Hệ thống pháp luật

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 929/BTTTT-THH
V/v đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

Hà Nội, ngày 19 tháng 03 năm 2020

 

Kính gửi:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến là một trong những chỉ số đo lường quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử khi lấy người dân là trung tâm, là đối tượng phục vụ của các cơ quan nhà nước. Dịch vụ công trực tuyến phải được cung cấp đến mọi người dân, mọi lúc, mọi nơi, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí, làm cho hoạt động của các cơ quan nhà nước được minh bạch, hiệu quả, góp phần phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính toàn diện. Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, việc đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 càng trở nên quan trọng và cấp bách.

Tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025, Chính phủ đã đặt ra chỉ tiêu, đến năm 2020, cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Hiện nay, mới có 05 bộ, 05 tỉnh đã đạt chỉ tiêu này. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp tại các bộ, ngành, địa phương nói chung còn rất thấp, trung bình cả nước chỉ đạt 11,13%, trong đó 05 bộ, 14 tỉnh đạt tỷ lệ dưới 5%. Nếu các cơ quan, đơn vị không có các biện pháp quyết liệt, kịp thời sẽ không thể đạt được chỉ tiêu đặt ra. (Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tại các bộ, ngành, địa phương theo báo cáo gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông được thống kê tại Phụ lục kèm theo).

Tại Hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ kết luận, giao các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai, ưu tiên nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu về Chính phủ điện tử đặt ra tại Nghị quyết số 17/NQ-CP, đặc biệt là chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu này và trực tiếp chỉ đạo, triển khai, sử dụng các ứng dụng Chính phủ điện tử, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính.

Trên cơ sở đó, Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các biện pháp quyết liệt để cung cấp dịch vụ công trực tuyến với các định hướng chính sau:

1. Tận dụng ngay các hệ thống thông tin sẵn có, chủ động bố trí, huy động nguồn lực tại chỗ để bảo đảm khả năng sẵn sàng tiếp nhận hồ sơ trực tuyến của tất cả các thủ tục hành chính. Trên cơ sở đó, từng bước có lộ trình nâng cấp, phát triển hệ thống thông tin để xử lý hồ sơ hoàn toàn trên môi trường mạng.

2. Triển khai các hoạt động hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến hiệu quả, coi người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là đối tượng phục vụ; phổ cập kỹ năng số, hướng dẫn, hỗ trợ người dân nộp hồ sơ trực tuyến nhằm nâng cao số lượng hồ sơ xử lý trực tuyến đối với mỗi dịch vụ công.

3. Triển khai Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh (LGSP) để kết nối các hệ thống thông tin trong nội bộ và kết nối với các bộ, ngành, địa phương khác thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Bảo đảm Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương thực hiện kết nối với Hệ thống thu thập, đánh giá việc sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông; sẵn sàng kết nối với Hệ thống định danh, xác thực điện tử quốc gia, Hệ thống hỗ trợ thanh toán trực tuyến toàn quốc, các cơ sở dữ liệu quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Cung cấp tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2020, đồng thời bảo đảm việc triển khai phải hiệu quả, phù hợp nhu cầu, điều kiện thực tế, tránh hình thức. Trong đó, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 có phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến của các dịch vụ công trực tuyến đến hết năm 2020 tăng gấp đôi so với năm 2019.

5. Định kỳ hàng quý gửi báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin về Bộ Thông tin và Truyền thông qua Hệ thống thông tin báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển Chính phủ điện tử tại địa chỉ: https://bcudcntt.aita.gov.vn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các chỉ tiêu về dịch vụ công trực tuyến.

Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông để có các giải pháp kịp thời.

Thông tin liên hệ: đ/c Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng, Cục Tin học hóa, email: nptien@mic.gov.vn, điện thoại: 0912.373.907.

Trân trọng./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam (để b/c);
- Bộ trưởng;
- Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng;
- Cổng TTĐT của Bộ; Báo Vietnamnet;
- Lưu: VT, THH (TTDVCTT). (105b)

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Mạnh Hùng

 

PHỤ LỤC

TỶ LỆ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN MỨC ĐỘ 4 CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Công văn 929/BTTTT-THH ngày 19/3/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

I. BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VỆT NAM

TT

Tên cơ quan

Tổng số thủ tục hành chính

Số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

1

Bộ Công an

299

3

1.00%

2

Bộ Công Thương

292

46

15.75%

3

Bộ Giáo dục và Đào tạo

79

3

3.80%

4

Bộ Giao thông vận tải

481

136

28.27%

5

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

60

45

75.00%

6

Bộ Khoa học và Công nghệ

329

28

8.51%

7

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

103

2

1.94%

8

Bộ Nội vụ

120

43

35.83%

9

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

393

20

5.09%

10

Bộ Ngoại giao

71

3

4.23%

11

Bộ Quốc phòng

249

12

4.82%

12

Bộ Tài chính

914

307

33.59%

13

Bộ Tài nguyên và Môi trường

120

34

28.33%

14

Bộ Tư pháp

96

7

7.29%

15

Bộ Thông tin và Truyền thông

206

61

30%

16

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

99

13

13.13%

17

Bộ Xây dựng

47

5

10.64%

18

Bộ Y tế

367

57

15.53%

19

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

349

61

17.48%

20

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

27

12

44.44%

Ghi chú:

- Những cơ quan có chức năng đặc thù không cung cấp dịch vụ công trực tuyến (Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ủy ban Dân tộc; các cơ quan thuộc Chính phủ trừ Bảo hiểm xã hội Việt Nam) không đưa vào danh sách thống kê;

- Số liệu này được tổng hợp từ các báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ năm 2019 trên Hệ thống báo cáo https://bcudcntt.aita.gov.vn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

II. TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

TI

Tên tỉnh, thành phố

Tổng số thủ tục hành chính

Số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

1

An Giang

1915

654

34.15%

2

Bà Rịa - Vũng Tàu

2274

377

16.58%

3

Bắc Giang

2490

260

10.44%

4

Bắc Kạn

1737

409

23.55%

5

Bạc Liêu

1652

95

5.75%

6

Bắc Ninh

1907

135

7.08%

7

Bến Tre

1795

117

6.52%

8

Bình Định

1633

74

4.53%

9

Bình Dương

2220

201

9.05%

10

Bình Phước

1774

256

14.43%

11

Bình Thuận

1963

208

10.60%

12

Cà Mau

2015

333

16.53%

13

Cần Thơ

1891

336

17.77%

14

Cao Bằng

1703

177

10.39%

15

Đà Nẵng

1398

439

31.40%

16

Đắk Lắk

1592

227

14.26%

17

Đắk Nông

2399

53

2.21%

18

Điện Biên

2101

91

4.33%

19

Đồng Nai

1986

85

4.28%

20

Đồng Tháp

1801

78

4.33%

21

Gia Lai

2044

150

7.34%

22

Hà Giang

2053

121

5.89%

23

Hà Nam

2372

414

17.45%

24

Hà Nội

1818

244

13.42%

25

Hà Tĩnh

1700

50

2.94%

26

Hải Dương

1863

163

8.75%

27

Hải Phòng

1900

132

6.95%

28

Hậu Giang

1930

130

6.74%

29

Hòa Bình

1980

105

5.30%

30

Hưng Yên

2061

176

8.54%

31

Khánh Hòa

1915

33

1.72%

32

Kiên Giang

2194

309

14.08%

33

Kon Tum

1572

64

4.07%

34

Lai Châu

1868

73

3.91%

35

Lâm Đồng

1975

297

15.04%

36

Lạng Sơn

1740

579

33.28%

37

Lào Cai

2076

620

30%

38

Long An

1798

179

9.96%

39

Nam Định

1716

100

5.83%

40

Nghệ An

1769

51

2.88%

41

Ninh Bình

1818

319

17.55%

42

Ninh Thuận

1915

74

3.86%

43

Phú Thọ

1851

196

10.59%

44

Phú Yên

2002

167

8.34%

45

Quảng Bình

1611

3

0.19%

46

Quảng Nam

1938

175

9.03%

47

Quảng Ngãi

1926

377

19.57%

48

Quảng Ninh

1725

308

17.86%

49

Quảng Trị

1725

102

5.91%

50

Sóc Trăng

1824

206

11.29%

51

Sơn La

1700

91

5.35%

52

Tây Ninh

2108

104

4.93%

53

Thái Bình

1801

167

9.27%

54

Thái Nguyên

1845

127

6.88%

55

Thanh Hóa

1965

177

9.01%

56

Thành phố Hồ Chí Minh

1797

187

10.41%

57

Thừa Thiên-Huế

2617

786

30.03%

58

Tiền Giang

2160

505

23.38%

59

Trà Vinh

1947

390

20.03%

60

Tuyên Quang

1933

150

7.76%

61

Vĩnh Long

1900

91

4.79%

62

Vĩnh Phúc

1745

92

5.27%

63

Yên Bái

2192

132

6.02%

Ghi chú:

Số liệu này được tổng hợp từ các báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2019 trên Hệ thống báo cáo https://bcudcntt.aita.gov.vn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 929/BTTTT-THH năm 2020 về đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

  • Số hiệu: 929/BTTTT-THH
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 19/03/2020
  • Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/03/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản