Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1304/TCT-PCCS | Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2007 |
Kính gửi: | Báo Pháp luật TP. HCM |
Trả lời công văn số 50/PC-BPL-PCTQC ngày 07/3/2007 của Báo Pháp luật TP. HCM về thủ tục khấu trừ thuế GTGT khi hóa đơn ghi sai; Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại điểm 1.3, mục III, phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT hướng dẫn: "Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp: hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT); không ghi hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán; hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không bán hàng hóa, dịch vụ); hóa đơn ghi giá trị cao hơn giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ".
Tại điểm 1, mục VI, phần B, Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng quản lý hóa đơn có quy định:
"1.11- Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ:
Tổ chức, cá nhân khi mua, trao đổi hàng hóa, dịch vụ có quyền và trách nhiệm yêu cầu người bán hàng lập, giao liên 2 hóa đơn để sử dụng theo nhu cầu thực tế của người mua hàng.
Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh kê khai nộp thuế… người mua hàng phải nhận hóa đơn và kiểm tra nội dung ghi trên hóa đơn, ký, ghi rõ họ, tên người mua hàng, từ chối không nhận hóa đơn ghi sai các chỉ tiêu, ghi chênh lệch giá trị với thực tế số tiền thanh toán.
Riêng đối với việc mua hàng không trực tiếp như: Mua hàng qua điện thoại, Fax thì bên mua hàng không phải ký trên hóa đơn nhưng ghi rõ là hàng mua qua điện thoại, Fax…".
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp hóa đơn GTGT ghi sai nhiều chỉ tiêu như: tên người mua hàng, địa chỉ, mã số thuế và không có chữ ký của cả hai bên mua và bán, không đóng dấu của người bán góc trên, bên trái trên hóa đơn thì không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Để được khấu trừ thuế GTGT theo đúng quy định thì bên mua phải liên hệ với bên bán để lập lại hóa đơn mới làm chứng từ hợp pháp để khấu trừ thuế GTGT đầu vào, hoàn thuế GTGT, tính chi phí hợp lý theo quy định.
Cách lập hóa đơn mới đối với trường hợp hóa đơn đã được xé rời khỏi quyển, sau đó phát hiện sai phải hủy bỏ được hướng dẫn tại điểm 1.10, mục VI, phần B, Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn.
Tổng cục Thuế trả lời Báo Pháp luật TP. HCM được biết để thông báo cho bạn đọc./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn số 2413 TCT/NV1 ngày 21/06/2002 của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế về việc hoá đơn GTGT
- 2Thông tư 120/2002/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 89/2002/NĐ-CP về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn do Bộ Tài Chính ban hành
- 3Thông tư 120/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 158/2003/NĐ-CP thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 581/TCT-DNL năm 2019 về chính sách thuế giá trị gia tăng khi góp vốn đầu tư do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn số 1304/TCT-PCCS của Tổng cục thuế về hóa đơn GTGT
- Số hiệu: 1304/TCT-PCCS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 05/04/2007
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Phạm Duy Khương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra