BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1784/BXD-VP | Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2007 |
Kính gửi: | - Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ |
Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Bộ Xây dựng công bố Định mức vật tư trong xây dựng kèm theo văn bản này để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng công trình sử dụng vào việc lập định mức dự toán, quản lý vật tư, tính giá vật liệu xây dựng đến công trình theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
THUYẾT MINH VÀ HƯỚNG DẪN
ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC VẬT TƯ TRONG XÂY DỰNG
I- NỘI DUNG CỦA ĐỊNH MỨC VẬT TƯ
Định mức vật tư trong xây dựng là định mức kinh tế kỹ thuật thể hiện về mức hao phí từng loại vật liệu để cấu thành nên một đơn vị khối lượng công tác xây lắp (1m3 tường xây gạch, 1m2 lát gạch ...) hoặc một loại cấu kiện hay kết cấu xây dựng (một bộ vì kèo, một kết cấu vì chống lò ...) phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, thiết kế và thi công.
Định mức vật tư được lập trên cơ sở các quy chuẩn xây dựng , quy phạm thiết kế, thi công, nghiệm thu và kết quả áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ xây dựng, công nghệ vật liệu xây dựng.
II - KẾT CẤU TẬP ĐỊNH MỨC VẬT TƯ
Định mức vật tư trong xây dựng bao gồm 3 phần:
Phần 1: Định mức sử dụng vật tư, bao gồm 10 chương
- Chương I: Định mức vật liệu dùng trong công tác bê tông
- Chương II: Định mức vật liệu dùng trong công tác xây, trát, láng, lát, ốp, làm trần, làm mái, quét vôi, bả, sơn....
- Chương III: Định mức vật liệu dùng để làm giàn giáo
- Chương IV: Định mức vật liệu dùng trong công tác sản xuất cửa và kết cấu gỗ
- Chương V: Định mức vật liệu dùng để gia công kim loại và sản xuất kết cấu kim loại
- Chương VI: Định mức vật liệu dùng trong công tác nổ mìn phá đá xây dựng công trình
- Chương VII: Định mức vật liệu dùng để làm mặt đường bộ
- Chương VIII: Định mức vật liệu dùng để làm mặt đường sắt
- Chương IX: Định mức vật liệu dùng để bảo ôn
- Chương X: Định mức vật liệu dùng cho một số công tác khác
Phần 2: Định mức hao hụt vật liệu qua các khâu, bao gồm 5 nhóm hao hụt
- Nhóm 1: Định mức hao hụt vật liệu trong thi công
- Nhóm 2: Định mức hao hụt vữa bê tông
- Nhóm 3: Định mức hao hụt vật liệu trong khâu trung chuyển
- Nhóm 4: Định mức hao hụt vật liệu trong khâu gia công
- Nhóm 5: Định mức hao hụt vật liệu trong khâu vận chuyển ngoài công trình và bảo quản tại kho
Phần 3: Phụ lục
- Phụ lục trọng lượng đơn vị vật liệu, gồm 2 nhóm vật liệu:
+ Nhóm vật liệu phi kim loại
+ Nhóm vật liệu kim loại
III - HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG
1- Định mức vật tư trong xây dựng là cơ sở để lập định mức dự toán, quản lý vật tư xây dựng công trình và tính giá vật liệu xây dựng đến công trình.
2- Ngoài thuyết minh và hướng dẫn sử dụng nêu trên, trong từng phần, từng chương của tập Định mức vật tư còn có thuyết minh hướng dẫn áp dụng và tính toán cụ thể hao phí vật liệu phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của loại công tác xây lắp, cấu kiện và kết cấu xây dựng.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Công văn số 1784/BXD-VP về việc công bố Định mức vật tư trong xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- Số hiệu: 1784/BXD-VP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 16/08/2007
- Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
- Người ký: Đinh Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/08/2007
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực