Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 903/LĐLĐ-TG | TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 9 năm 2022 |
Kính gửi: | - Liên đoàn Lao động thành phố Thủ Đức và quận, huyện; |
Thực hiện Công văn số 4757/TLĐ-TG của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ngày 12 tháng 8 năm 2022 về việc tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các đơn vị thực hiện một số nội dung sau:
1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” nhất là nơi có đông công nhân lao động; trong đó tăng cường tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn của hoạt động “tín dụng đen”, tác hại, nguy cơ đối với công nhân lao động từ việc tiếp cận và tham gia hoạt động “tín dụng đen”. Phát huy tối đa các kênh truyền thông, mạng xã hội, trang thông tin điện tử, phổ biến rộng rãi các tài liệu tuyên truyền, phóng sự, video clip cảnh báo về vấn nạn “tín dụng đen”.
Tại những đơn vị có đông công nhân lao động, công đoàn cơ sở cần tranh thủ phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (gọi tắt là CEP), Ngân hàng chính sách xã hội tổ chức những buổi tuyên truyền trực tiếp, tờ rơi tuyên truyền, infographic về chủ đề “tín dụng đen”, giúp công nhân lao động hiểu cặn kẽ về sự nguy hiểm của nạn “tín dụng đen” để chủ động phòng ngừa. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong đoàn viên công đoàn, người lao động; vận động đoàn viên công đoàn, người lao động tuyệt đối không tham gia trực tiếp, gián tiếp các hoạt động liên quan đến “tín dụng đen”.
2. Tăng cường triển khai hiệu quả chương trình phúc lợi đoàn viên; trong đó cần quan tâm, chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên công đoàn, người lao động như tiền lương, tiền thưởng, bữa ăn ca, nhà ở, nhà trẻ; có chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động nghèo, gặp hoàn cảnh khó khăn như: trao “mái ấm công đoàn”, trợ cấp khó khăn, hỗ trợ vay vốn từ tổ chức Tài chính Vi mô CEP, ngân hàng và các tổ chức tài chính hợp pháp khác với lãi suất hợp lý. Công đoàn cấp trên cơ sở và công đoàn cơ sở chủ động phối hợp triển khai hoạt động liên kết phúc lợi, kết nối để tổ chức Tài chính Vi mô CEP, các ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp pháp tiếp cận cung cấp dịch vụ phù hợp với công nhân lao động, qua đó góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về tài chính trong ngắn hạn cho người lao động. Phổ biến rộng rãi tới công nhân lao động về gói vay 20.000 tỷ đồng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo triển khai phục vụ công nhân lao động và các gói sản phẩm, dịch vụ của Tổ chức Tài chính Vi mô CEP đến với đoàn viên công đoàn, người lao động - trong đó, đặc biệt quan tâm, hướng dẫn cặn kẽ về phương thức, thủ tục, điều kiện thụ hưởng sản phẩm, dịch vụ; đồng thời phối hợp giải quyết nhanh chóng, hiệu quả hỗ trợ kịp thời đoàn viên, công nhân, người lao động có nhu cầu.
3. Phối hợp với chính quyền, công an địa phương rà soát, lên danh sách các nhóm đối tượng liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, từ đó có biện pháp bảo vệ cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn, người lao động; ngăn ngừa tội phạm manh động, không để chúng thâm nhập công nhân lao động cũng như môi trường doanh nghiệp. Chủ động triển khai công tác phối hợp phòng, chống tội phạm, trong đó có tội phạm “tín dụng đen”. Phối hợp giám sát, ngăn ngừa các hoạt động của đoàn viên công đoàn, người lao động tham gia các hoạt động đi vay, cho vay, đòi nợ có liên quan đến “tín dụng đen” với công an địa phương để có giải pháp cụ thể trong việc công đoàn tham gia phòng, chống tội phạm và được bảo vệ khi có nguy cơ bị tội phạm “tín dụng đen” tấn công. Cán bộ công đoàn cơ sở cần thiết lập kênh thông tin chặt chẽ với công an địa phương để được phối hợp, hỗ trợ kịp thời.
4. Các đơn vị cần sâu sát trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên công đoàn, người lao động để chủ động hỗ trợ, giúp đỡ những người đang thực sự khó khăn về tài chính. Trường hợp công nhân lao động gặp khó khăn đột xuất, công đoàn cơ sở cần đề nghị doanh nghiệp có giải pháp hỗ trợ phù hợp hoặc đứng ra giới thiệu, bảo lãnh cho công nhân, lao động vay tại tổ chức Tài chính Vi mô CEP và các tổ chức tín dụng hợp pháp khác. Ở những nơi có “tín dụng đen” hoạt động, công đoàn cơ sở cần phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng giải pháp cụ thể bảo vệ công nhân lao động và báo cáo gấp về công đoàn cấp trên để được hỗ trợ. Tăng cường vai trò giám sát tại địa bàn khu dân cư, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động tố giác, đấu tranh, lên án đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động “tín dụng đen”, cho vay lãi nặng. Phối hợp tổ chức hiệu quả diễn đàn “Quần chúng Nhân dân lên án, tố giác tội phạm” tại các địa bàn trọng điểm. Phát động phong trào, huy động đoàn viên công đoàn, người lao động phối hợp với lực lượng chức năng ra quân tháo gỡ bảng hiệu, tẩy xóa tờ rơi, quảng cáo,... liên quan “tín dụng đen”.
Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các đơn vị triển khai, thực hiện nội dung nêu trên; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo về Liên đoàn Lao động Thành phố (qua Ban Tuyên giáo) để tổng hợp báo cáo Thường trực Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh./.
| TM. BAN THƯỜNG VỤ |
- 1Quyết định 05/2020/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án cho vay tiêu dùng từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động "tín dụng đen" trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2Kế hoạch 180/KH-UBND năm 2021 tiếp tục thực hiện Chỉ thị 12/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 3Quyết định 30/2021/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; kinh doanh tài chính liên quan đến hoạt động tín dụng đen trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 4Công văn 474/LĐLĐ năm 2022 về tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ban hành
- 1Quyết định 05/2020/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án cho vay tiêu dùng từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động "tín dụng đen" trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2Kế hoạch 180/KH-UBND năm 2021 tiếp tục thực hiện Chỉ thị 12/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 3Quyết định 30/2021/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; kinh doanh tài chính liên quan đến hoạt động tín dụng đen trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 4Công văn 4757/TLĐ-TG năm 2022 về tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 5Công văn 474/LĐLĐ năm 2022 về tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ban hành
Công văn 903/LĐLĐ-TG năm 2022 về tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn nạn "tín dụng đen" trong công nhân lao động do Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 903/LĐLĐ-TG
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 12/09/2022
- Nơi ban hành:
- Người ký: Trần Đoàn Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/09/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra