Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 928/TCT-PC | Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2024 |
Kính gửi: Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nghị định số 125/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn gồm 05 chương, 47 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 12 năm 2020, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2021 để phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020.
Qua 03 năm theo dõi việc thi hành Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP), bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai áp dụng các quy định của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) cũng đã phát sinh những vướng mắc, bất cập cần được xem xét sửa đổi, bổ sung.
Để có đủ cơ sở đề xuất, báo cáo Chính phủ, báo cáo Bộ Tài chính những nội dung vướng mắc, bất cập cần được xem xét sửa đổi, bổ sung, Tổng cục Thuế đề nghị Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục thuế tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 125/2020/NĐ-CP giai đoạn từ 05/12/2020 đến nay; rà soát các quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP), nêu rõ những vướng mắc, bất cập và đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung; tổng hợp kết quả rà soát, báo cáo theo Phụ lục Đề cương đính kèm công văn này và gửi bằng văn bản về Vụ Pháp chế - Tổng cục Thuế trước ngày 05/04/2024, đồng thời gửi file mềm qua địa chỉ email: ptloan@gdt.gov.vn.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết và thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
BÁO CÁO TỔNG KẾT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 125/2020/NĐ-CP NGÀY 19/10/2020 CỦA CHÍNH PHỦ
I. Tình hình tổ chức thi hành Nghị định số 125/2020/NĐ-CP
1. Đánh giá chung:
Đánh giá chung tình hình thực hiện Nghị định số 125/2020/NĐ-CP và kết quả đạt được trong việc thi hành Nghị định này trong công tác xử lý vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
- Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại các Cục Thuế.
- Công tác ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cũng như chấn chỉnh công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về xử lý vi phạm hành chính tại các Cục Thuế, Chi cục Thuế.
- Ý thức chấp hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của người nộp thuế; kết quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đã ảnh hưởng đến số thu NSNN...
2. Kết quả thực hiện các quy định của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP
2.1. Đánh giá mức độ phù hợp, tính khả thi và hiệu quả thực tế của các quy định trong Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.
Đánh giá theo từng nội dung (điều) kết cấu tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP được cho là phù hợp, khả thi và có hiệu quả trên thực tế. Trong đó nêu khái quát tính phù hợp và kết quả thực hiện (nếu có).
2.2. Đánh giá những nội dung vướng mắc, bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo trong quá trình thực hiện và nguyên nhân, đề xuất nội dung sửa đổi liên quan đến các bất cập này.
Kết cấu phần này theo từng nội dung (điều) được kết cấu tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, bao gồm các nhóm nội dung sau: (i) Nguyên tắc chung về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; (ii) Hành vi vi phạm hành chính về thuế đối với người nộp thuế; (iii) Hành vi vi phạm hành chính về thuế đối với ngân hàng thương mại, tổ chức, cá nhân khác có liên quan; (iv) Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn; (v) Thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; (vi) Mẫu biểu sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Đối với từng nội dung đánh giá báo cáo theo kết cấu sau:
+ Quy định pháp luật hiện hành;
+ Vướng mắc, mâu thuẫn, bất cập khi thực hiện;
+ Nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập trên;
+ Đề xuất sửa đổi cụ thể;
+ Đánh giá tác động của đề xuất sửa đổi đối với NSNN, công tác quản lý thuế và người nộp thuế.
+ Các nội dung mới cần quy định trong văn bản quy phạm pháp luật mà hiện chưa được quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.
Một số gợi ý đánh giá cụ thể:
1. Về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
- Có cần thiết bổ sung các trường hợp loại trừ như tại Khoản 3 Điều 5 không? có cần thiết quy định bổ sung nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì không xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn không? nếu có thì điều chỉnh như thế nào là phù hợp với tình hình thực tế?
- Quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đã rõ ràng chưa? Có cần thiết sửa đổi, bổ sung nội dung nào không?
- Có cần thiết sửa đổi, bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả nào không?
- Quy định về thời điểm tính thời hiệu xử phạt VPHC về thuế, hóa đơn đã rõ ràng chưa? Có phát sinh vướng mắc gì không?
- Những trường hợp không xử phạt VPHC về thuế, hóa đơn tại Điều 9 đã đầy đủ chưa? có phát sinh vướng mắc, bất cập gì không? có cần thiết bổ sung trường hợp nào khác không?
2. Về hành vi vi phạm hành chính về thuế
- Các hành vi vi phạm hành chính về thuế đối với người nộp thuế có bất cập, vướng mắc gì không? có cần thiết sửa đổi, bổ sung nội dung nào không?
- Khung tiền phạt đối với các hành vi VPHC về thủ tục thuế có phù hợp với thực tế không?
- Các hành vi vi phạm về khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, các hành vi vi phạm về trốn thuế đã được liệt kê đầy đủ và phù hợp chưa? có phát sinh vướng mắc, bất cập gì không? có cần thiết sửa đổi, bổ sung nội dung nào không?
- Có cần thiết bổ sung hành vi vi phạm hành chính về thuế nào khác đối với ngân hàng thương mại, tổ chức, cá nhân khác có liên quan không?
3. Về hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn
- Các hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn có tồn tại bất cập, vướng mắc, hoặc không còn áp dụng trong thực tế không? có cần thiết bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung nội dung nào không?
- Khung tiền phạt đối với các hành vi VPHC về hóa đơn có phù hợp với thực tế không? có cần thiết phải thay đổi tăng hoặc giảm không? lý do?
- Các hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn đối với hóa đơn điện tử đã được quy định đầy đủ chưa? Trong thực tế áp dụng hiện nay đã phát sinh các hành vi VPHC nào về hóa đơn điện tử mà chưa được quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP? cần thiết sửa đổi, bổ sung hành vi VPHC nào về hóa đơn điện tử nào không?
- Đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn ngoài loại trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì còn cần loại trừ trường hợp nào khác không?
4. Về thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
- Các quy định về thẩm quyền xử phạt, lập biên bản vi phạm có phát sinh bất cập, vướng mắc nào không? có cần thiết sửa đổi, bổ sung quy định nào không?
- Các quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã phù hợp với thực tế chưa? có phát sinh bất cập, vướng mắc nào cần thiết sửa đổi, bổ sung hay không?
5. Mẫu biên bản và quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
- Trong thực tế áp dụng có phát sinh vướng mắc gì đối với các mẫu biên bản và quyết định xử phạt quy định tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP và Nghị định số 125/2020/NĐ-CP hay không?
6. Những vấn đề khác (nếu có).
II. Các kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 125/2020/NĐ-CP
1. Đề xuất các quy định cần sửa đổi, bổ sung, thay thế trong Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) nhằm giải quyết những vướng mắc, bất cập đã nêu.
STT | Điều khoản cần sửa đổi, thay thế, bổ sung | Nội dung sửa đổi, thay thế, bổ sung | Căn cứ pháp lý/căn cứ thực tiễn để sửa đổi, bổ sung | Dự kiến tác động của đề xuất sửa đổi, thay thế, bổ sung |
1 |
|
|
|
|
2. Đề xuất nội dung mới cần quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
STT | Điều khoản mới | Nội dung mới | Căn cứ pháp lý/căn cứ thực tiễn của đề xuất | Dự kiến tác động của đề xuất mới |
1 |
|
|
|
|
3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn./.
- 1Công văn 4818/TCT-PC năm 2020 về điểm mới trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn và thực hiện Nghị định 125/2020/NĐ-CP do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 29/CP-KTTH năm 2021 về đính chính Nghị định 125/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành
- 3Công văn 337/TCT-PC năm 2021 áp dụng biểu mẫu ban hành kèm theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- 2Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
- 3Công văn 4818/TCT-PC năm 2020 về điểm mới trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn và thực hiện Nghị định 125/2020/NĐ-CP do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Công văn 29/CP-KTTH năm 2021 về đính chính Nghị định 125/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính
- 6Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập
- 7Công văn 337/TCT-PC năm 2021 áp dụng biểu mẫu ban hành kèm theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 928/TCT-PC năm 2024 báo cáo rà soát, đánh giá 03 năm thi hành Nghị định 125/2020/NĐ-CP do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 928/TCT-PC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 12/03/2024
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Mai Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra