TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 208/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 22 tháng 1 năm 1996 |
Kính gửi: Hải quan các tỉnh, thành phố
Thi hành Nghị định 89/CP ngày 15/12/1995 của Chính phủ về việc bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xuất, nhập khẩu từng chuyến, liên ngành Thương mại - Hải quan đã ban hành Thông tư liên Bộ số 01-TM/TCHQ ngày 20 tháng 1 năm 1996.
Những nội dung đã rõ tại Thông tư liên Bộ nói trên, Hải quan và tất cả các tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ thi hành nghiêm chỉnh. Văn bản này hướng dẫn thêm một số vấn đề về thủ tục hải quan và làm rõ thêm một số vấn đề của hai văn bản dẫn trên:
1. Thông tư liên Bộ Thương mại - Hải quan giải thích cụ thể một số nội dung của Điều 2 và Điều 3 Nghị định 89/CP. Tuy nhiên, phải hiểu là: Tất cả hàng hoá xuất, nhập khẩu thuộc các danh mục nêu ở Điều 2 và 3 Nghị định 89/CP đều phải có văn bản cho phép của Bộ Thương mại và/hoặc của Bộ, ngành liên quan.
2. Đối với các trường hợp bỏ giấy phép xuất, nhập khẩu chuyến và không thuộc diện phải có văn bản cho phép của Bộ Thương mại hoặc Bộ, ngành chức năng khác như quy định tại Nghị định 89/CP thì lần đầu đến làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hoá, doanh nghiệp phải nộp cho Hải quan một bản sao có công chứng giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu (loại 7 chữ số) do Bộ Thương mại cấp. Những lần sau đó, chủ hàng chỉ cần xuất trình giấy phép này, ngoài ra chủ hàng không phải nộp bất kỳ một giấy phép nào khác. Riêng đối với hàng trả nợ nước ngoài thì doanh nghiệp phải nộp bản sao công chứng thông báo trúng thầu của Bộ Tài chính hoặc thông báo chỉ tiêu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Thương mại hoặc Bộ, ngành chức năng cấp văn bản cho phép xuất, nhập khẩu hàng thuộc các danh mục nêu ở Điều 2 và Điều 3 Nghị định 89/CP nhưng doanh nghiệp không trực tiếp xuất, nhập khẩu mà uỷ thác cho doanh nghiệp khác thì trong bộ hồ sơ làm thủ tục Hải quan nộp bản chính hoặc bản sao công chứng hợp đồng uỷ thác đó.
4. Để thuận tiện cho việc theo dõi hàng hoá xuất, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan và giải quyết trường hợp cùng một lúc doanh nghiệp có hàng hoá xuất, nhập khẩu ở nhiều cửa khẩu khác nhau mà không thể xuất trình bản chính văn bản cho phép xuất, nhập khẩu, Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo đây mẫu phiếu theo dõi hàng hoá xuất, nhập khẩu (phụ lục 1) và mẫu đơn xin trích hàng hoá xuất, nhập khẩu (phụ lục 2). Việc sử dụng các mẫu này như sau:
4.1. Phiếu theo dõi hàng hoá xuất, nhập khẩu:
- Phiếu theo dõi này được áp dụng cho các loại hàng hoá xuất nhập khẩu cần phải có văn bản cho phép của Bộ Thương mại hoặc của các bộ, ngành chức năng khi lượng hàng hoá ghi trong một văn bản cho phép làm thủ tục xuất, nhập khẩu nhiều lần và tại nhiều cửa khẩu khác nhau. - Mỗi văn bản cho phép xuất, nhập khẩu được kèm theo một phiếu theo dõi.
- Phiếu theo dõi do Hải quan cấp tỉnh nơi làm thủ tục xuất, nhập khẩu đầu tiên cấp. Khi cấp phiếu theo dõi cho chủ hàng, cán bộ Hải quan làm thủ tục cấp phiếu phải ghi "đã cấp phiếu theo dõi" vào bản chính văn bản cho phép xuất, nhập khẩu ghi rõ ngày, tháng cấp và ký tên, đóng dấu (dấu đăng ký tờ khai).
- Doanh nghiệp trực tiếp mang bản chính văn bản cho phép xuất, nhập khẩu kèm theo phiếu theo dõi đến từng nơi làm thủ tục Hải quan để hải quan ghi lượng hàng hoặc trị giá hàng xuất, nhập khẩu từng đợt vào phiếu theo dõi và trừ lùi. Cán bộ hải quan đăng ký tờ khai phải trực tiếp ghi và trừ lùi vào phiếu theo dõi, nếu không ghi thì hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc đó.
- Hết hạn văn bản cho phép xuất, nhập khẩu hoặc hết lượng hàng hoá xuất, nhập khẩu ghi trên văn bản cho phép, Hải quan nơi làm thủ tục lần cuối cùng tổng hợp lượng hàng mà doanh nghiệp đã xuất, nhập khẩu, thanh khoản văn bản cho phép xuất nhập khẩu và phiếu theo dõi, trả lại cho chủ hàng; phô tô phiếu theo dõi đã thanh khoản gửi Tổng cục Hải quan để tổng hợp.
4.2. Đơn xin trích hàng hoá xuất nhập khẩu:
- Đơn này chỉ được sử dụng khi cùng một lúc doanh nghiệp làm thủ tục xuất hoặc nhập khẩu tại nhiều cửa khẩu khác nhau mà không thể đồng thời xuất trình bản chính văn bản cho phép xuất, nhập khẩu được.
- Doanh nghiệp mang bản chính văn bản cho phép xuất nhập khẩu đến Hải quan tỉnh, thành phố thuộc địa bàn của doanh nghiệp để xin cấp phiếu theo dõi và trừ lùi, đồng thời Hải quan tỉnh, thành phố này sẽ xác nhận vào đơn xin trích hàng hoá xuất nhập khẩu. Việc cấp phiếu theo dõi và ghi trừ lùi như quy định tại điểm 4.1 trên đây.
- Đơn xin trích hàng hoá XNK được lập thành 2 bản: 1 bản lưu tại Hải quan tỉnh, thành phố nơi xác nhận vào đơn; 1 bản giao lại cho chủ hàng. Hải quan phải mở sổ theo dõi và lưu đầy đủ các phiếu trích này.
- Sau khi làm xong thủ tục Hải quan cho lô hàng theo đơn xin trích hàng hoá xuất, nhập khẩu, nếu lượng hàng ghi trong tờ khai của lô hàng không phù hợp với lượng hàng ghi trong đơn xin trích thì Hải quan nơi làm thủ tục cho lô hàng xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ hàng, đồng thời fax cho Hải quan nơi xác nhận vào đơn xin trích hàng xuất, nhập khẩu biết lượng hàng, loại hàng, trị giá... theo như khai báo trên tờ khai. Doanh nghiệp phải đưa bản chính văn bản cho phép xuất, nhập khẩu đến Hải quan nơi xin trích để điều chỉnh lại lượng hàng đã ghi trong phiếu trích.
Các số liệu ghi trong phiếu theo dõi và đơn xin trích hàng hoá xuất, nhập khẩu, chủ hàng không được tự tẩy xoá, sửa chữa thêm bớt. Nếu vì lý do gì mà Hải quan phải sửa chữa thì phải đóng dấu xác nhận.
Việc cấp phiếu theo dõi và xác nhận đơn xin trích hàng hoá là các biên pháp quản lý của Hải quan. Nhưng không vì thế mà gây phiền hà cho các doanh nghiệp, đó là mục tiêu của cải cách hành chính, các đồng chí Cục trưởng và lãnh đạo Cục Hải quan các địa phương phải trực tiếp theo dõi và chỉ đạo thật sát sao; những việc thuộc trách nhiệm của Hải quan thì phải làm thật khẩn trương, đảm bảo thực hiện tốt Nghị định 89 của Chính phủ.
Nhận được công văn này đề nghị hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn cho các doanh nghiệp liên quan biết và thực hiện.
| Bùi Duy Bảo (Đã ký) |
PHỤ LỤC 1
Phiếu theo dõi hàng hoá xuất nhập khẩu
Kèm theo văn bản cho phép số.... ngày... tháng... năm... của Bộ........ có giá trị đến ngày.... tháng.... năm.....
Đơn vị xuất nhập khẩu:
Đăng ký tại Hải quan:
Số tờ | Tên hàng | Số hàng làm thủ tục | Số hàng còn lại | Hải quan nơi làm thủ tục | |||
khai |
| Lượng | Trị giá | Lượng | Trị giá | Cán bộ tiếp nhận tờ khai | Trưởng HQ cửa khẩu hoặc Tưởng phòng GSQL |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Cột 7: Cán bộ tiếp nhận tờ khai ký, ghi rõ họ tên đóng dấu đăng ký tờ khai.
Cột 8: Trưởng, Phó Hải quan cửa khẩu hoặc trưởng, phó phòng giám sát quản lý ký ghi rõ họ tên.
PHỤ LỤC 2
CÔNG TY.... | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐƠN XIN TRÍCH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh, thành phố...............
Từ văn bản cho phép số.......... ngày.... tháng..... năm....
Do Bộ..... cấp có giá trị đến ngày...... tháng...... năm....
Tên cơ quan được cấp giấy phép:
Cửa khẩu xin xuất/nhập:
Thời gian xin xuất/nhập:
Hàng xin xuất/nhập:
Tên hàng | Lượng hàng | Trị giá | Ghi chú |
|
|
|
|
Giám đốc
(Hoặc người được uỷ quyền ký tên, đóng dấu)
.................................................................
Ý kiến của Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký văn bản cho phép
Số:
Kính chuyển: Cục Hải quan tỉnh, thành phố.......
Đề nghị làm thủ tục cho xuất/nhập lô hàng trên đây. Lô hàng đã được Hải quan tỉnh, thành phố: ........................ trừ lùi vào Phiếu theo dõi kèm theo văn bản cho phép số .... ngày.../.../199.. của.....
Phiếu trích này có hiệu lực 07 ngày làm việc, kể từ ngày Hải quan ký.
Ngày... tháng... năm 199...
Cán bộ Hải quan Trưởng phòng GSQL
ghi phiếu theo dõi (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Công văn hướng dẫn thực hiện Nghị định 89/CP và Thông tư liên bộ về bỏ giấy phép nhập khẩu chuyến
- Số hiệu: 208/TCHQ-GSQL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 22/01/1996
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Bùi Duy Bảo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/1996
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết