Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1131/LĐTBXH-LĐTL | Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2009 |
Kính gửi: :Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7
(168 Phan Văn Trị, phường 5, Gò Vấp, tp Hồ Chí Minh)
Trả lời công văn số 004/2009/CV của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 về việc ghi tại trích yếu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 42 của Bộ luật Lao động quy định khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội và khoản 1, Điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 thì thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động.
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì, từ ngày 01/01/2009 trở đi, người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp theo hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên, sau khi trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, thời gian còn lại tính hưởng trợ cấp thôi việc mà dưới 12 tháng thì được làm tròn theo quy định tại khoản 5, Điều 14, Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 để tính hưởng trợ cấp thôi việc, cụ thể:
- Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được làm tròn thành 1/2 năm;
- Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng được làm tròn thành một năm.
Ví dụ, Bà A làm việc cho Công ty B từ ngày 01/02/2008 đến ngày 01/02/2009 thì chấm dứt hợp đồng lao động. Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 01/02/2009 bà A tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, bà A có thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc là 11 tháng (12 tháng làm việc - 01 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp), được làm tròn thành một năm để tính trợ cấp thôi việc theo quy định.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để công ty biết và thực hiện./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 2735/LĐTBXH-BHXH năm 2013 hưởng trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thai sản khi sinh con do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Công văn 2786/BHXH-CSXH năm 2013 rà soát, kiểm tra trước khi chi trả trợ cấp thất nghiệp một lần do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 3Công văn 3087/BHXH-TCKT năm 2015 về hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 4Công văn 515/CVL-BHTN năm 2015 về hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp do Cục Việc làm ban hành
- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Bộ luật Lao động 1994
- 3Nghị định 44/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ Luật lao động về hợp đồng lao động
- 4Nghị định 127/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp
- 5Công văn 2735/LĐTBXH-BHXH năm 2013 hưởng trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thai sản khi sinh con do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Công văn 2786/BHXH-CSXH năm 2013 rà soát, kiểm tra trước khi chi trả trợ cấp thất nghiệp một lần do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 7Công văn 3087/BHXH-TCKT năm 2015 về hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 8Công văn 515/CVL-BHTN năm 2015 về hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp do Cục Việc làm ban hành
Công văn số 1131/LĐTBXH-LĐTL về việc tính trợ cấp thôi việc khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 1131/LĐTBXH-LĐTL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 13/04/2009
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Phạm Minh Huân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/04/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra