Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 900/BNN-TCTS | Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2011 |
Kính gửi: | Ủy ban Nhân dân các tỉnh: Quảng Ninh; Quảng Trị; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Phú Yên; Khánh Hòa; Ninh Thuận. |
Rong mơ Sargassum là một giống tảo lớn (macroagae) thuộc họ rong mỡ Sargassaceae sống trôi nổi trong nước, phân bố rộng từ Bắc xuống Nam và các hải đảo, trữ lượng tập trung cao tại vùng ven biển đặc biệt tại các tỉnh từ Quảng Nam đến Ninh Thuận. Rong mơ có giá trị kinh tế cao do có trữ lượng lớn, các sản phẩm của rong mơ được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, hóa học, sinh học và y học. Rong mơ còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa hệ sinh thái môi trường biển, nơi sinh sống và sinh sản của sinh vật biển. Mùa vụ khai thác rong mơ tự nhiên chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, trữ lượng ước tính khoảng 30.000 – 35.000 tấn.
Hiện nay việc khai thác rong mơ đang diễn ra một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch tại một số tỉnh đã làm cho rong mơ bị suy giảm về sinh khối và diện tích phân bố gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái biển. Để quản lý và khai thác nguồn lợi rong mơ một cách bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh Quảng Ninh; Quảng Trị; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Phú Yên; Khánh Hòa; Ninh Thuận chỉ đạo các đơn vị chức năng trong tỉnh thực hiện nghiêm một số nội dung sau:
1. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên báo, đài phát thanh, tờ rơi, áp phích… về nguồn lợi, giá trị của rong mơ đối với môi trường sống, đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển cho cộng đồng cư dân sinh sống và khai thác rong biển trong địa bàn tỉnh.
2. Quy hoạch, xác định trữ lượng rong mơ tại các thủy vực tự nhiên trong địa bàn tỉnh. Công bố khu vực và thời hạn cấm khai thác rong mơ trong năm trên cơ sở không ảnh hưởng đến sinh kế cộng đồng cư dân địa phương, đồng thời bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái biển.
3. Tuyên truyền hướng dẫn phương pháp khai thác rong mơ: Khi tiến hành thu hoạch phải để lại gốc bám và đoạn thân cây rong dài khoảng 10 cm, đảm bảo có phần tán che cho bào tử, tránh được các tác động của sinh vật biển nhằm phát triển thêm các thỏi sinh sản và cung cấp thêm nguồn giống bào tử trong tự nhiên. Khi khai thác phải đảm bảo để lại ít nhất 25% diện tích theo từng luống để bảo vệ nơi cư trú, sinh sản của các loài thủy sản.
4. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra tình hình khai thác rong mơ trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm liên quan đến công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy sản)./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Công văn 900/BNN-TCTS về tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát khai thác rong Mơ tại các thủy vực tự nhiên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- Số hiệu: 900/BNN-TCTS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 05/04/2011
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Vũ Văn Tám
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra