Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 131/TCHQ-KTTT | Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2006 |
Kính gửi: Cục hải quan các tỉnh, thành phố
Tổng Cục Hải quan nhận được báo cáo của một số Cục Hải quan địa phương phản ánh vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 146/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Nghị định số 155/2005/QĐ-CP ngày 15/12/2005, Thông tư số 113/2005/TTg-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Để xử lý các vấn đề trên được thống nhất, đúng quy định, Tổng Cục Hải quan đã tổng hợp câu hỏi của các đơn vị và có ý kiến trả lời từng vấn đề (kèm theo), đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nghiên cứu kỹ chính sách, thực hiện đúng quy định. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phản ánh kịp thời về Tổng Cục để được hướng dẫn cụ thể./.
| KT. TỔNGCỤC TRƯỞNG |
Bảng tổng hợp câu hỏi và ý kiến trả lời của tổng cục hải quan
(Kèm theo công văn số 131/TCHQ-KTTT ngày 10 tháng 01 năm 2006)
STT | Nội dung câu hỏi | Trả lời |
1 | Ngày 15/9/2005, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 64/2005/QĐ-BTC về việc quy định chế độ thu nộp phí, lệ phí. Tuy nhiên, Quyết định này được ban hành trên cơ sở Nghị định 101/2001/NĐ-CP nay được thay thế bằng Nghị định 154/2005/NĐ-CP. Vậy Quyết định trên có hiệu lực hay không? | Trong thời gian chưa có ý kiến khác, Quyết định trên vẫn có hiệu lực thi hành. Yêu cầu Cục Hải quan địa phương thực hiện đúng quy định. |
2 | Hàng hoá nhập khẩu không có hợp đồng mua bán (hàng phi mậu dịch) nhưng phục vụ cho an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo, có áp dụng thời hạn nộp thuế 30 ngày không? | Theo hướng dẫn tại Thông tư số 113/2005/TT-BTC , thì hàng nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hoá (không phân biệt đối tượng nộp thuế kê khai phục vụ hay không phục vụ cho an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo), phải nộp xong thuế trước khi nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam. |
3 | Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là quà biếu, quà tặng cho cá nhân có trị giá 1 triệu đồng trở xuống hoặc có trị giá trên 1 triệu đồng nhưng tổng số thuế phải nộp dưới 50.000đ, có phải làm thủ tục xét miễn thuế không? | Không phải làm thủ tục xét miễn thuế (Thông tư 113/2005/TT-BTC đã quy định rõ). Cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục, căn cứ hồ sơ Hải quan của đối tượng nộp thuế, nếu thuộc đối tượng thì miễn thuế và ghi vào tờ khai hải quan hàng hoá đã được miễn thuế theo quy định tại điểm 4.2, mục II, phần D Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính. |
4 | Thẩm quyền miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế trong trường hợp Thông tư 113/2005/TT-BTC giao cho Cục Hải quan. | Nếu Thông tư số 113/2005/TT-BTC giao thẩm quyền miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế là Cục Hải quan, thì cơ quan giải giải quyết là cấp Cục. Tuy nhiên, để phù hợp với tính chất công việc và điều kiện địa lý, Cục Hải quan có thể uỷ quyền cho Chi cục Hải quan giải quyết miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế. Việc uỷ quyền này phải được thực hiện bằng văn bản và chỉ được uỷ quyền một cấp. |
5 | Trường hợp doanh nghiệp đã xuất khẩu sản phẩm trong hạn nhưng do chưa có chứng từ thanh toán (thanh toán sau) dẫn đến không thanh khoản được có được xem xét là nợ thuế quá hạn không? | Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm trong hạn, doanh nghiệp đã nộp hồ sơ thanh khoản. Căn cứ vào số lượng nhập khẩu, định mức số lượng sản phẩm xuất khẩu cơ quan Hải quan đã xác định số thuế nhập khẩu không thu, số thuế nhập khẩu còn phải thu nhưng chưa ra được quyết định không thu do chưa có chứng từ thanh toán (chưa đến thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng), đồng thời doanh nghiệp đã nộp đầy đủ thuế nhập khẩu cho số nguyên liệu chưa xuất khẩu (nếu có) thì được coi là không có nợ thuế quá hạn và được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại Thông tư 113/2005/TT-BTC . |
6 | Trường hợp doanh nghiệp đã xuất khẩu sản phẩm trong hạn nhưng còn nợ tiền phạt chậm nộp phát sinh từ năm 2000 (đang làm thủ tục xoá nợ) dẫn đến không thanh khoản được có xem xét là có nợ phạt quá hạn không? | Trường hợp doanh nghiệp nợ tiền phạt chậm nộp phát sinh từ năm 2000, doanh nghiệp thuộc đối tượng đượcxem xét xoá nợ thuế theo quy định, cơ quan Hải quan đang làm thủ tục xoá nợ và chỉ nợ khoản phạt này thì cho doanh nghiệp được áp dụng thời hạn nộp thuế (không coi là nợ thuế quá hạn) theo quy định của Thông tư 113/2005/TT-BTC . |
- 1Công văn số 1578/TCHQ-GSQL của Tổng Cục Hải quan về việc giải quyết các vướng mắc về thủ tục hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- 2Công văn 10717/BCT-XNK năm 2013 vướng mắc khi thực hiện Thông tư 128/2013/TT-BTC do Bộ Công thương ban hành
- 3Công văn 7523/TCHQ-GSQL năm 2013 xử lý vướng mắc liên quan lô hàng thép nhập khẩu của Công ty TNHH Việt Á do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 6840/TCHQ-TXNK năm 2015 về hướng dẫn chính sách thuế xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Nghị định 155/2005/NĐ-CP về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- 2Thông tư 113/2005/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn số 1578/TCHQ-GSQL của Tổng Cục Hải quan về việc giải quyết các vướng mắc về thủ tục hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- 4Công văn 10717/BCT-XNK năm 2013 vướng mắc khi thực hiện Thông tư 128/2013/TT-BTC do Bộ Công thương ban hành
- 5Công văn 7523/TCHQ-GSQL năm 2013 xử lý vướng mắc liên quan lô hàng thép nhập khẩu của Công ty TNHH Việt Á do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 6840/TCHQ-TXNK năm 2015 về hướng dẫn chính sách thuế xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn số 131/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan về việc xử lý vướng mắc khi thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu từ 1/1/2006
- Số hiệu: 131/TCHQ-KTTT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 10/01/2006
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Đặng Thị Bình An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra