Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 999/UBDT-CSDT | Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2020 |
Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai.
Ủy ban Dân tộc nhận được văn bản số 223/BDN ngày 15/06/2020 của Ban Dân nguyện về việc trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Gia Lai trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: “Đề nghị giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất ở, đất sản xuất, xem đây là giải pháp căn cơ lâu dài để giảm nghèo bền vững”. Sau khi nghiên cứu, Ủy ban Dân tộc có ý kiến như sau:
Trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi. Thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước đến sự phát triển của Đồng bào. Cụ thể các chính sách hỗ trợ đã triển khai thực hiện bao gồm: Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004, Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013, Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013, Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ... Việc thực hiện các chính sách nêu trên đã mang lại những kết quả quan trọng, giải quyết một phần những khó khăn, bức xúc về đất ở, đất sản xuất; tạo việc làm mới đối với đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi; thể hiện sự đúng đắn của việc triển khai thực hiện chính sách. Đặc biệt, chính sách đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số những năm gần đây bình quân từ 3-5%/năm (năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo 34,35%; năm 2016: 30,24%; năm 2017: 27,56%; năm 2018: 22,2%).
Tuy nhiên, do nhu cầu về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn rất lớn, trong khi quỹ đất và bố trí nguồn lực còn rất hạn chế, không kịp thời. Mặt khác, một số chính sách ban hành thiếu đồng bộ, chưa có tính đột phá mạnh mẽ..., dẫn đến chưa giải quyết được các mục tiêu về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi một cách căn cơ, bền vững.
Để khắc phục những hạn chế của các chính sách về đất ở, đất sản xuất đã triển khai thực hiện trong những năm qua. Ủy ban Dân tộc tham mưu cho Chính phủ xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trình Quốc hội và đã được phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 06 năm 2020. Trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, có 01 dự án thành phần về việc “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”. Với những mục tiêu, giải pháp cụ thể trong Dự án sẽ giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên phạm vi cả nước.
Trên đây là ý kiến trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Dân tộc xin gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai và rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai để Ủy ban Dân tộc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.
| BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Công văn 1001/UBDT-CSDT năm 2020 về trả lời kiến nghị của cử tri kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV về tiêu chí phân định các xã, thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025 do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 2Công văn 1002/UBDT-CSDT năm 2020 trả lời kiến nghị của cử tri kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV về chính sách hỗ trợ phụ cấp tháng hoặc quý cho người có uy tín theo mức lương cơ sở hiện hành để duy trì hoạt động thường xuyên do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 3Công văn 1003/UBDT-CSDT năm 2020 trả lời kiến nghị của cử tri kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV về chính sách riêng đối với người dân tộc, không phân biệt là người dân tộc ở vùng sâu, vùng xa do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 1Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 29/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 755/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2085/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 120/2020/QH14 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Quốc hội ban hành
- 6Công văn 1001/UBDT-CSDT năm 2020 về trả lời kiến nghị của cử tri kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV về tiêu chí phân định các xã, thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025 do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 7Công văn 1002/UBDT-CSDT năm 2020 trả lời kiến nghị của cử tri kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV về chính sách hỗ trợ phụ cấp tháng hoặc quý cho người có uy tín theo mức lương cơ sở hiện hành để duy trì hoạt động thường xuyên do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 8Công văn 1003/UBDT-CSDT năm 2020 trả lời kiến nghị của cử tri kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV về chính sách riêng đối với người dân tộc, không phân biệt là người dân tộc ở vùng sâu, vùng xa do Ủy ban Dân tộc ban hành
Công văn 999/UBDT-CSDT năm 2020 trả lời kiến nghị của cử tri kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV về giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất ở, đất sản xuất, để giảm nghèo bền vững do Ủy ban Dân tộc ban hành
- Số hiệu: 999/UBDT-CSDT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 12/08/2020
- Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc
- Người ký: Đỗ Văn Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/08/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra