VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9586/VPCP-QHQT | Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2023 |
Kính gửi: | - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; |
Xét đề nghị của Bộ Tài chính tại công văn số 12446/BTC-QLN ngày 14 tháng 11 năm 2023 về tình hình cho vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài Chính phủ năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chỉ đạo các bộ ngành, cơ quan, địa phương sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài như sau:
1. Quan điểm về cơ chế chính sách:
- Cần tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ để nâng cao số lượng các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, rà soát các khó khăn, vướng mắc trong việc cho vay lại từ nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, kiến nghị cấp có thẩm quyền các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, kể cả việc sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan.
2. Đối với việc huy động vốn cho vay lại:
- Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan được ủy quyền cho vay lại trong việc thẩm định các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, bảo đảm tuân thủ thời gian quy định về việc thẩm định, báo cáo tình hình tài chính của bên vay lại, tránh trả lời không rõ ràng, trả lại hồ sơ để hoàn thiện nhiều lần gây ảnh hưởng đến bên vay lại.
- Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan chủ quản trong việc rà soát ngay từ bước đề xuất dự án vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, bảo đảm đáp ứng được các điều kiện sử dụng vốn, điều kiện vay lại và khả năng trả nợ vay lại theo tại Luật Quản lý nợ công năm 2017, tránh trường hợp dự án đã được phê duyệt đầu tư nhưng trong quá trình thẩm định vay lại không đáp ứng đủ điều kiện được vay lại. Đồng thời, cơ quan chủ quản dự án vay lại có trách nhiệm toàn diện đối với nghĩa vụ trả nợ vay lại của dự án do mình đề xuất và phê duyệt đầu tư.
- Tăng cường trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong việc kiểm tra, rà soát, giám sát, đôn đốc dự án, kịp thời tháo gỡ ngay vướng mắc, khó khăn trong triển khai dự án và giải ngân, chỉ đạo tập trung đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư có tiềm năng giải ngân, các dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, thiết kế dự án, đấu thầu, phê duyệt hợp đồng. Chủ động tăng cường năng lực tổ chức thực hiện dự án ODA ở cấp cơ quan chủ quản, chủ đầu tư và Ban quản lý dự án, đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý dự án có năng lực, trình độ chuyên môn cao.
- Các chủ dự án cần tuyển chọn tư vấn đủ năng lực, kinh nghiệm thiết kế dự án, đảm bảo đạt chất lượng, phù hợp với thực tế và tránh phải điều chỉnh trong quá trình triển khai.
3. Về công tác quản lý nợ vay lại:
- Ủy ban nhân dân các địa phương có dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ chủ động nâng cao năng lực quản lý nợ tại địa phương, bao gồm cả về mặt tổ chức bộ máy, phân cấp phân quyền, cơ sở vật chất và nguồn lực; chủ động xây dựng kế hoạch rà soát, đối chiếu nợ với Bộ Tài chính; có phương án tăng cường vai trò của các Sở Tài chính trong tất cả các khâu quản lý vay lại địa phương.
- Các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp thực hiện việc tăng cường quản lý nợ vay lại vốn vay nước ngoài theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng tại công văn số 2017/VPCP-QHQT ngày 28 tháng 3 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ về phân loại nợ các khoản cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ năm 2022.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan, địa phương biết, thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Thông tư 79/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thẩm định tài chính các chương trình, dự án vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông báo 272/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về cho vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với chương trình, dự án đầu tư qua cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 7625/BKHĐT-KTĐN năm 2023 về báo cáo đánh giá giữa kỳ Đề án Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021-2025 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 1Thông tư 79/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thẩm định tài chính các chương trình, dự án vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Nghị quyết 07-NQ/TW năm 2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành
- 3Luật Quản lý nợ công 2017
- 4Thông báo 272/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về cho vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với chương trình, dự án đầu tư qua cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 7625/BKHĐT-KTĐN năm 2023 về báo cáo đánh giá giữa kỳ Đề án Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021-2025 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Công văn 9586/VPCP-QHQT năm 2023 về báo cáo tình hình cho vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ năm 2022 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 9586/VPCP-QHQT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 07/12/2023
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Xuân Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/12/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực