BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1806/TCT-CS | Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2008 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Kon Tum
Trả lời công văn số 2199/CT-QLN&CCNT ngày 31/10/2007 của Cục Thuế tỉnh Kon tum về vướng mắc khi thực hiện Luật quản lí thuế, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Tại điểm 3 Điều 97 Luật quản lí thuế quy định về thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế và tại Điểm 1 Mục VIII Thông tư số 157/2007/TT-BTC ngày 24/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định thuế hướng dẫn: “1. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có hiệu lực thi hành trong thời hạn một năm, kể từ ngày ban hành quyết định. Riêng đối với quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định”.
Theo đó, thời hạn để thi hành quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế được thực hiện theo Luật quản lí thuế, thời hạn thi hành là 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định.
2. Tại điểm 4.4 Mục I phần B Thông tư số 157/2007/TT-BTC hướng dẫn về xử phạt đối với Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng: “4.4 Bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 16 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP trong trường hợp tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế còn số dư mà Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện trích chuyển vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan thuế mở tại Kho bạc Nhà nước”.
- Tại khoản 1 Điều 99 Luật quản lí thuế quy định : “1.Cơ quan quản lí thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 93 của Luật này hoặc đã áp dụng nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt thì được quyền áp dụng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vào ngân sách nhà nước....”.
Theo đó, trường hợp tại thời điểm cưỡng chế mà tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại ngân hàng thương mai, tổ chức tín dụng không đủ tiền để trích nộp tiền thuế, tiền phạt thì tiếp tục thực hiện các biện pháp cưỡng chế tiếp theo để thu đủ số tiền thuế nợ và tiền phạt vào NSNN.
Đối với Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng không thực hiện trích chuyển hết số dư trên tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thì bị xử phạt theo hướng dẫn tại điểm 4.4 mục I phần B Thông tư số 157/2007/TT-BTC nêu trên.
3. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 Nghị định số 98/2007/NDND-CP nêu trên thì Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi được gửi đồng thời cho cá nhân, tổ chức bị khấu trừ và Kho bạc Nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng nơi tổ chức, cá nhân mở tài khoản trong thời hạn 05 ngày trước khi tiến hành cưỡng chế.
4. Điều 92 Luật quản lí thuế quy định người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá 90 ngày kề từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định thì bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Như vậy, tại thời điểm ra quyết định cưỡng chế thuế, người nộp thuế có thể có nhiều khoản nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về theúe nhưng chỉ thực hiện cưỡng chế đối với các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt trên 90 ngày theo quy định trên.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục thuế tỉnh Kon tum biết và thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 204/TCHQ-TXNK năm 2014 cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 4825/TCHQ-PC năm 2014 trả lời vướng mắc về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Thông tư 87/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 215/2013/TT-BTC hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 4376/TCT-QLN năm 2018 về giới thiệu các nội dung mới của Thông tư 87/2018/TT-BTC do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Luật quản lý thuế 2006
- 2Nghị định 98/2007/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- 3Thông tư 157/2007/TT-BTC hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 204/TCHQ-TXNK năm 2014 cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 4825/TCHQ-PC năm 2014 trả lời vướng mắc về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Thông tư 87/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 215/2013/TT-BTC hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 4376/TCT-QLN năm 2018 về giới thiệu các nội dung mới của Thông tư 87/2018/TT-BTC do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn số 1806/TCT-CS về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 1806/TCT-CS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 12/05/2008
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Phạm Duy Khương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/05/2008
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết