề nghị hướng dẫn giải quyết vướng mắc về C/O mẫu D của hai lô hàng giấy photocopy do công ty Quốc Huy Anh nhập khẩu từ Indonesia, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Công ty Quốc Huy Anh đã ký hợp đồng nhập khẩu giấy photocopy với một đối tác có trụ sở tại Macau và đối tác khác có trụ sở tại Singapore. Hàng hóa được sản xuất và xuất khẩu từ Indonesia, chuyển tải qua Singapore, tới Việt Nam. Bộ chứng từ do bên ký kết hợp đồng phát hành, C/O do nước xuất khẩu cấp (Indonesia). Để xem xét tính hợp lệ của C/O mẫu D cấp cho hai lô hàng, Tổng cục Hải quan thấy rằng:
1. Điểm 10.b) Phụ lục 2 Quyết định số 1420/2004/QĐ-BTM ngày 04/10/2004 có quy định về việc cấp C/O mẫu D giáp lưng, nhưng không có quy định nào về các trường hợp nhất thiết phải cấp C/O mẫu D giáp lưng trong Quy chế CEPT. Như vậy, trường hợp 2 lô hàng trên không yêu cầu doanh nghiệp phải nộp C/O mẫu D giáp lưng do Singapore cấp. Việc xem xét tính hợp lệ của C/O sẽ căn cứ vào quy định khác của Quy chế CEPT và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
2. Theo quy tắc vận tải trực tiếp của quy chế CEPT, nước xuất khẩu trong trường hợp trên là Indonesia, nước mà thực tế hàng được xuất đi. Singapore là nước trung chuyển (Singapore và Macau là bên trung gian trong quan hệ mua bán này). Căn cứ vận đơn của hai chặng (từ Indonesia đến Singapore và từ Singapore đến Việt Nam), hai lô hàng giấy photocopy nhập khẩu đáp ứng quy tắc vận tải trực tiếp quy định tại điểm a Quy tắc 5 Phụ lục 1 Quyết định 1420/2004/QĐ-BTM.
3. Về tính hợp lệ của C/O: căn cứ Điều 21 mục F Phụ lục 2 Quyết định 1420/2004/QĐ-BTM, cơ quan Hải quan có thể chấp nhận C/O mẫu D trong trường hợp hóa đơn thương mại do công ty có trụ sở ngoài ASEAN hoặc nhà xuất khẩu ASEAN cho công ty này phát hành, nếu hàng hóa đáp ứng yêu cầu của Quy tắc xuất xứ ASEAN.
Như vậy, đối với trường hợp 2 lô hàng giấy photocopy trên, công ty đã nộp C/O mẫu D do Indonesia cấp, trên đó có ghi số hóa đơn thương mại được lập bởi bên bán trong hợp đồng thương mại ký với công ty Quốc Huy Anh; nếu không có nghi ngờ gì khác đối với bộ hồ sơ hải quan và hàng hóa thực tế thì đề nghị Cục Hải quan t/p Hồ Chí Minh chấp nhận C/O mẫu D để áp dụng ưu đãi CEPT theo quy định.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn để Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Quyết định 1420/2004/QĐ-BTM ban hành Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN của Việt Nam - Mẫu D để hưởng các ưu đãi theo "Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 2Công văn 10554/BCT-TMMN về xuất khẩu máy photocopy các loại đã qua sử dụng do Bộ Công thương ban hành
- 3Công văn 46/GSQL-GQ4 năm 2017 về tính hợp lệ của C/O mẫu D do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
Công văn số 2070/TCHQ-GSQL về việc tính hợp lệ của C/O mẫu D lô hàng giấy photocopy do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 2070/TCHQ-GSQL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 12/04/2007
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Nguyễn Ngọc Túc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/04/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra