- 1Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 48/2019/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 97499/CT-TTHT | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2019 |
Kính gửi: Ngân hàng TMCP Tiên Phong
(Địa chỉ: Tòa nhà TPBANK, số 57 Phố Lý Thường Kiệt, P. Trần Duy Hưng, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, MST: 0102744865)
Trả lời công văn số 2102/2019/CV-TP B.FA ngày 26/11/2019 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong hỏi về việc xác định chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
...2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...2.19. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giả, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.”
- Căn cứ Điều 2 Thông tư 48/2019/TT-BTC ngày 08/8/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp quy định về giải thích từ ngữ
“1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho.
2. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ và dự phòng tổn thất có thể xảy ra do suy giảm giá trị khoản đầu tư khác của doanh nghiệp vào các tổ chức kinh tế nhận vốn góp (không bao gồm các khoản đầu tư ra nước ngoài).
3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn.
4. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng: là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã bán, đã cung cấp hoặc đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc theo cam kết với khách hàng.”
Căn cứ các quy định trên, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (sau đây gọi tắt TPBank) thực hiện ký hợp đồng về việc sản xuất thi công, lắp đặt biển bảng với Công ty CP xây dựng công trình và thương mại Hùng Thịnh (sau đây gọi là Nhà cung cấp) thì:
Trường hợp TP Bank đã tạm ứng 50% tiền thi công công trình cho Nhà cung cấp theo hợp đồng nhưng trong quá trình thực hiện, Nhà cung cấp tạm dừng triển khai hợp đồng, hai bên không thống nhất được khối lượng triển khai thực tế, không thanh lý được hợp đồng và Nhà cung cấp không xuất hóa đơn cho phần tiền đã tạm ứng thì khoản tiền tạm ứng cho dịch vụ dở dang nêu trên chưa đủ cơ sở hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN do không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.
TP Bank không được trích lập dự phòng đối với khoản tiền tạm ứng nêu trên do không đáp ứng các trường hợp trích lập dự phòng theo quy định tại Điều 2 Thông tư 48/2019/TT-BTC ngày 08/8/2019 của Bộ Tài chính.
Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc, đề Ngân hàng TMCP Tiên Phong liên hệ với Phòng Thanh kiểm tra thuế số 8 để được hướng dẫn cụ thể.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Ngân hàng TMCP Tiên Phong được biết và thực hiện./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 83914/CT-TTHT năm 2018 về chứng từ ghi nhận chi phí hợp lý, hợp lệ do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2Công văn 29282/CT-TTHT năm 2019 về chi phí hợp lý đối với các khoản tài trợ giáo dục khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3Công văn 55967/CT-TTHT năm 2020 về chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế Hà Nội ban hành
- 1Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 48/2019/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 83914/CT-TTHT năm 2018 về chứng từ ghi nhận chi phí hợp lý, hợp lệ do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 7Công văn 29282/CT-TTHT năm 2019 về chi phí hợp lý đối với các khoản tài trợ giáo dục khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 8Công văn 55967/CT-TTHT năm 2020 về chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế Hà Nội ban hành
Công văn 97499/CT-TTHT năm 2019 về chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 97499/CT-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 30/12/2019
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Tiến Trường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/12/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực