- 1Thông tư 181/2005/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Nghị định 32/2005/NĐ-CP về quy chế cửa khẩu biên giới đất liền do Bộ Quốc phòng ban hành
- 2Nghị định 12/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
- 3Quyết định 254/2006/QĐ-TTg về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 32/2005/NĐ-CP về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1244/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2007 |
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh biên giới Đường bộ.
Tổng cục Hải quan nhận được báo cáo của một số Cục Hải quan tỉnh biên giới đường bộ xin ý kiến chỉ đạo về việc làm thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới, đặc biệt là đường mòn (lối mở). Căn cứ Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14/03/2005 của Chính phủ về qui chế cửa khẩu biên giới đất liền và Thông tư số 181/2005/TT-BQP ngày 17/11/2005 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định 32/2005/NĐ-CP; Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới, Tổng cục Hải quan tạm thời hướng dẫn thực hiện như sau:
1) Chấn chỉnh việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa qua cửa khẩu biên giới đường bộ:
1.1- Những nơi đã có văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định là cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ thì hàng hóa đảm bảo quy định tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP được phép qua lại theo quy định tại Điều 3 Nghị định 32/2005/NĐ-CP, Quyết định 254/2005/QĐ-TTg; Thông tư 181/2005/TT-BQP dẫn trên và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền liên quan.
Yêu cầu các đơn vị Hải quan ở biên giới phải nghiên cứu kỹ các quy định cụ thể đối với từng loại cửa khẩu này để thực hiện đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
1.2 – Riêng đường mòn (có nơi gọi là lối mở) biên giới theo quy định tại Quyết định số 254/2005/QĐ-CP thì chỉ hàng hóa của cư dân biên giới mới được phép qua lại. Nơi có tổ chức Hải quan quản lý đường mòn thì Hải quan làm thủ tục. Nơi không có tổ chức Hải quan quản lý đường mòn thì Bộ đội biên phòng quản lý đường mòn thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điều 36 của Luật Hải quan.
Yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh biên giới chỉ đạo các Chi cục Hải quan được giao quản lý hải quan đối với các đường mòn biên giới chỉ làm thủ tục hải quan đối với hàng cư dân biên giới theo đúng quy định tại Quyết định 254/2005/QĐ-TTg; không được phép làm thủ tục hải quan đối với các loại hàng hóa không phải là hàng cư dân biên giới qua lại đường mòn.
1.3 – Sau khi rà soát, đối chiếu các quy định dẫn trên với thực tế làm thụ tục hải quan đối với từng loại cửa khẩu, nhất là cửa khẩu phụ và đường mòn, nếu thấy không đúng thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh ra văn bản đình chỉ ngay việc làm thủ tục hải quan trái quy định đó và có báo cáo Tổng cục Hải quan, đồng gửi UBND tỉnh sở tại.
2) Riêng việc trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu phụ và các đường mòn biên giới, yêu cầu Lãnh đạo Cục Hải quan các tỉnh biên giới đường bộ tiến hành ngay việc rà soát, kiểm tra, báo cáo đầy đủ, trung thực với Lãnh đạo Tổng cục Hải quan về hoạt động trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu phụ và đường mòn trên địa bàn quản lý vừa qua và đề xuất biện pháp chấn chỉnh, với các nội dung chủ yếu sau đây:
2.1- Đối chiếu với công văn số 351/BBG-VP ngày 16/10/2006 của Ban Biên giới – Bộ Ngoại giao về cung cấp danh mục cửa khẩu và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền, thống kê đầy đủ các đường mòn trong địa bàn hoạt động hải quan/ngoài địa bàn hoạt động hải quan thuộc tỉnh biên giới sở tại có hoạt động trao đổi hàng hóa qua biên giới.
2.2- Thống kê loại hàng hóa chủ yếu thường trao đổi qua lại cửa khẩu phụ, đường mòn biên giới và cách thức làm thủ tục hải quan, chủ yếu từ tháng 01 năm 2005 đến tháng 2 năm 2007 theo mẫu “Biểu rà soát hàng hóa qua đường mòn biên giới” (Phụ lục kèm theo).
2.3- Đối chiếu với quy định về hàng hóa được trao đổi qua biên giới tại Điều 7 và Điều 9 Quyết định 254/2005/QĐ-TTg và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, chỉ rõ việc làm thủ tục hải quan có gì đúng, sai, nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục.
Tổng cục cung cấp danh sách (kèm theo) một số đường mòn để các đơn vị tham khảo, kiểm tra, xác định cụ thể và có báo cáo theo yêu cầu rà soát kể trên.
Nhận được công văn này, yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh biên giới đường bộ thực hiện và báo cáo kết quả về Tổng cục (qua Vụ Giám sát Quản lý) trước ngày 15/03/2007./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
BIỂU RÀ SOÁT HÀNG HÓA QUA CỬA KHẨU PHỤ BIÊN GIỚI
(Kèm theo công văn số 1244/TCHQ-GSQL ngày 27 tháng 02 năm 2007)
STT | Tên cửa khẩu phụ | Hàng hóa XK | Hàng hóa NK | Đơn vị làm thủ tục XNK | Biện pháp khắc phục | ||
Loại hình | Mặt hàng | Loại hình | Mặt hàng | ||||
-1- | -2- | -3- | -4- | -5- | -6- | -7- | -8- |
| I- Cửa khẩu phụ đã có quy định địa bàn hoặc trong Địa bàn hoạt động hải quan |
| |||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| II- Cửa khẩu phụ chưa có quy định địa bàn hoặc nằm ngoài Địa bàn hoạt động hải quan |
| |||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lưu ý: Cột 7:
- Nếu cửa khẩu phụ do Hải quan làm thủ tục thì ghi rõ tên đơn vị Hải quan, còn nếu do Bộ đội Biên phòng kiểm tra, giám sát thì ghi rõ tên Đồn, Trạm Biên phòng vào dòng tương ứng.
- Nếu cửa khẩu phụ có chợ biên giới thì cùng dòng tương ứng nói trên có mở ngoặc đơn (…) ghi rõ tên chợ./.
PHỤ LỤC
BIỂU RÀ SOÁT HÀNG HÓA QUA ĐƯỜNG MÒN BIÊN GIỚI
(Kèm theo công văn số 1244/TCHQ-GSQL ngày 27 tháng 02 năm 2007)
STT | Tên đường mòn | Hàng hóa XK | Hàng hóa NK | Đơn vị làm thủ tục XNK | Biện pháp khắc phục | ||
Loại hình | Mặt hàng | Loại hình | Mặt hàng | ||||
-1- | -2- | -3- | -4- | -5- | -6- | -7- | -8- |
| I- Đường mòn đã có quy định địa bàn hoặc trong Địa bàn hoạt động hải quan |
| |||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| II- Đường mòn chưa có quy định địa bàn hoặc nằm ngoài Địa bàn hoạt động hải quan |
| |||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lưu ý: Cột 7:
- Nếu lối mở do Hải quan làm thủ tục thì ghi rõ tên đơn vị Hải quan, còn nếu do Bộ đội Biên phòng kiểm tra, giám sát thì ghi rõ tên Đồn, Trạm Biên phòng vào dòng tương ứng.
- Nếu lối mở có chợ biên giới thì cùng dòng tương ứng nói trên có mở ngoặc đơn (…) ghi rõ tên chợ./.
DANH SÁCH
CỬA KHẨU PHỤ, ĐƯỜNG MÒN (LỐI MỞ) CÁC TỈNH BIÊN GIỚI ĐƯỜNG BỘ
(Kèm theo công văn số 1244/TCHQ-GSQL ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Tổng cục Hải quan)
Ngoài các cửa khẩu phụ Ban Biên giới – Bộ Ngoại giao thống kê và cung cấp trong danh mục tại công văn số 351/BBG-VP ngày 16/10/2006, theo thông báo tại công văn số 451/Bg-PCTH ngày 12/6/2001 của Ban Biên giới Chính phủ và Quyết định của UBND tỉnh biên giới còn có các cửa khẩu phụ, đường mòn, cặp chợ sau:
I. Cửa khẩu phụ:
1- Bí Hà (Cao Bằng) – trong công văn 351/BBG-VP có tên là Hạ Lang;
2- Bắc Đai (An Giang) – trong công văn 351/BBG-VP có tên là Vĩnh Ngươn.
II – Đường mòn (lối mở), cặp chợ:
1)Tỉnh Quảng Ninh
1- Bắc Phong Sinh;
2- Vạn Gia (Đường biển – Quảng Ninh);
3- Ka Long;
4- Lục Lầm;
5- Đồng Văn;
6- Pò Hèn;
2) Tỉnh Lạng Sơn
1- Tân Thanh;
2- Cốc Nam;
3- Nà Nưa;
4- Na Hình;
5- Pò Nhùng;
6- Co Sâu;
7- Bản Chắt;
3) Tỉnh Lào Cai
1- Bản Vược (thuộc huyện Bát Xát);
2- Quang Kim (thuộc huyện Bát Xát);
3- Km6 Na Mo (Bàn Quấn);
4- Lục Cẩu – Đông Tuyền – TX Lào Cai (nay là Khu TM Kim Thành);
5- Y Tý;
6- Pha Long;
7- Xi Ma Cai
8- A Mú Sung.
4) Tỉnh Cao Bằng.
1- Nà Lạn;
2- Đàm Thủy;
3- Kéo Yên;
4- Bó Gai
5- Nậm Quét;
6- Cốc Pàng;
7- Tổng Cọt.
5) Tỉnh Hà Giang
1- Bản Máy;
2- Nghĩa Thuận;
3- Má Lé;
4- Bạch Đích;
5- Lũng Tàn.
6) Tỉnh Lai Châu.
1- Pô Tô;
2- Lùng Than;
3- Sì Lờ Thầu;
4- Pắc Ma;
5- A Pa Chải.
7) Tỉnh Sơn La.
1- Pa Háng;
8) Tỉnh Kon Tum
1- Đăk BLô.
9) Tỉnh Tây Ninh.
1- Tống Lê Chân;
2- Cây Gỗ
3- Tân Phú;
4- Vàm Tràng Châu;
5- Tà Nông;
6- Long Phước;
7- Long Thuận;
8- Phước Chi;
9- Vạc Sa;
10- Lò Gò (xã Phước Vinh);
11- Ba Chàm (xã Biên Giới).
10) Tỉnh Long An.
1- Vàm Đồn;
2- Long Khốt (xã Thái Bình Trung).
11) Tỉnh Đồng Tháp.
1- Sở Thượng
Tổng cộng: 51 đường mòn (lối mở), cặp chợ.
Ngoài các cửa khẩu phụ và đường mòn (lối mở) liệt kê trên đây, đề nghị các Cục Hải quan các tỉnh biên giới liên hệ với các cơ quan chức năng của tỉnh để rà soát, bổ sung thêm (nếu thiếu) và điều chỉnh sai sót (nếu có) về cấp độ, tên gọi đường mòn (lối mở)./.
- 1Luật Hải quan sửa đổi 2005
- 2Thông tư 181/2005/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Nghị định 32/2005/NĐ-CP về quy chế cửa khẩu biên giới đất liền do Bộ Quốc phòng ban hành
- 3Nghị định 12/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
- 4Quyết định 254/2006/QĐ-TTg về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật Hải quan 2001
- 6Nghị định 32/2005/NĐ-CP về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền
Công văn số 1244/TCHQ-GSQL về việc thủ tục hải quan đối với hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 1244/TCHQ-GSQL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 27/02/2007
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Đặng Hạnh Thu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/02/2007
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực