Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1019/LĐTBXH-LĐVL | Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2004 |
Kính gửi: Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn
Trả lời công văn số 60/CV-TCT-TC ngày 16 tháng 02 năm 2004 của quý Tổng Công ty về việc ghi tại trích yếu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động, thì Giám đốc, phó giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của quý Tổng công ty không được cơ quan Nhà nước quyết định bổ nhiệm phải thực hiện ký kết hợp đồng lao động. Lương và phụ cấp lương của các chức danh này thực hiện theo Thông tư liên tịch số 23/1997/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 30 tháng 12 năm 1997 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn xếp lương đối với viên chức quản lý và viên chức lãnh đạo doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định số 90/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 17/1998/TTLT - BLĐTBXH-BTC ngày 31 tháng 12 năm 1998 hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp.
2. Theo quy định tại Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước, thì Nhà nước không quy định thời gian nâng bậc lương đối với công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh. Việc nâng bậc lương hàng năm đối với công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh phải gắn với việc nâng bậc kỹ thuật. Đồng thời người lao động phải thông qua thi nâng bậc do doanh nghiệp tổ chức, thi đạt bậc kỹ thuật nào thì xếp lương vào bậc đó.
3. Theo quy định tại Điểm e Mục 1 phần VI của Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH nêu trên, đối với người lao động trong thời gian giữ bậc nếu bị xử lý kỷ luật lao động theo Điểm b Khoản 1 Điều 84 của Bộ luật Lao động, thì kéo dài thời hạn xét nâng bậc lương không quá 6 tháng. Như vậy, thì người lao động bị xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức khiển trách không bị kéo dài thời gian nâng bậc lương.
| TL. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
- 1Thông tư liên tịch 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động, thương binh và xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 2Bộ luật Lao động 1994
- 3Thông tư liên tịch 23/1997/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn xếp lương đối với viên chức quản lý và viên chức lãnh đạo doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định 90/TTg do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 114/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật lao động về tiền lương
- 5Nghị định 44/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ Luật lao động về hợp đồng lao động
- 6Thông tư 12/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 114/2002/NĐ-CP về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Công văn 1471/LĐTBXH-LDTL năm 2015 về ký kết hợp đồng lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Công văn số 1019/LĐTBXH-LĐVL ngày 05/04/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ký kết hợp đồng lao động và nâng bậc lương
- Số hiệu: 1019/LĐTBXH-LĐVL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 05/04/2004
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Đại Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra