BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 989/CVT-GCKM | Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2012 |
Kính gửi: Các doanh nghiệp thông tin di động
Việc quản lý khuyến mại đối với dịch vụ thông tin di động theo Thông tư số 11/2010/TT-BTTTT ngày 14/5/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông đến nay đã được hơn 02 năm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp trong quá trình triển khai chương trình khuyến mại đặc biệt là các chương trình khuyến mại mang tính may rủi, còn chưa thực hiện đúng quy định.
Để đảm bảo các quy định về nhãn hiệu dịch vụ thông tin di động và nhãn hiệu hàng hóa chuyên dùng thông tin di động thực hiện đúng Luật Viễn thông, Nghị định số 25/2011/NĐ-CP và Thông tư số 11/2010/TT-BTTTT, Cục Viễn thông hướng dẫn như sau:
1. Về quy định nhãn hiệu dịch vụ thông tin di động, nhãn hiệu hàng hoá chuyên dùng thông tin di động
Tại Khoản 4, Điều 5, Thông tư 11/2010/TT-BTTTT quy định:
“Doanh nghiệp di động chỉ được thực hiện khuyến mại đối với các nhãn hiệu dịch vụ thông tin di động quy định tại Khoản 1 Điều 3 và nhãn hiệu hàng hoá chuyên dùng thông tin di động quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này với điều kiện doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ thông tin di động và kinh doanh các hàng hoá chuyên dùng thông tin di động tương ứng theo giấy phép viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.”
1.1. Quy định nhãn hiệu dịch vụ thông tin di động
Tại Khoản 1, Điều 3, Thông tư 11/2010/TT-BTTTT quy định:
“Dịch vụ thông tin di động được kinh doanh hợp pháp và được phép khuyến mại bao gồm:
a) Dịch vụ thông tin di động mặt đất toàn quốc trả sau;
b) Dịch vụ thông tin di động mặt đất toàn quốc trả trước;
c) Dịch vụ thông tin di động mặt đất nội vùng trả sau;
d) Dịch vụ thông tin di động mặt đất nội vùng trả trước;
đ) Dịch vụ thông tin di động khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.”
1.2. Quy định nhãn hiệu hàng hoá chuyên dùng thông tin di động
Tại Khoản 1, Điều 4, Thông tư 11/2010/TT-BTTTT quy định:
“Hàng hoá chuyên dùng thông tin di động được kinh doanh hợp pháp và được khuyến mại bao gồm:
a) Bộ xác định thuê bao (SIM) dùng cho dịch vụ thông tin di động toàn quốc trả trước có chứa số thuê bao di động. Đơn vị là “chiếc SIM”.
b) Bộ xác định thuê bao (SIM) dùng cho dịch vụ thông tin di động toàn quốc trả sau có chứa số thuê bao di động. Đơn vị là “chiếc SIM”.
c) Bộ xác định thuê bao (SIM) dùng cho dịch vụ thông tin di động nội vùng trả trước có chứa số thuê bao di động. Đơn vị là “chiếc SIM”.
d) Bộ xác định thuê bao (SIM) dùng cho dịch vụ thông tin di động nội vùng trả sau có chứa số thuê bao di động. Đơn vị là “chiếc SIM”.
đ) Thẻ nạp tiền bằng giấy, bằng phương tiện điện tử hoặc bằng các phương tiện khác dùng cho dịch vụ thông tin di động toàn quốc. Đơn vị là “chiếc thẻ”.
e) Thẻ nạp tiền bằng giấy, bằng phương tiện điện tử hoặc bằng các phương tiện khác dùng cho dịch vụ thông tin di động nội vùng. Đơn vị là “chiếc thẻ”.
g) Máy điện thoại di động đã được gắn sẵn số thuê bao di động. Đơn vị là “chiếc máy”.
h) Hàng hoá chuyên dùng thông tin di động khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.”
2. Về tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại mang tính may rủi
Tại Khoản 9, Điều 36, Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định:
“Tổng thời gian thực hiện khuyến mại đối với một loại nhãn hiệu dịch vụ viễn thông, nhãn hiệu hàng hóa viễn thông chuyên dùng khi thực hiện chương trình khuyến mại cung cấp dịch vụ viễn thông, bán hàng hóa viễn thông chuyên dùng kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may rủi không được vượt quá 180 ngày trong một năm, một chương trình khuyến mại không được vượt quá 90 ngày”.
Trên cơ sở các quy định trên về nhãn hiệu dịch vụ thông tin di động và nhãn hiệu hàng hóa chuyên dùng thông tin di động, các doanh nghiệp cần thống kê lại thời gian đã thực hiện các chương trình khuyến mại mang tính may rủi trong năm 2012 để đảm bảo không vượt quá 180 ngày trong một năm cho một loại nhãn hiệu dịch vụ thông tin di động, nhãn hiệu hàng hóa chuyên dùng thông tin di động và một chương trình khuyến mại mang tính may rủi không vượt quá 90 ngày.
Cục Viễn thông yêu cầu các doanh nghiệp nghiêm chỉnh thực hiện. Trong quá trình triển khai nếu có các vấn đề phát sinh, doanh nghiệp báo cáo Cục Viễn thông để có những hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận: | KT.CỤC TRƯỞNG |
DANH SÁCH
CÁC DOANH NGHIỆP GỬI CÔNG VĂN
1. Công ty Thông tin Di động (VMS)
2. Công ty Dịch vụ Viễn thông (Vinaphone)
3. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)
4. Công ty Cổ phần Dịch vụ BCVT Sài Gòn (SPT)
5. Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (HN Telecom)
6. Công ty Cổ phần Viễn thông di động Toàn cầu (Gtel Mobile)
- 1Công văn số 5535/VPCP-CN về việc cấp phép triển khai dịch vụ thông tin di động 3G và dịch vụ truy nhập băng rộng không dây WiMAX do Văn phòng chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1178/QĐ-BTTTT năm 2013 phê duyệt Đề án triển khai dịch vụ chuyển mạng thông tin di động giữ nguyên số thuê bao tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 1Công văn số 5535/VPCP-CN về việc cấp phép triển khai dịch vụ thông tin di động 3G và dịch vụ truy nhập băng rộng không dây WiMAX do Văn phòng chính phủ ban hành
- 2Luật viễn thông năm 2009
- 3Thông tư 11/2010/TT-BTTTT quy định hoạt động khuyến mại đối với dịch vụ thông tin di động do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Viễn thông
- 5Quyết định 1178/QĐ-BTTTT năm 2013 phê duyệt Đề án triển khai dịch vụ chuyển mạng thông tin di động giữ nguyên số thuê bao tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Công văn 989/CVT-GCKM hướng dẫn nhãn hiệu dịch vụ thông tin di động và nhãn hiệu hàng hóa chuyên dùng thông tin di động do Cục Viễn thông ban hành
- Số hiệu: 989/CVT-GCKM
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 20/08/2012
- Nơi ban hành: Cục Viễn thông
- Người ký: Nguyễn Đức Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/08/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực