- 1Quyết định 2361/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật trẻ em 2016
- 3Công văn 645/LĐTBXH-TE hướng dẫn công tác trẻ em năm 2017 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Công văn 2325a/VPCP-KGVX năm 2017 báo chí phản ánh tình hình trẻ em bị xâm hại, gây bức xúc trong dư luận xã hội, gây lo lắng cho gia đình có trẻ em gái do Văn phòng Chính phủ ban hành
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 995/LĐTBXH-TE | Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2017 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trong thời gian vừa qua, các vụ việc xâm hại trẻ em, đặc biệt xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực trẻ em có xu hướng gia tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp, nghiêm trọng. Tại một số địa phương, việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ trẻ em, hướng dẫn, hỗ trợ cha mẹ, gia đình có trẻ em là nạn nhân bị xâm hại tình dục, bị bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng chưa được triển khai kịp thời; việc tiếp nhận, xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em chưa được ưu tiên, thậm chí kéo dài, khiến các gia đình lo lắng và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Chủ tịch nước và các Phó Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo, nhắc nhở đối với từng vụ việc và giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành có liên quan.
Thực hiện ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại thông báo số 2325a/VPCP-KGVX ngày 14/3/2017 của Văn phòng Chính phủ, để công tác bảo vệ trẻ em nói chung, việc phòng ngừa trẻ em bị xâm hại, việc xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em, đặc biệt xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực trẻ em nói riêng được hiệu quả, kịp thời, giảm tối đa các tổn thương cho trẻ em bị xâm hại, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai và phối hợp thực hiện công tác bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em tại địa phương, cụ thể:
1. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thông về bảo vệ trẻ em
1.1. Truyền thông, phổ biến các quy định về bảo vệ trẻ em trong Luật trẻ em và các văn bản pháp luật có liên quan để Luật trẻ em và các quy định được triển khai thực hiện có hiệu quả, hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2017.
1.2. Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, đặc biệt về phòng ngừa xâm hại tình dục và bạo lực đối với trẻ em cho cha, mẹ, các thành viên gia đình, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người trực tiếp làm việc với trẻ em; kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ, tự phòng ngừa xâm hại cho trẻ em.
1.3. Tăng cường truyền thông về Đường dây Tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 để mọi trẻ em, cá nhân, cơ quan, tổ chức liên hệ miễn phí khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em. Chủ động thông báo, phối hợp với Cục trẻ em và Đường dây trong việc tư vấn, can thiệp, hỗ trợ trẻ em bị xâm hại. Thiết lập đầu mối tiếp nhận thông tin, thông báo, tố giác; xác lập cơ chế phối hợp phòng ngừa, xử lý vụ việc xâm hại trẻ em tại địa phương.
2. Công tác tổ chức bộ máy, bố trí nhân lực.
2.1. Xây dựng và thực hiện Đề án thành lập tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em theo quy định tại khoản 2 Điều 94 Luật trẻ em trên cơ sở kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban điều hành và Nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, huyện, xã.
2.2. Xây dựng và thực hiện Đề án bố trí, nâng cao năng lực, ổn định đội ngũ người làm công tác bảo vệ trẻ em ở địa phương, đặc biệt ở cấp xã, theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 90 Luật trẻ em để đến năm 2020 tất cả các xã, phường, thị trấn đều có ít nhất một người làm công tác bảo vệ trẻ em.
3. Công tác xây dựng, thực hiện kế hoạch, phân bổ ngân sách bảo vệ trẻ em.
3.1. Điều chỉnh, bổ sung chương trình, kế hoạch của địa phương; phân bổ, xác định cụ thể ngân sách địa phương hằng năm để thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 2361/QĐ-TTg ngày 22/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
3.2. Sử dụng đúng mục đích, nội dung, đối tượng nguồn ngân sách hỗ trợ của trung ương cho công tác bảo vệ trẻ em tại địa phương, đặc biệt ngân sách hỗ trợ cho các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực từ Dự án Phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu về phát triển hệ thống trợ giúp xã hội khi được phê duyệt.
3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu về trẻ em. Định kỳ rà soát, thu thập thông tin, số liệu về trẻ em bị xâm hại, bạo lực ở địa phương.
4. Củng cố dịch vụ bảo vệ trẻ em.
4.1. Rà soát, đánh giá hoạt động, quy hoạch các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em công lập và ngoài công lập theo quy định tại mục 2, chương IV Luật trẻ em.
4.2. Kiện toàn hoặc thành lập các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyên biệt: Trung tâm công tác xã hội hoặc Trung tâm công tác xã hội trẻ em cấp tỉnh hoặc cấp huyện. Phát triển các mô hình điểm tư vấn bảo vệ trẻ em tại cộng đồng, điểm tham vấn bảo vệ trẻ em trong trường học.
4.3. Khuyến khích các tổ chức xã hội, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ, đăng ký hoạt động cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ trẻ em, ưu tiên phòng ngừa, xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em.
5.1. Phân công cụ thể trách nhiệm chủ trì, trách nhiệm phối hợp phòng ngừa, xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em cho các sở, cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các cấp. Thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.
5.2. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em; xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cơ Sở giáo dục, cá nhân che giấu, không thông báo, không tố cáo vụ việc, hành vi xâm hại trẻ em.
5.3. Triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 với chủ đề “Phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em” theo Công văn số 645/LĐTBXH-TE ngày 27/02/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn công tác trẻ em năm 2017.
5.4. Đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc giải quyết, xử lý các vấn đề, vụ việc xâm hại trẻ em phức tạp, được xã hội, cộng đồng dân cư quan tâm.
5.5. Chủ động thông tin, báo cáo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành và các cơ quan có liên quan những khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo vệ trẻ em để được hướng dẫn giải quyết; kịp thời xác minh, báo cáo những vấn đề, vụ việc đột xuất, nổi cộm, phức tạp để phối hợp, hỗ trợ giải quyết./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 6636/VPCP-KGVX báo cáo tiếp thu, giải trình việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2008-2010 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2366/QĐ-BVHTTDL năm 2016 thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật Đề mục số 5 “Phòng, chống bạo lực gia đình” Chủ đề số 8 “Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới” do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông báo 599/TB-VPCP năm 2017 về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc Họp Ủy ban Quốc gia về trẻ em do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 1848/LĐTBXH-TE năm 2018 về tăng cường biện pháp bảo vệ trẻ em do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Công văn 5079/UBQGTE năm 2018 về tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện giải pháp phòng, chống bạo lực trẻ em do Ủy ban Quốc gia về trẻ em ban hành
- 7Công văn 68/TANDTC-PC năm 2019 về xét xử tội phạm xâm hại tình dục và bạo hành trẻ em do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 8Nghị quyết 713/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về danh sách Ủy viên Đoàn giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 9Công văn 07/BGDĐT-GDCTHSSV năm 2022 về chỉ đạo tăng cường các giải pháp bảo vệ trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Công văn 6636/VPCP-KGVX báo cáo tiếp thu, giải trình việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2008-2010 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2361/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật trẻ em 2016
- 4Quyết định 2366/QĐ-BVHTTDL năm 2016 thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật Đề mục số 5 “Phòng, chống bạo lực gia đình” Chủ đề số 8 “Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới” do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 5Công văn 645/LĐTBXH-TE hướng dẫn công tác trẻ em năm 2017 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Công văn 2325a/VPCP-KGVX năm 2017 báo chí phản ánh tình hình trẻ em bị xâm hại, gây bức xúc trong dư luận xã hội, gây lo lắng cho gia đình có trẻ em gái do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông báo 599/TB-VPCP năm 2017 về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc Họp Ủy ban Quốc gia về trẻ em do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 1848/LĐTBXH-TE năm 2018 về tăng cường biện pháp bảo vệ trẻ em do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 10Công văn 5079/UBQGTE năm 2018 về tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện giải pháp phòng, chống bạo lực trẻ em do Ủy ban Quốc gia về trẻ em ban hành
- 11Công văn 68/TANDTC-PC năm 2019 về xét xử tội phạm xâm hại tình dục và bạo hành trẻ em do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 12Nghị quyết 713/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về danh sách Ủy viên Đoàn giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 13Công văn 07/BGDĐT-GDCTHSSV năm 2022 về chỉ đạo tăng cường các giải pháp bảo vệ trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Công văn 995/LĐTBXH-TE năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 995/LĐTBXH-TE
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 17/03/2017
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Đào Hồng Lan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực