BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14735/BTC-TCDN | Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2005 |
Kính gửi | - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ |
Căn cứ khoản 2 Điều 10 và Điều 41 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần và điểm 2.2, khoản 2, mục B, phần II Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP, để giải quyết những vướng mắc trong việc bàn giao nợ và tài sản tồn đọng không tính vào giá trị doanh nghiệp khi chuyển đổi sở hữu cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (sau đây gọi là Công ty mua, bán nợ), Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể một số điểm như sau:
1. Các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sở hữu, sau khi được cấp có thẩm quyền công bố giá trị doanh nghiệp, có trách nhiệm lập danh mục chi tiết toàn bộ tài sản, nợ phải thu đã loại khỏi giá trị doanh nghiệp để bàn giao cho Công ty mua, bán nợ cùng các hồ sơ liên quan.
Trường hợp doanh nghiệp và Công ty mua, bán nợ đã thỏa thuận bàn giao tài sản, nợ phải thu loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp nhưng chưa bao gồm các khoản công nợ không có khả năng thu hồi, tài sản thuộc diện hủy bỏ thì nay doanh nghiệp tiếp tục bàn giao toàn bộ cho Công ty mua, bán nợ.
Doanh nghiệp cổ phần hóa có tài sản, công nợ loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp được quyền đăng ký tham gia đấu giá mua lại nợ và tài sản này khi công ty mua bán nợ tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định hiện hành.
2. Công ty mua, bán nợ có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ hồ sơ và tài sản tồn đọng được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp (bao gồm cả nợ và tài sản không có khả năng thu hồi, thuộc diện huỷ bỏ không đủ hồ sơ, chứng từ), tiến hành phân loại, xử lý theo quy định. Trong đó:
a. Đối với nợ và tài sản không có khả năng thu hồi, Công ty mua, bán nợ báo cáo Bộ Tài chính để xử lý theo hướng thanh lý và huỷ bỏ. Chi phí cho hoạt động này được giảm trừ vào tiền thu hồi nợ và bán tài sản tồn đọng của công ty.
b. Đối với tài sản có giá trị nhỏ, tài sản cũ nát, tài sản gắn liền trên đất như nhà xưởng, công trình ngầm, công trình nhỏ không có giá trị thu hồi hoặc giá trị thu hồi không đủ bù đắp chi phí đập bỏ, tháo dỡ hoặc khó khăn trong việc thanh lý, nhượng bán, thì trong từng trường hợp cụ thể, Công ty mua, bán nợ ký hợp đồng với doanh nghiệp để xử lý và giám sát thực hiện. Nếu có phát sinh chênh lệch (sau khi đã trừ chi phí) lớn hơn thì nộp về Công ty mua bán nợ, thấp hơn thì Công ty mua bán nợ phải chi trả cho doanh nghiệp.
c. Đối với tài sản, công nợ không đủ hồ sơ, chứng từ trong khi bàn giao cần ghi cụ thể nguyên nhân, trách nhiệm. Nếu các tài sản, công nợ này không có khả năng nhượng bán, thu hồi thì xử lý theo điểm a trên đây.
3. Xử lý tài sản thiếu hụt trong quá trình bàn giao:
Trong quá trình bàn giao tài sản từ doanh nghiệp sang Công ty mua, bán nợ, nếu phát hiện thiếu hụt (do doanh nghiệp đã bán hoặc mất mát trong thời gian doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý tài sản) thì Công ty mua, bán nợ và doanh nghiệp có trách nhiệm lập biên bản, xác định nguyên nhân, giá trị tài sản thiếu hụt để làm căn cứ xác định mức bồi thường.
- Đối với trường hợp tài sản doanh nghiệp đã bán, doanh nghiệp có trách nhiệm quyết toán và nộp về Công ty mua, bán nợ số tiền thu được từ bán thanh lý tài sản sau khi đã trừ chi phí cho hoạt động bán. Công ty mua bán nợ có trách nhiệm tổng hợp trong hoạt động tiếp nhận, xử lý tài sản và nợ trong kỳ, báo cáo Bộ Tài chính theo quy định hiện hành.
- Đối với tài sản mất mát, Công ty mua, bán nợ báo cáo đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp, Bộ Tài chính để có hướng xử lý.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp có văn bản gửi Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2013 tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 2140/TTCP-V.I năm 2014 chỉ đạo thực hiện thanh tra chuyên đề diện rộng về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 3Công văn 3397/TCHQ-TXNK năm 2019 về xử lý thu hồi nợ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 2694/TCT-KTNB năm 2023 thực hiện kiến nghị sau giám sát của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công tác thu hồi tài sản do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Công văn 2219/BTP-TCTHADS năm 2023 thực hiện kiến nghị sau giám giát của Ban Thường trực Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam về công tác thu hồi tài sản do Bộ Tư pháp ban hành
- 1Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần
- 2Thông tư 126/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ Tài chính ban hành
- 3Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2013 tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 2140/TTCP-V.I năm 2014 chỉ đạo thực hiện thanh tra chuyên đề diện rộng về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 5Công văn 3397/TCHQ-TXNK năm 2019 về xử lý thu hồi nợ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 2694/TCT-KTNB năm 2023 thực hiện kiến nghị sau giám sát của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công tác thu hồi tài sản do Tổng cục Thuế ban hành
- 7Công văn 2219/BTP-TCTHADS năm 2023 thực hiện kiến nghị sau giám giát của Ban Thường trực Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam về công tác thu hồi tài sản do Bộ Tư pháp ban hành
Công văn số 14735/BTC-TCDN của Bộ Tài chính về việc xử lý một số vướng mắc trong công tác thu hồi nợ và tài sản tồn đọng
- Số hiệu: 14735/BTC-TCDN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 21/11/2005
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Lê Thị Băng Tâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/11/2005
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực