Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9063/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2015 |
Kính gửi: Hiệp hội Dệt may Việt Nam.
Ngày 08-10/9/2015, Tổng cục Hải quan đã tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá thực hiện Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành về thủ tục hải quan và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tại Hội nghị, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã trực tiếp tham gia ý kiến, đồng thời gửi công văn số 206/HHDMVN-HV ngày 04/9/2015 trình bày một số vướng mắc khi thực hiện thủ tục hải quan. Một số nội dung vướng mắc đại diện của Tổng cục Hải quan đã trả lời trực tiếp tại Hội nghị, các nội dung khác, Tổng cục Hải quan có ý kiến cụ thể như sau:
1. Về vấn đề kiểm tra hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan đối với tờ khai hải quan được phân luồng đỏ:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện đăng ký tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nhưng hàng hóa lưu giữ tại cửa khẩu không phải vận chuyển hàng hóa về Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu để kiểm tra đối với những tờ khai được phân luồng đỏ, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn các Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai lựa chọn Chi cục Hải quan thuận tiện để thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa với mục đích giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển và có thể giải phóng hàng ngay tại cửa khẩu (gọi tắt là kiểm hóa hộ). Đây là một nội dung tạo thuận lợi của ngành Hải quan dành cho người khai hải quan.
Hiện nay, việc trao đổi thông tin giữa các đơn vị hải quan đang thực hiện bằng phương thức thủ công thông qua việc luân chuyển hồ sơ giấy. Để tạo thuận lợi hơn nữa cho người khai hải quan, Tổng cục Hải quan đang nghiên cứu và điện tử hóa việc trao đổi thông tin kiểm hóa hộ giữa các Chi cục Hải quan, theo đó cắt giảm được khâu luân chuyển hồ sơ giấy, rút ngắn thời gian thông quan, giải phóng hàng cho doanh nghiệp.
2. Về thủ tục xác nhận thực xuất đối với tờ khai hải quan xuất khẩu để thực hiện thủ tục hoàn thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu
Theo quy định hiện hành, cơ quan Hải quan không thực hiện xác nhận thực xuất (thủ tục này đã được bãi bỏ từ ngày 20/01/2011 khi Thông tư số 194/2010/TT-BTC có hiệu lực). Các cơ quan quản lý có liên quan căn cứ quy định tại Điều 53 Thông tư số 38/2015/TT-BTC để xác định hàng hóa xuất khẩu, cụ thể, căn cứ vào tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan và được xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống (trừ hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất). Do vậy, việc một số Chi cục Hải quan vẫn áp dụng thủ tục đối chiếu vận đơn cũng như một số chứng từ khác và xác nhận thực xuất lên tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu là không đúng quy định hiện hành.
Theo quy định tại Điều 119 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, khi làm thủ tục hoàn thuế đối với hàng SXXK khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan chỉ phải làm công văn yêu cầu hoàn thuế. Trong công văn nêu rõ (1) số tờ khai hàng hóa nhập khẩu đề nghị hoàn thuế, số tờ khai xuất khẩu, số hợp đồng...; (2) Số tiền thuế nhập khẩu đã nộp, số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn; (3) số chứng từ thanh toán đối với trường hợp đã thanh toán qua Ngân hàng; (4) thông tin về hàng hóa đã xuất khẩu theo quy định tại Điều 53 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Theo đó, ngoài công văn yêu cầu hoàn thuế, người khai hải quan không phải nộp các chứng từ khác trong bộ hồ sơ hoàn thuế. Cơ quan hải quan căn cứ vào thông tin trên Hệ thống của cơ quan hải quan để thực hiện kiểm tra, không được yêu cầu người khai hải quan phải xuất trình các chứng từ khác (như vận đơn, hóa đơn, phiếu đóng gói hàng hóa, tờ khai hải quan điện tử in...) để phục vụ việc xét hoàn thuế.
Tổng cục Hải quan đã có văn bản chấn chỉnh, yêu cầu các đơn vị hải quan thực hiện theo đúng quy định.
3. Về việc xác nhận hàng qua khu vực giám sát đối với hàng lẻ:
Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị để thiết kế trên Hệ thống chức năng phản hồi, thông báo trạng thái hàng qua khu vực giám sát của tờ khai hải quan cho người khai hải quan.
4. Yêu cầu về xuất xứ trên sản phẩm “Made in Vietnam” khi xuất khẩu:
Việc thực hiện ghi nhãn đối với hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ, theo đó việc ghi nhãn đối với hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo thỏa thuận của tổ chức, cá nhân nước ngoài với doanh nghiệp xuất khẩu, không nhất định phải có nội dung “Made in Vietnam” trên bao bì, sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu.
Tổng cục Hải quan đã có văn bản chấn chỉnh, yêu cầu các Chi cục Hải quan thực hiện theo đúng quy định.
5. Về cách thức khai báo nội dung “Mô tả hàng hóa”:
Việc cơ quan hải quan yêu cầu khai báo tình trạng hàng mới, hàng cũ (hàng đã qua sử dụng) để thực hiện chính sách quản lý mặt hàng do các Bộ, ngành quy định. Do một tờ khai hải quan có thể khai nhiều dòng hàng với nhiều chính sách quản lý khác nhau, cơ quan hải quan chấp nhận các cách thức khai báo như sau:
- Đối với hàng mới, hàng chưa qua sử dụng: không bắt buộc phải khai báo “hàng mới 100)%”.
- Đối với hàng đã qua sử dụng: phải khai “hàng cũ” hoặc “hàng đã qua sử dụng” trong tiêu chí “Mô tả hàng hóa” của từng dòng hàng.
6. Về nội dung tham vấn trị giá hải quan:
Căn cứ quy định Điều 3 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính thì: Người khai hải quan tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Luật Hải quan năm 2014, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực về việc khai báo nêu trên.
Căn cứ quy định tại Điều 25 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, khi thực hiện kiểm tra trị giá hải quan do người khai hải quan khai báo, nếu cơ quan Hải quan có nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo của người khai hải quan thì thông báo nghi vấn cho người khai hải quan. Trên cơ sở thông báo nghi vấn của cơ quan Hải quan, nếu trong 05 ngày kể từ ngày cơ quan Hải quan thông báo, người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ, tài liệu theo yêu cầu và đề nghị tham vấn, cơ quan Hải quan sẽ giải phóng hàng trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan. Nếu trong thời hạn 05 ngày nêu trên mà người khai hải quan có văn bản khẳng định những nội dung khai là đúng hoặc nếu quá thời hạn 05 ngày nêu trên mà người khai hải quan không nộp bổ sung chứng từ, tài liệu theo yêu cầu hoặc không đề nghị tham vấn thì cơ quan Hải quan sẽ thông quan theo trị giá khai báo của người khai hải quan và chuyển toàn bộ thông tin nghi vấn để thực hiện kiểm tra sau thông quan.
Như vậy, theo quy định hiện nay, việc tham vấn hay không tham vấn là do doanh nghiệp lựa chọn và cơ quan hải quan không xác định trị giá trong quá trình làm thủ tục hải quan.
7. Về các kiến nghị liên quan đến thời gian kiểm dịch, hun trùng đối với nguyên liệu dệt may, thời gian giám định và chi phí khi thực hiện Thông tư số 32/2009/TT-BCT về hàm lượng formaldehyt, thủ tục nhập khẩu hạt chống ẩm khi làm hàng gia công:
Những kiến nghị này không thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan. Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ phản ánh với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Trên đây là một số ý kiến của Tổng cục Hải quan để Hiệp hội được biết, thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 5272/TCHQ-KTTT về việc vướng mắc về thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 5759/TCHQ-GSQL về việc vướng mắc về thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 214/GSQL-GQ1 vướng mắc về thủ tục hải quan do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành
- 4Công văn 6013/TCHQ-PC năm 2016 trả lời vướng mắc của các Cục Hải quan địa phương do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 5027/TCHQ-GSQL năm 2021 vướng mắc thủ tục hải quan đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan thuộc danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập theo Quyết định số 23/2019/QĐ-TTg do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá
- 2Công văn 5272/TCHQ-KTTT về việc vướng mắc về thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 5759/TCHQ-GSQL về việc vướng mắc về thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Thông tư 32/2009/TT-BCT quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may do Bộ Công thương ban hành
- 5Thông tư 194/2010/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 214/GSQL-GQ1 vướng mắc về thủ tục hải quan do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành
- 7Luật Hải quan 2014
- 8Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- 9Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11Công văn 6013/TCHQ-PC năm 2016 trả lời vướng mắc của các Cục Hải quan địa phương do Tổng cục Hải quan ban hành
- 12Công văn 5027/TCHQ-GSQL năm 2021 vướng mắc thủ tục hải quan đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan thuộc danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập theo Quyết định số 23/2019/QĐ-TTg do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 9063/TCHQ-GSQL năm 2015 về trả lời vướng mắc thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 9063/TCHQ-GSQL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 05/10/2015
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Vũ Ngọc Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra