Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9410/BKHĐT-KHGDTNMT | Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2023 |
Kính gửi: | - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; |
Tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các bên liên quan xây dựng Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trình Chính phủ, Quốc hội hàng năm.
Để có cơ sở xây dựng Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Quý Cơ quan xây dựng Báo cáo theo hướng dẫn tại Phụ lục gửi kèm và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 12 năm 2023 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Quốc hội theo quy định (File mềm Báo cáo xin gửi về địa chỉ: thanhnganguyen@mpi.gov.vn, thanhnganguyen311@gmail.com). Mọi thông tin liên quan xin liên hệ chị Nguyễn Thị Thanh Nga, điện thoại: 0988425531.
Trân trọng cảm ơn sự phối hợp công tác của Quý Cơ quan./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PTBV NĂM 2023 (DÀNH CHO CÁC BỘ, NGÀNH, CƠ QUAN, TỔ CHỨC Ở TRUNG ƯƠNG)
(Kèm theo công văn số 9410/BKHĐT-KHGDTNMT ngày 09 tháng 11 năm 2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
I. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững
II. Tình hình tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững
- Việc hoàn thiện hệ thống thể chế PTBV (Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách nhằm đảm bảo khung pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện các mục tiêu PTBV).
- Thực hiện lồng ghép các mục tiêu PTBV trong chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành/lĩnh vực.
- Cơ chế phối hợp và huy động sự tham gia của các bên liên quan trong thực hiện các mục tiêu PTBV (Sự phối hợp giữa bộ, ngành với địa phương; Sự phối hợp giữa địa phương với các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ; Huy động sự tham gia của các bên liên quan khác).
- Về tăng cường năng lực trong thực hiện các mục tiêu PTBV (Việc thực hiện các hoạt động đào tạo, tập huấn, truyền thông, giáo dục nhằm tăng cường năng lực của cán bộ, công chức và nâng cao nhận thức của xã hội về các mục tiêu PTBV).
- Tổ chức theo dõi, giám sát, đánh giá các mục tiêu PTBV (Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu các mục tiêu PTBV; Hiện trạng số liệu thống kê các mục tiêu PTBV; Việc xây dựng, sử dụng các công cụ và hệ thống công nghệ thông tin hiện hành để thực hiện giám sát, đánh giá các mục tiêu PTBV; Công khai thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu PTBV).
- Huy động nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu PTBV (Huy động nguồn lực từ khu vực doanh nghiệp, khu vực tư nhân, các tổ chức quốc tế, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); Hoạt động hợp tác quốc tế trong thực hiện các mục tiêu PTBV[1]).
- Tình hình nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số để thực hiện các mục tiêu PTBV.
III. Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu PTBV
Đối với mỗi mục tiêu được giao chủ trì, đề nghị Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức đánh giá theo các nội dung sau đây:
- Rà soát hệ thống chính sách ban hành/sửa đổi trong giai đoạn 2022-2023 có liên quan tới mục tiêu cần đánh giá và nêu bật những điểm mới, nổi bật của các chính sách này. Đồng thời, phân tích một số chính sách thể hiện tính tích hợp khía cạnh kinh tế-xã hội và môi trường, chính sách thể hiện ưu tiên đến các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội (nếu có).
- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu trong năm 2022-2023. Việc phân tích định lượng cần căn cứ vào Bộ chỉ tiêu thống kê PTBV của Việt Nam (ban hành tại Thông tư 03/2019/TT-BKHĐT ngày 22/1/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Ước thực hiện các chỉ tiêu PTBV của năm 2023 cần được so sánh, đối chiếu với kết quả thực hiện của năm 2022 và phân tích nguyên nhân tăng/giảm của chỉ tiêu.
- Tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức trong thực hiện mục tiêu.
IV. Khó khăn, thách thức chung và đề xuất kiến nghị thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu PTBV
- Khó khăn, thách thức chung (khó khăn thách thức về thể chế, cơ chế chính sách, nguồn lực (nhân lực, tài lực và cơ sở vật chất), số liệu, tổ chức và cơ chế phối hợp trong thực hiện các mục tiêu PTBV).
- Đề xuất, kiến nghị (về thể chế, chính sách; về nguồn lực; về cơ chế phối hợp; đề xuất, kiến nghị khác).
V. Mẫu tổng hợp số liệu các chỉ tiêu PTBV
Mục tiêu chung (1) | Mục tiêu cụ thể (2) | Chỉ tiêu (3) | Đơn vị tính (4) | Mã số chỉ tiêu thống kê quốc gia tương ứng (5) | Kết quả thực hiện | ||
Năm 2022 | Ước thực hiện năm 2023 | Ước thực hiện năm 2023 so với năm 2022 (%) | |||||
Mục tiêu 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi | Mục tiêu 1.1 | Chỉ tiêu 1.1.1.. Chỉ tiêu 1.1.2... |
|
|
|
|
|
Mục tiêu 2...... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
+ Cột (1), (2) trích xuất thông tin từ Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (ban hành tại Quyết định 622/QĐ-TTg).
+ Cột (3), (4), (5) trích xuất thông tin từ Bộ chỉ tiêu thống kê PTBV Việt Nam (ban hành tại Thông tư 03/2019/TT-BKHĐT).
Bộ, ngành được phân công chủ trì các mục tiêu phát triển bền vững theo Quyết định 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì các mục tiêu: 1.1, 1.2, 4.3.b, 4.4, 4.5.b, 5.1, 5.2, 5.4, 5.7.c, 8.5, 8.6, 8.7, 8.8, 10.1, 10.3, 10.4.a, 16.2 a;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì các mục tiêu: 3.8.a, 6.1.d, 6.3.b, 6.4, 6.5, 6.6, 12.2.a, 12.4.b, 12.5.a, 13.1.a, 13.3.a, 14.1, 14.3, 15.1, 15.5, 15.6, 15.8;
- Bộ Y tế chủ trì các mục tiêu: 2.1.a, 2.2, 3.1, 3.2, 3.3.a, 3.4, 3.6, 3.7, 3.8.c, 3.9, 5.6;
- Bộ Công Thương chủ trì các mục tiêu: 2.3.b, 7.1, 7.2, 7.3, 7.4, 8.4, 9.2, 9.3.b, 10.5.b, 12.1, 12.2.0, 12.3.b, 12.4.a, 17.1, 17.2;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì các mục tiêu: 1.4, 2.1.b, 2.3.a, 2.4, 2.5, 6.1.b, 11.5, 11.10, 12.3.a, 13.3.c, 14.2, 14.4, 14.5, 14.6, 15.2, 15.3, 15.4, 15.7;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì các mục tiêu: 4.1, 4.2, 4.3.a, 4.5.a, 4.6, 4.7, 4.8, 13.3.b;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì các mục tiêu: 5.7.b, 8.1, 8.2, 8.3, 11.8, 12.7.b, 13.2.a, 17.3, 17.4, 17.5;
- Bộ Tài chính chủ trì các mục tiêu: 6.1.c, 6.3.c, 10.4.b, 12.7.a, 12.9;
- Bộ Giao thông Vận tải chủ trì các mục tiêu: 3.5.b, 9.1, 11.2, 13.2.b;
- Bộ Xây dựng chủ trì các mục tiêu: 6.1.a, 6.2, 6.3.a, 11.1, 11.3, 11.6, 11.7, 11.9, 12.5. b, 13.1.b, 13.2.c;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì các mục tiêu: 3.3.b, 5.3, 8.9, 11.4;
- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì các mục tiêu: 5.8, 9.5, 12.8;
- Bộ Tư pháp chủ trì các mục tiêu: 1.3.a, 5.7.a, 16.3, 16.6, 16.7.a, 16.8, 16.9;
- Bộ Công an chủ trì các mục tiêu: 3.5.c, 10.6, 16.1, 16.2.b, 16.4;
- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì mục tiêu: 9.4;
- Bộ Nội vụ chủ trì các mục tiêu: 5.5, 10.2, 16.5.b;
- Bộ Ngoại giao chủ trì mục tiêu: 10.5.a;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì các mục tiêu: 8.10, 9.3.a, 10.5.c;
- Thanh tra Chính phủ chủ trì mục tiêu: 16.5.a;
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì các mục tiêu: 1.3.b, 3.8.b, 16.5.c, 16.7.b;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì các mục tiêu: 12.6, 16.5.d;
- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chủ trì mục tiêu: 3.5.a.
PHỤ LỤC 2
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PTBV NĂM 2023 (DÀNH CHO CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)
(Kèm theo công văn số 9410/BKHĐT-KHGDTNMT ngày 09 tháng 11 năm 2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
I. Tình hình tổ chức triển khai các mục tiêu PTBV tại địa phương
1.1. Việc hoàn thiện hệ thống thể chế PTBV (Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách nhằm đảm bảo khung pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện các mục tiêu PTBV).
1.2. Thực hiện lồng ghép các mục tiêu PTBV trong chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
1.3. Cơ chế phối hợp và huy động sự tham gia của các bên liên quan trong thực hiện các mục tiêu PTBV (Sự phối hợp giữa bộ, ngành với địa phương; Sự phối hợp giữa địa phương với các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ; Huy động sự tham gia của các bên liên quan khác).
1.4. Về tăng cường năng lực trong thực hiện các mục tiêu PTBV (Việc thực hiện các hoạt động đào tạo, tập huấn, truyền thông, giáo dục nhằm tăng cường năng lực của cán bộ, công chức và nâng cao nhận thức của xã hội về các mục tiêu PTBV).
1.5. Tổ chức theo dõi, giám sát, đánh giá các mục tiêu PTBV (Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu các mục tiêu PTBV; Hiện trạng số liệu thống kê các mục tiêu PTBV; Việc xây dựng, sử dụng các công cụ và hệ thống công nghệ thông tin hiện hành để thực hiện giám sát, đánh giá các mục tiêu PTBV; Công khai thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu PTBV).
1.6. Huy động nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu PTBV (Huy động nguồn lực từ khu vực doanh nghiệp, khu vực tư nhân, các tổ chức quốc tế, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); Hoạt động hợp tác quốc tế trong thực hiện các mục tiêu PTBV1.7. Tình hình nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số để thực hiện các mục tiêu PTBV.
II. Kết quả thực hiện đối các mục tiêu PTBV
Đối với mỗi mục tiêu PTBV, đề nghị địa phương đánh giá theo các nội dung sau đây:
- Rà soát hệ thống chính sách ban hành/sửa đổi trong giai đoạn 2022-2023 có liên quan tới mục tiêu cần đánh giá và nêu bật những điểm mới, nổi bật của các chính sách này. Đồng thời, phân tích một số chính sách thể hiện tính tích hợp 3 khía cạnh kinh tế-xã hội và môi trường, chính sách thể hiện ưu tiên đến các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội (nếu có).
- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu trong năm 2022-2023. Việc phân tích định lượng cần căn cứ vào Bộ chỉ tiêu thống kê PTBV của Việt Nam (đối với những chỉ tiêu có phân tố tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương được ban hành tại Thông tư 03/2019/TT-BKHĐT ngày 22/1/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Ước thực hiện các chỉ tiêu PTBV của năm 2023 cần được so sánh, đối chiếu với kết quả thực hiện của năm 2022 và phân tích nguyên nhân tăng/giảm của chỉ tiêu.
- Tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức trong thực hiện mục tiêu.
IV. Khó khăn, thách thức chung và đề xuất kiến nghị thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu PTBV
- Khó khăn, thách thức chung (khó khăn thách thức về thể chế, cơ chế chính sách, nguồn lực (nhân lực, tài lực và cơ sở vật chất), số liệu, tổ chức và cơ chế phối hợp trong thực hiện các mục tiêu PTBV).
- Đề xuất, kiến nghị (về thể chế, chính sách; về nguồn lực; về cơ chế phối hợp; đề xuất, kiến nghị khác).
V. Mẫu tổng hợp số liệu các chỉ tiêu PTBV
Mục tiêu chung (1) | Mục tiêu cụ thể (2) | Chỉ tiêu (3) | Đơn vị tính | Kết quả thực hiện | ||
Năm 2022 | Ước thực hiện năm 2023 | Ước thực hiện năm 2023 so với năm 2022 (%) | ||||
Mục tiêu 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi | Mục tiêu 1.1 | Chỉ tiêu 1.1.1.. Chỉ tiêu 1.1.2... |
|
|
|
|
Mục tiêu 2...... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
+ Cột (1), (2) trích xuất thông tin từ Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (ban hành tại Quyết định 622/QĐ-TTg).
+ Cột (3) trích xuất từ Bộ chỉ tiêu thống kê PTBV Việt Nam (ban hành tại Thông tư 03/2019/TT- BKHĐT).
Danh sách gửi công văn
I. Các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường
3. Bộ Y tế
4. Bộ Công Thương
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo
7. Bộ Tài chính
8. Bộ Giao thông Vận tải
9. Bộ Xây dựng
10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
11. Bộ Thông tin và Truyền thông
12. Bộ Tư pháp
13. Bộ Công an
14. Bộ Khoa học và Công nghệ
15. Bộ Nội vụ
16. Bộ Ngoại giao
17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
18. Thanh tra Chính phủ
19. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
20. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
21. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
22. Bảo hiểm xã hội Việt Nam
II. Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
[1] Liệt kê các Dự án hợp tác quốc tế có liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu PTBV.
span', 'dctk > span', 'dctd > span'];
var hasChild = selectors.some(function(selector) {
return clickedElement.closest(selector).find('span').length > 0;
});
if (!hasChild) {
var totalSubLevels = 1;
}
else
{
function findMatchingParent(element) {
var parent = element.parent();
if (parent.length === 0) return null;
for (var i = 0; i < selectors.length; i++) {
if (parent.is(selectors[i])) {
superLevel++;
return parent;
}
}
return findMatchingParent(parent);
}
var parentElement = findMatchingParent(clickedElement);
while (parentElement !== null) {
level++;
parentElement = findMatchingParent(parentElement);
}
var closestElement = clickedElement.closest(selectors.join(', '));
var nodeName = closestElement.prop('nodeName').toLowerCase();
var className = closestElement.attr('class');
var textContent = closestElement.text().trim();
var address = selectors.find(function(selector) {
return closestElement.is(selector);
});
var totalSubLevels = closestElement.find('span').length + 1;
var parent_id = closestElement.parent().attr('id');
var variableName = 'parent_id_' + level;
// Gán giá trị của parent_id cho biến động này
window[variableName] = parent_id;
}
if (totalSubLevels>1)
{
var dynamicVars = {};
var variableName = 'parent_id_' + level;
dynamicVars[variableName] = parent_id;
var buble_id = dynamicVars[variableName];
}
else
{
buble_id = 'dc_' + $(this).parent().attr('id');
}
if ($this.next('.pointy').length === 0) {
$this.after('