BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 998/CN-GSN | Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2010 |
Kính gửi: | Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng Bắc bộ, Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung bộ. |
Trong thời gian qua, dịch bệnh tai xanh đã bùng phát mạnh tại các tỉnh phía Nam. Tính đến ngày 24/8/2010, toàn quốc có 26 tỉnh có dịch tai xanh, trong đó miền Bắc có 3 tỉnh Nghệ An, Cao Bằng, Lào Cai có dịch chưa qua 21 ngày. Nhận định trong thời gian tới, dịch có nguy cơ lan rộng, trong đó có khả năng lây lan ra các tỉnh phía Bắc. Để chủ động phòng chống dịch và nhanh chóng ổn định, phát triển sản xuất, Cục Chăn nuôi đề nghị các Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo một số việc sau:
1. Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh có kế hoạch bố trí kinh phí mua thuốc sát trùng; thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng toàn bộ các khu vực chăn nuôi, các khu vực có nguy cơ cao như các ổ dịch cũ, các chợ, Điểm buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm. Kiểm tra, chỉ đạo các trung tâm giống, các cơ sở sản xuất giống tại địa phương thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, đảm bảo con giống sạch bệnh trước khi đưa ra thị trường.
2. Tuyên truyền, phổ biến đến người chăn nuôi nội dung của Quyết định 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng chống dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng và tai xanh để người chăn nuôi biết, hiểu để chủ động khai báo với cơ quan công quyền khi có dịch bệnh để tiếp thu chính sách hỗ trợ của nhà nước mà không bán chạy gia súc, gia cầm ốm, bệnh làm lây lan, phát tán mầm bệnh.
3. Các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế cần lập thêm các chốt kiểm dịch, tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc lưu thông, vận chuyển gia súc, nhất là từ các tỉnh phía Nam chuyển ra khi giá lợn giống và lợn thịt tại các vùng có dịch phía Nam hạ thấp có thể được vận chuyển ra phía Bắc tiêu thụ.
4. Việc chăn nuôi tái đàn, nhất là tại các vùng có ổ dịch cũ cần hết sức thận trọng. Con giống nhập về phải rõ nguồn gốc, được kiểm dịch, xuất phát từ vùng không có dịch. Chuồng trại phải được tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng sạch sẽ trước khi đưa vào chăn nuôi.
5. Tổ chức tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho đàn lợn dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn theo tinh thần Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố kịp thời báo cáo về Cục Chăn nuôi để phối hợp giải quyết./.
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG |
- 1Quyết định 63/2005/QĐ-BNN về tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2008 về việc chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 5051/BNN-KTHT năm 2013 thực hiện Quy trình xác nhận, công bố dịch bệnh chăn nuôi tham gia thí điểm bảo hiểm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 1451/TTg-KTN năm 2012 mua vắc xin tai xanh dự phòng để hỗ trợ phòng chống dịch khẩn cấp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Công văn 998/CN-GSN về chủ động phòng chống dịch bệnh tai xanh do Cục Chăn nuôi ban hành
- Số hiệu: 998/CN-GSN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 25/08/2010
- Nơi ban hành: Cục Chăn nuôi
- Người ký: Hoàng Kim Giao
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/08/2010
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực