- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
- 3Chỉ thị 34/CT-TTg năm 2014 tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chương trình 90/CTrPH/CP-ĐCTUBTWMTTQVN năm 2016 phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020 do Chính phủ - Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 5Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
- 6Quyết định 19/2017/QĐ-UBND Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 7Quyết định 36/2017/QĐ-UBND về Quy chế Phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 8Quyết định 33/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 9Kế hoạch 8098/KH-UBND năm 2019 về thực hiện mô hình chợ kiểu mẫu bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 10Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2020 về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 05/2021/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 12Quyết định 09/2021/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 13Kế hoạch 343/KH-UBND năm 2022 về nhân rộng mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 14Kế hoạch 1637/KH-BCĐTƯATTP năm 2022 về triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023 do Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm ban hành
- 15Chỉ thị 10/CT-BCT thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 do Bộ Công thương ban hành
- 16Kế hoạch 1766/KH-BCĐTƯATTP năm 2022 triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2023 do Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm ban hành
- 17Kế hoạch 332/KH-BCĐTƯATTP triển khai "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2023 do Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm ban hành
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8951/BCT-KHCN | Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2023 |
Kính gửi: Bộ Y tế
Trả lời công văn số 7335/CV-BCĐTƯATTP ngày 13 tháng 11 năm 2023 của Bộ Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương xin gửi Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch số 1766/KH-BCĐTƯATTP ngày 27 tháng 12 năm 2022 triển khai công tác hậu kiểm năm 2023 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm và đề xuất công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2024 tại Phụ lục kèm theo.
Đề nghị Bộ Y tế tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm theo quy định./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 1766/KH-BCĐTƯATTP NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 2022 TRIỂN KHAI CÔNG TÁC HẬU KIỂM NĂM 2023 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
(Kèm theo công văn số 8951/BCT-KHCN ngày 15 tháng 12 năm 2023)
Bộ Công Thương tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch số 1766/KH-BCĐTƯATTP ngày 27 tháng 12 năm 2022 triển khai công tác hậu kiểm năm 2023 và đề xuất công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024 như sau:
I. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2023
1. Công tác quản lý, chỉ đạo
Bộ Công Thương tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn thực phẩm(1) thông qua lồng ghép vào các chỉ đạo về bình ổn thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên Đán, trong đó đã chỉ đạo các địa phương chú trọng bảo đảm nguồn cung thực phẩm thiết yếu với giá cả ổn định; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo đảm an toàn thực phẩm; công tác hỗ trợ tiêu thụ nông sản có tính mùa vụ cao bảo đảm an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh. Kết quả đạt được cho thấy, các địa phương, doanh nghiệp và đơn vị liên quan đã chú trọng công tác bảo đảm an toàn thực phẩm ngay trong quá trình xây dựng kế hoạch phục vụ Tết và chuẩn bị nguồn hàng, các phương án cung ứng hàng hóa; triển khai chương trình bình ổn thị trường, kết nối cung cầu, đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, hải đảo. Điều đó đã khẳng định vai trò của công tác bảo đảm an toàn thực phẩm của ngành Công Thương trong khâu lưu thông hàng hóa trên thị trường.
Thực hiện các Kế hoạch: số 1637/KH-BCĐTƯATTP ngày 5 tháng 12 năm 2022; số 1766/KH-BCĐTƯATTP ngày 27 tháng 12 năm 2022 và số 332/KH-BCĐTƯATTP ngày 10 tháng 3 năm 2023 của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm về việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023; triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2023 và triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023, Bộ Công Thương đã ban hành các văn bản(2) chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương/Ban Quản lý An toàn thực phẩm: Bắc Ninh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao về quản lý an toàn thực phẩm. Kết quả thực hiện các Kế hoạch của Ban chỉ đạo cho thấy việc thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ(3) được chính quyền các cấp của 08 tỉnh được kiểm tra (Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An) tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm; việc tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp được kiện toàn theo đúng yêu cầu của Thủ tướng.
Bên cạnh đó, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các địa phương trên vẫn tích cực vào cuộc, chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023 và Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023 theo đúng các nội dung đã được hướng dẫn; việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm được triển khai đồng bộ trên phạm vi toàn địa bàn được phân công quản lý, kịp thời chấn chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm. Trong thời gian triển khai các dịp cao điểm về an toàn thực phẩm năm 2023, trên địa bàn 08 tỉnh nêu trên không xảy ra ngộ độc thực phẩm. Qua đó đã góp phần đề cao vai trò và trách nhiệm quản lý nhà nước của các đơn vị chức năng trong Bộ, các cơ quản lý nhà nước ngành Công Thương tại các cấp hành chính địa phương (Sở Công Thương, Phòng Kinh tế/Kinh tế hạ tầng) trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm; việc triển khai các hoạt động được thống nhất từ Trung ương đến địa phương và có trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới theo Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Công Thương thường xuyên chỉ đạo các cơ quan quản lý thị trường địa phương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thực phẩm lưu thông trên thị trường nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, đặc biệt trong các đợt cao điểm về an toàn thực phẩm như Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023; Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023; Kiểm tra hậu kiểm an toàn thực phẩm(4). Do đó, công tác chỉ đạo điều hành đã góp phần kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
2. Kết quả thực hiện
2.1. Các đoàn kiểm tra do đơn vị thuộc Bộ chủ trì
Trong năm 2023, Bộ Công Thương giao Tổng Cục Quản lý thị trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Thị trường trong nước làm trưởng đoàn thực hiện công tác kiểm tra về an toàn thực phẩm theo các Kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm. Cụ thể:
Triển khai Kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023 (Kế hoạch số 1637/KH-BCĐTƯATTP ngày 5 tháng 12 năm 2022) và trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023 (Kế hoạch số 332/Kh-BCĐTƯATTP ngày 10 tháng 3 năm 2023), từ đầu năm 2023 đến nay, Bộ Công Phương đã chủ trì 04/12 đoàn Kiểm tra liên ngành Trung ương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại 08 Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An. Thông qua hoạt động kiểm tra thực tế công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại địa phương đã góp phần tăng cường công tác bảo vệ tốt nhất an toàn sức khỏe, tính mạng nhân dân, tuyên truyền về nguy cơ dịch bệnh, khuyến cáo cơ quan quản lý địa phương đề cao cảnh giác, nâng cao nhận thức và coi công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm là một trong các giải pháp đồng bộ trong phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
Thực hiện Kế hoạch số 1766/KH-BCĐTƯATTP ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2023, để đánh giá một cách đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chính quyền các cấp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý bảo đảm an toàn thực phẩm của ngành Công Thương tại địa phương, Bộ Công Thương đã xây dựng kế hoạch, thông báo tới 15 tỉnh, thành phố đại diện các vùng miền trong cả nước, gồm: Phú Thọ, Nam Định, Đồng Tháp, An Giang, Bình Dương, Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Phú Yên.
Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường các tỉnh/thành phố duy trì các chương trình hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thuộc trách nhiệm được phân giao quản lý để kịp thời phát hiện, cảnh báo và chuyển mạnh từ thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch sang thanh tra, kiểm tra đột xuất; tăng cường phối hợp thanh tra liên ngành theo Chỉ thị số 17/CT-TTg tại các địa phương.
2.2. Kiểm tra trên thị trường do lực Quản lý thị trường các tỉnh/thành phố thực hiện
Tổng hợp từ báo cáo Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong 10 tháng năm 2023, tổng số vụ kiểm tra về ATTP: 6172 vụ, tổng số vụ xử lý: 4967 vụ, số tiền xử phạt: 25.226.517.000 đồng, trị giá hàng tịch thu, tiêu hủy: 24.335.908 đồng. Vi phạm chủ yếu liên quan đến kinh doanh thực phẩm nhập lậu, thực phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhãn hàng hóa và các quy định chung về ATTP (điều kiện ATTP, tập huấn, sức khỏe...).
2.3. Một số đánh giá về công tác kiểm tra trên thị trường
Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử lý kịp thời nhiều vi phạm pháp luật trong an toàn thực phẩm, có tác dụng răn đe, hạn chế hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Đồng thời, thông qua công tác kiểm tra, kết hợp tuyên truyền hướng dẫn các cơ sở, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thực hiện tốt các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.
Việc kinh doanh hàng hóa kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng và không rõ nguồn gốc đã giảm so với trước. Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, các siêu thị, trung tâm thương mại đã có ý thức trong việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm như thực hiện các quy định về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện, khám sức khỏe cho người lao động, cập nhật kiến thức an toàn thực phẩm, sắp xếp, bảo quản hàng hóa...
Ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh ngày càng được nâng lên do đó trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm việc sử dụng các chất phụ gia ngoài danh mục các chất phụ gia được phép trong bảo quản, chế biến thực phẩm đã giảm; nguyên liệu đưa vào trong quá trình chế biến, sản xuất thực phẩm ngày càng được đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.4. Kết quả làm việc giữa Bộ Công Thương và 15 Sở Công Thương theo Kế hoạch số 1766/KH-BCĐTƯATTP
2.4.1. Công tác chỉ đạo, điều hành
Ghi nhận tại báo cáo và tại các buổi làm việc với Sở Công Thương/Ban Quản lý an toàn thực phẩm 15 tỉnh, thành phố: Phú Thọ, Nam Định, Đồng Tháp, An Giang, Bình Dương, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Phú Yên, căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố, Sở Công Thương/Ban Quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh/thành phố đã kịp thời tham mưu, ban hành các Chỉ thị, Quyết định, Kế hoạch nhằm triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm ngành Công Thương: triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, Lễ hội Xuân và các Kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất về công tác thanh tra, kiểm tra hậu kiểm tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công Thương quản lý trên địa bàn.
2.4.2. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin
Sở Công Thương/ Ban Quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm số hoá hồ sơ, tài liệu trong lĩnh vực ATTP nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về ATTP đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khi thực hiện các thủ tục hành chính và người tiêu dùng tiếp cận thông tin về ATTP. Thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm tại các địa phương đang được thực hiện ở mức độ 3 hoặc 4 và 100% hồ sơ đã được giải quyết đúng hạn. Sở Công Thương các địa phương đều sử dụng phần mềm trong việc quản lý văn bản đến đi và xử lý văn bản. Điển hình tại một số Sở Công Thương/Ban Quản lý an toàn thực phẩm như:
- Sở Công Thương tỉnh Bình Phước: 100% các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm ngành Công Thương đang áp dụng mức độ 4, được thực hiện trên môi trường điện tử từ khâu tiếp nhận, xử lý, trả kết quả và đã tích hợp lên cổng dịch vụ công quốc gia. Đăng tải danh sách các cơ sở thực phẩm được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm; bản tự công bố sản phẩm được đưa lên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Công Thương được tích hợp trên trang thông tin điện tử của Sở Công Thương tỉnh Bình Phước. Đồng thời, Sở Công Thương cũng hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh có sản phẩm OCOP đạt chất lượng tham gia kinh doanh trên các Sàn thương mại điện tử uy tín trong nước và Sàn giao dịch nông sản của tỉnh.
- Sở Công Thương tỉnh Bình Dương: Việc tiếp nhận hồ sơ, trao đổi thông tin và kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở chủ yếu thực hiện qua hình thức Dịch vụ công trực tuyến, đã góp phần số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; nâng cao tỷ lệ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính tại chỗ, rút ngắn thời gian thực hiện. Đồng thời, nâng cấp dịch vụ công về lĩnh vực ATTP mức độ 4, 100% thủ tục hành chính được nộp trực tuyến và giải quyết sớm, đúng hạn; xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu ngành Công Thương nhằm số hoá các hồ sơ tài liệu, hồ sơ cụ thể là nhập liệu 354 điểm Gis bao gồm các cơ sở sản xuất, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini trên phần mềm cơ sở dữ liệu ngành Công Thương, số hoá 575 tài liệu cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP từ năm 2018 nhằm hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về ATTP của Sở Công Thương và các Phòng Kinh tế huyện, thị xã, thành phố.
- Ban Quản lý an toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh: thực hiện triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP do các cơ quan Trung ương và Thành phố ban hành. Ban Quản lý ATTP đã thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát giải quyết thủ tục hành chính, 100% hồ sơ giải quyết đúng hạn và không có hồ sơ trễ hạn, thực hiện số hoá giải quyết thủ tục hành chính, đến nay đạt 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ban Quản lý ATTP đã được số hóa và người dân có thể tra cứu trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Thành phố. Ban Quản lý ATTP phối hợp với đơn vị cung cấp phần mềm để triển khai mạnh mẽ và hiệu quả hơn trong việc áp dụng ISO điện tử vào giải quyết thủ tục hành chính.
- Sở Công Thương tỉnh Khánh Hoà: Thường xuyên cập nhật, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực ATTP để kịp thời sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính phù hợp với quy định của pháp luật và xây dựng các quy trình ISO giải quyết các thủ tục hành chính của Sở Công Thương, UBND cấp huyện. 10 tháng năm 2023, Sở Công Thương đã tổ chức thẩm định cấp mới, cấp lại, cấp sửa đổi bổ sung 54 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cấp sửa đổi bổ sung 01 giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tiếp nhận 15 bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; tiếp nhận 179 hồ sơ tự công bố sản phẩm.
- Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng: 100% hồ sơ về ATTP đều được xử lý trước thời hạn theo quy định. Thủ tục cấp giấy chứng nhận ATTP thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Thực hiện cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 20 ngày làm việc xuống 15 ngày làm việc. Đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành, xử lý công việc, báo cáo trong các cơ quan, đơn vị từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã, phường; tiến hành xử lý văn bản trên phần mềm, nhóm zalo nên việc xử lý văn bản chỉ đạo, thực hiện kế hoạch, báo cáo định kỳ, đột xuất kịp thời và đúng thời gian theo quy định. Trong năm 2023, Sở Công Thương đã tiến hành rà soát, hệ thống các thông tin có liên quan của 25 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được chứng nhận HACCP, ISO, FSSC... và đã được Sở Công Thương cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 08 doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đăng tải các thông tin trên của 33 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Sở Công Thương.
- Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình: Cùng với việc duy trì hoạt động ổn định của Trang thông tin điện tử của Sở (có địa chỉ tại http://sct.quangbinh.gov.vn), Sở đã xây dựng và đưa vào vận hành các phần mềm dùng chung như: Phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm (có địa chỉ tại: http://truyxuatsp.quangbinhtrade.vn); Phần mềm Bản đồ số ngành Công Thương tỉnh Quảng Bình (có địa chỉ tại: http://bandoso.quangbinhtrade.vn); Hệ cơ sở dữ liệu công nghiệp, thương mại tỉnh Quảng Bình (có địa chỉ tại: http://csdl.quangbinhtrade.vn); Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Quảng Bình (có địa chỉ tại: http://quanqbinhtrade.vn)... bước đầu đã hỗ trợ tích cực trong hoạt động quản lý nhà nước của ngành cũng như phục vụ nhu cầu khai thác thông tin của các tổ chức, cá nhân. Đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý an toàn thực phẩm theo chức năng nhiệm vụ được giao, Sở đã xây dựng chuyên mục “An toàn vệ sinh thực phẩm” trên trang thông tin điện tử của Sở và thường xuyên cập nhật các thông tin các tổ chức tự công bố sản phẩm an toàn thực phẩm trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại theo đúng quy định.
- Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị: Đến nay, hầu hết các văn bản của Sở ban hành đều thực hiện bằng hình thức ký số (trừ văn bản mật theo quy định và các văn bản có tính, đặc thù, bảo mật nội bộ của Sở); Hệ thống gửi, nhận văn bản qua mạng: Đối với việc gửi nhận văn bản điện tử trên “Hệ thống thông tin dành cho CBCC của tỉnh” tại địa chỉ https://hethongvanban.quangtri.gov.vn và “Hệ thống quản lý văn bản hồ sơ công việc” tại địa chỉ https://vpdt.quangtri.gov.vn. Những thông tin cần thiết liên quan đến ngành, lĩnh vực Công Thương được Sở cung cấp trên Trang thông tin điện tử của Sở. 100% thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của Sở Công Thương được công khai trên Trang Thông tin điện tử của Sở cũng như Công dịch vụ công trực tuyến của tỉnh để người dân có thể nắm bắt, khai thác. Đối với các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao (mức độ 3,4), hiện tại Sở cung cấp trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh là 67 thủ tục hành chính.
- Sở Công Thương tỉnh Phú Yên: Thực hiện công bố công khai quy trình giải quyết thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết hồ sơ, các biểu mẫu, phí thẩm định,... trên Cổng dịch vụ công tỉnh Phú Yên tại địa chỉ: dichvucong.phuyen.gov.vn. Thông tin về các sản phẩm thực phẩm được chứng nhận là sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; các cơ sở sản xuất thực phẩm bị xử lý vi phạm hành chính về ATTP; các nội dung tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng thực phẩm an toàn, cảnh báo về một số sản phẩm thực phẩm có nguy cơ mất an toàn, ... được Sở cập nhật thường xuyên trên Trang thông tin điện tử của Sở và sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh (https://phuyentrade.gov.vn).
- Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa: Công tác quản lý tiếp nhận hồ sơ tự công bố sản phẩm thuộc lĩnh vực công thương: Sở Công Thương Thanh Hóa tiếp nhận, cập nhật danh sách Tự công bố sản phẩm lên website của cơ quan (http://sct.thanhhoa.gov.vn). Kết quả từ năm 2020 đến nay, Sở đã tiếp nhận gần 400 hồ sơ tự công bố sản phẩm của các cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Sở Công Thương tỉnh Nghệ An: Thường xuyên phổ biến, quán triệt chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước về công tác cải cách hành chính. Công tác quản lý tiếp nhận hồ sơ tự công bố sản phẩm ATTP thuộc lĩnh vực ngành Công Thương quản lý thực hiện theo phân công phân cấp. Sở Công Thương tiếp nhận, cập nhật danh sách tự công bố sản phẩm ATTP tại website của Sở.
2.4.3. Công tác thông tin, tuyên truyền về an toàn thực phẩm
Nhìn chung Sở Công Thương/Ban quản lý ATTP các tỉnh, thành phố luôn xác định công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền là nhiệm vụ trọng tâm, tiên quyết trong hoạt động bảo đảm ATTP. Hàng năm, Sở Công Thương/Ban Quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố đã chủ động, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Luật An toàn thực phẩm và các quy định về đảm bảo ATTP thuộc lĩnh vực ngành Công Thương quản lý đến chính quyền các cấp, các tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tiểu thương tại các chợ, người tiêu dùng trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức và áp dụng thực tiễn các điều kiện đảm bảo ATTP theo quy định. Thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai nhiều buổi tập huấn, hội nghị, hội thảo hướng dẫn các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực thực phẩm. Ngoài ra, còn có các hình thức tuyên truyền như: các bài viết trên các trang thông tin điện tử của Sở, địa phương, báo đài địa phương, băng rôn, baner, xe loa, tờ gấp, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước, đơn vị giám sát về ATTP và người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và người tiêu dùng trên địa bàn. Cụ thể:
- Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ: Chỉ đạo và phối hợp với các Phòng Kinh tế/Kinh tế - Hạ tầng các huyện, thành, thị tăng cường tuyên truyền phổ biến kiến thức, pháp luật về ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, loa phát thanh tại các thôn, xóm, khu dân cư thuộc xã, phường, thị trấn nhằm chuyển tải thông tin đến các cấp chính quyền địa phương, các hộ sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về đảm bảo ATTP.
- Sở Công Thương tỉnh Nam Định: Thường xuyên phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về ATTP cho cán bộ quản lý trên địa bàn tỉnh và các đối tượng là chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia chế biến và kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước về ATTP ngành Công Thương. Chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan, chỉ đạo phòng Kinh tế hạ tầng các huyện và phòng Kinh tế thành phố tăng cường hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho chính quyền địa phương các cấp, người sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng thực phẩm theo phân cấp quản lý. Đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán và Lễ hội Xuân; trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm và dịp Tết Trung thu.
- Sở Công Thương tỉnh An Giang: đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức 08 lớp tập huấn về ATTP với tổng cộng 790 người tham dự; Biên soạn và đăng tải 05 bài viết về ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên Cổng thông tin điện tử Sở Công Thương; Viết bài tham luận Hội nghị trực tiếp triển khai “Tháng hành động vì ATTP” năm 2023; tham dự Hội nghị trực tiếp triển khai “Tháng hành động vì ATTP” năm 2023.
- Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp: Thường xuyên thực hiện công tác thông tin, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm trên cổng thông tin điện tử của Sở; đồng thời thông tin, phổ biến pháp luật thông qua các lớp tập huấn kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm ngành Công Thương do Sở Công Thương tổ chức. Tổ chức tuyên truyền nội dung an toàn thực phẩm trên Đài phát thanh, truyền hình và trên Báo Đồng Tháp theo Kế hoạch thông tin tuyên truyền.
- Sở Công Thương tỉnh Bình Phước: Tổ chức các lớp tập huấn về ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và cán bộ, công chức, cán bộ quản lý về ATTP tại các huyện, thị xã, thành phố, các ban quản lý, tổ quản lý chợ. Thông qua các lớp tập huấn giúp nâng cao năng lực quản lý, kiến thức cho các cán bộ, công chức, quản lý và nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Sở Công Thương tỉnh Bình Dương: Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Phát triển công nghiệp thuộc Sở Công Thương đã tổ chức tập huấn kiến ATTP cho 1.256 lượt người tham dự tại 03 doanh nghiệp.
- Ban quản lý ATTP Thành phố Hồ Chí Minh: Tổ chức 30 lớp tập huấn cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực Công Thương; các chợ truyền thống đăng ký mô hình chợ thực phẩm an toàn năm 2023, cho Liên Hiệp hợp tác xã Thành phố Hồ Chí Minh và cho cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đã thực hiện 339.100 ấn phẩm truyền thông.
- Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa: Huy động hệ thống loa xã phường tuyên truyền, phổ biến, vận động người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng thực phẩm bảo đảm an toàn, nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng; ký 292 bản cam kết không kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không đảm bảo chất lượng và hàng hóa không bảo đảm ATTP; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức 06 hội nghị, hội thảo nâng cao năng lực quản lý nhà nước về ATTP ngành công thương, phổ biến, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP ngành Công Thương.
- Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng: Tổ chức 03 lớp tập huấn tuyên truyền về ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống trang thông tin điện tử của Sở, địa phương, hệ thống loa truyền thanh các xã, thị trấn, đài phát thanh và truyền hình Tỉnh; lồng ghép trong các đoàn kiểm tra, kiểm soát đối với các nhóm thực phẩm do ngành Công Thương quản lý.
- Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân. Phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại - Bộ Công Thương tổ chức 02 lớp tập huấn kiến thức về ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực Công Thương tại huyện Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới với sự tham gia của 220 học viên.
- Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị: Thường xuyên cung cấp thông tin, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về an toàn thực phẩm đến các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn nghiên cứu, hướng dẫn và đôn đốc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước.
- Sở Công Thương tỉnh Phú Yên: Xây dựng clip tuyên truyền các quy định pháp luật về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngành Công Thương, thực hiện đăng tải clip trên website Sở và phát sóng 01 phóng sự về ATTP trong dịp Tháng hành động ATTP năm 2023 trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Đồng thời đã đăng 03 bài và 02 tin trên Báo Phú Yên về thực trạng an toàn thực phẩm ngành Công Thương; Phối hợp và thông qua Hội Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng tỉnh tổ chức 20 lớp tập huấn phổ biến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; kiến thức ATTP và nhận biết thực phẩm an toàn, thực phẩm giả cho đối tượng người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; Ngoài ra, thông qua công tác kiểm tra, thành viên tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành của Sở Công Thương kết hợp công tác tuyên truyền pháp luật về ATTP, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành đúng các quy định của pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh của ngành.
- Sở Công Thương tỉnh Gia Lai: Thông báo đường dây nóng tiếp nhận thông tin ATTP thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh trên Bản tin, Website Sở và trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời tiếp nhận và xử lý các thông tin về sản xuất, kinh doanh không an toàn do người dân và báo chí cung cấp; Phối hợp cùng với Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại thuộc Bộ Công Thương tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức ATTP cho 130 tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Qua đó, các cơ sở đã nắm bắt các quy định của nhà nước về điều kiện sản sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhấn mạnh nhất là mức xử phạt theo quy định đối với các hành vi vi phạm về lĩnh vực ATTP.
- Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa: Xây dựng clip tuyên truyền các quy định pháp luật về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngành công thương, thực hiện đăng tải clip trên website Sở và phát sóng 01 phóng sự về ATTP trong dịp Tháng hành động ATTP năm 2023 trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Đồng thời đã đăng 03 bài và 02 tin trên Báo Phú Yên về thực trạng an toàn thực phẩm ngành Công Thương; Trong 6 tháng đầu năm 2023, Sở Công Thương đã treo 22 băng rôn tuyên truyền tại các chợ và Sở Công Thương, treo 72 khẩu hiệu (ba nô) cố định tại các chợ hạng 2 và hạng 3 trên địa bàn tỉnh. Tiến hành treo 02 băng rôn, với các câu khẩu hiệu tuyên truyền bảo đảm ATTP tại trụ sở cơ quan trong các dịp cao điểm về ATTP; Phối hợp và thông qua Hội Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng tỉnh tổ chức 20 lớp tập huấn phổ biến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; kiến thức ATTP và nhận biết thực phẩm an toàn, thực phẩm giả cho đối tượng người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; Ngoài ra, thông qua công tác kiểm tra, thành viên tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành của Sở Công Thương kết hợp công tác tuyên truyền pháp luật về ATTP, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành đúng các quy định của pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh của ngành.
- Sở Công Thương tỉnh Nghệ An: Hàng năm, Sở Công Thương xây dựng kế hoạch tập huấn, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý an toàn thực phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ngành Công Thương quản lý trên địa bàn nhằm nâng cao công tác quản lý cho cán bộ cũng như nâng cao nhận thức của các cơ sở về việc đảm bảo an toàn thực phẩm; Kịp thời triển khai, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật mới, các quy định trong việc thực hiện công tác quản lý về an toàn thực phẩm đối với cấp huyện, xã; Tuyên truyền, hướng dẫn các quy định, điều kiện đảm bảo ATTP, ghi nhãn hàng hóa thực phẩm, quảng cáo thực phẩm... đối với các cơ sở sản xuất-kinh doanh thuộc ngành quản lý, đặc biệt đối với các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất mặt hàng Bún, Miến, rượu..hộ kinh doanh thực phẩm tại các chợ trên địa bàn; Trong công tác quản lý ATTP thuộc lĩnh vực của ngành, Sở đã hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong việc phát triển, mở rộng các siêu thị, chuỗi cửa hàng cung cấp thực phẩm an toàn cho người dân trên địa bàn tỉnh.
2.4.4. Kết quả chương trình phối hợp bảo đảm ATTP giữa Chính phủ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
Thực hiện Chương trình phối hợp số 90/CTrPH/CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 30/3/2016 giữa Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020, nhìn chung, Sở Công Thương/Ban Quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh đã chủ động, tham mưu Chương trình phối hợp giữa Ủy ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc trên địa bàn tỉnh. Qua những chương trình phối hợp, kế hoạch thực hiện, Sở Công Thương/Ban Quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh đã thường xuyên triển khai, phối hợp thực hiện các nội dung thuộc phạm vi quản lý như: Triển khai thực hiện tiêu chí ATTP tại các chợ; phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm; tổ chức tuyên truyền, vận động, ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh theo phân công quản lý; rà soát sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về ATTP. Cụ thể như sau:
- Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ: thường xuyên phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trong đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về an toàn thực phẩm; quản lý giá, bình ổn giá; hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng.
- Sở Công Thương tỉnh Nam Định: Hàng năm, vào các dịp như Tháng hành động vì ATTP, Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán và mùa Lễ hội, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban chỉ đạo vệ sinh ATTP tỉnh, Sở Công Thương đã phối hợp với các cơ quan có liên quan, mời Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng đoàn thanh kiểm tra, thành lập và cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đi kiểm tra công tác chỉ đạo vệ sinh ATTP của Ban chỉ đạo địa phương và kiểm tra thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Sở Công Thương tỉnh An Giang: Phối hợp tốt với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh An Giang trong công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATTP. Các Đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023; Đoàn kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh; Đoàn kiểm tra liên ngành “Tháng hành động vì ATTP” năm 2023 có sự tham gia của thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN. Từ sau năm 2020 đến nay, Sở Công Thương và Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chưa ký kết Kế hoạch liên tịch.
- Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp: Sau năm 2020 đến nay, Sở Công Thương và Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh chưa ký kết Kế hoạch liên tịch. Kết quả thực hiện, nhìn chung Sở đã phối hợp tốt Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; hàng năm, Sở cử công chức tham gia các Đoàn kiểm tra về an toàn thực phẩm do các Sở, Ban, Ngành liên quan tổ chức. Trong năm 2022, Sở phối hợp với Phòng Kinh tế/Kinh tế - Hạ tầng và các cơ quan liên quan: tổ chức 06 lớp tập huấn, phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương.
- Sở Công Thương tỉnh Bình Phước: Thường xuyên phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước, các Sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị, thành phố, Hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh tuyên truyền, triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán tại địa phương; Cục Quản lý Thị trường tỉnh về phối hợp triển khai chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, an toàn thực phẩm, bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán; cũng như phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp Lễ, Tết; phối hợp Hội Nông dân tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh về việc tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; Trong các đợt cao điểm Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm đã phối hợp với ngành Y tế tổ chức các hoạt động tuyên truyền về an toàn thực phẩm; Phối hợp Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh và các Sở, ngành liên quan thực hiện Chương trình giám sát an toàn thực phẩm và tuyên truyền pháp luật về ATTP cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn).
- Sở Công Thương tỉnh Bình Dương: Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, Liên minh Hợp tác xã, Hội bảo vệ người tiêu dùng và các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp luật và chủ động tăng cường vai trò, trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, trong đó tiếp tục tập trung triển khai có hiệu quả các Chương trình phối hợp đã ký kết giữa Chính phủ với các đoàn thể chính trị - xã hội.
- Ban quản lý ATTP Thành phố Hồ Chí Minh: Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện các Đề án, Dự án; Chương trình, Kế hoạch liên quan đến thực phẩm. Sở phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu xây dựng Đề án Sàn giao dịch thịt heo; Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức, các quận, huyện tiếp tục tập trung các giải pháp nhằm tăng cường giải quyết dứt điểm các điểm/khu kinh doanh tự phát; nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ truyền thống.
- Sở Công Thương tỉnh Khánh Hoà: Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Khánh Hòa, Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa, Báo Công Thương, Đài truyền hình Khánh Hòa tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về ATTP đến các cơ sở, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngành công thương trên địa bàn tỉnh; Sở Công Thương luôn phối hợp kịp thời với các cơ quan có chức năng trên địa bàn tỉnh thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, xử lý kịp thời các trường hợp gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
- Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng: đã chủ động phối hợp cùng với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện/thành phố trong việc triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm theo Chương trình, kế hoạch của Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm cấp tỉnh; Phối hợp với Cục Quản lý thị trường, các thành viên Ban chỉ đạo 389 tỉnh Lâm Đồng triển khai thực hiện các cuộc kiểm tra, kiểm soát thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc lưu thông, kinh doanh trên thị trường.
- Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình: Hàng năm, Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm tỉnh (giao Sở Y tế chủ trì, Sở Công Thương cử cán bộ tham gia) tổ chức tham gia Đoàn liên ngành tiến hành kiểm tra vào các dịp Tết Nguyên đán và mùa Lễ Hội Xuân, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết trung thu, mời Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, tham gia phối hợp và giám sát; phối hợp với các thành viên trong Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh cho ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh.
- Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị: Hàng năm, Ban Chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Trị (giao Sở Y tế chủ trì, Sở Công Thương cử cán bộ tham gia) tổ chức Đoàn liên ngành tiến hành kiểm tra vào các dịp Tết Nguyên đán và mùa Lễ Hội Xuân, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết trung thu, mời Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị tham gia phối hợp và giám sát.
- Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa: Căn cứ Chương trình phối hợp bảo đảm ATTP giữa Chính phủ với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên và các văn bản chỉ đạo của Ban chỉ đạo liên ngành ATTP, Sở Công Thương đã phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các cơ sở theo sự phân công của Ban chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh.
- Sở Công Thương tỉnh Phú Yên: Căn cứ Chương trình phối hợp bảo đảm ATTP giữa Chính phủ với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên và các văn bản chỉ đạo của Ban chỉ đạo liên ngành ATTP, Sở Công Thương đã phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các cơ sở theo sự phân công của Ban chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh.
2.4.5. Việc đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATTP của cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới
Trong những năm gần đây, công tác quản lý nhà nước về Chỉ đạo ATTP đã được thành lập từ Trung ương xuống cơ sở, trong đó Trưởng Ban Chỉ đạo là Chủ tịch UBND các cấp. Bám sát chỉ đạo của Bộ Công Thương và UBND tỉnh, Sở Công Thương, Quảng Bình đã triển khai, phối hợp với các ngành chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn UBND cấp huyện (qua phòng Kinh tế &Hạ tầng/phòng Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố) trong việc quản lý nhà nước lĩnh vực ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn.
Qua báo cáo kết quả của các Sở Công Thương/Ban quản lý ATTP cho thấy các Sở Công Thương/Ban quản lý ATTP đã triển khai đầy đủ các đợt kiểm tra cao điểm trong năm như: Tết Nguyên đán, Lễ Hội Xuân; Tháng hành động vì ATTP; Tết Trung thu và công tác hậu kiểm về ATTP. Đa số các đơn vị được kiểm tra hậu kiểm ATTP tại thời điểm kiểm tra chấp hành tốt các điều kiện bảo đảm về ATTP. Cụ thể như sau:
- Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ: Triển khai các văn bản đề nghị cấp huyện tiếp tục phối hợp triển khai xây dựng kế hoạch triển khai công tác về ATTP trên địa bàn; Thường xuyên rà soát, tổ chức ký cam kết, đảm bảo ATTP đối với hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ, lẻ; theo dõi sát sao các cơ sở sản xuất rượu thủ công, yêu cầu cơ sở phải tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu; Đôn đốc UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát quản lý ATTP thuộc lĩnh vực ngành Công Thương đối với BCĐ liên ngành ATVSTP cấp huyện, cấp xã và các cơ sở thực phẩm trên địa bàn.
- Sở Công Thương tỉnh Nam Định: Vào các dịp cao điểm như Tháng hành động vì ATTP, Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán và mùa Lễ Hội, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban chỉ đạo VSATTP tỉnh, Sở Công Thương đã phối hợp với các cơ quan có liên quan thành lập và cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đi kiểm tra công tác chỉ đạo vệ sinh ATTP của Ban chỉ đạo VSATTP các địa phương và kiểm tra thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Sở Công Thương tỉnh An Giang: Gửi công văn hướng dẫn các Phòng Kinh tế/ Kinh tế - Hạ tầng về công tác quản lý nhà nước về ATTP, trả lời ý kiến chuyên môn đối với các công văn trưng cầu ý kiến của các cơ quan, đơn vị về các sản phẩm thực phẩm thuộc ngành công thương quản lý.
- Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp: Thường xuyên triển khai đến Phòng kinh tế/kinh tế hạ tầng (cơ quan quản nhà nước cấp dưới) các Kế hoạch, công văn chỉ đạo đôn đốc, phối hợp thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATTP, theo đó các Phòng kinh tế/kinh tế hạ tầng đã phối hợp các cơ quan chức năng Huyện, Tỉnh thực hiện tốt việc kiểm tra theo quy định.
- Sở Công Thương tỉnh Bình Phước: Đã phối hợp Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh Bình Phước tham gia đoàn liên ngành kiểm tra 19 cơ sở tại 11 huyện, thị xã, thành phố trong dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân. Tham gia đoàn liên ngành kiểm tra của UBND tỉnh Bình Phước kiểm tra 18 cơ sở tại 11 huyện, thị xã, thành phố trong dịp Tháng hành động vì ATTP.
- Sở Công Thương tỉnh Bình Dương: Từ ngày 15/8/2023 đến ngày 22/8/2023, đoàn đã tiến hành kiểm tra, hậu kiểm 04/06 doanh nghiệp theo Quyết định 88/QĐ-SCT ngày 07/8/2023 của Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương về việc kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý ngành Công Thương năm 2023. Kết quả: Thời điểm kiểm tra, các doanh nghiệp đều thực hiện tốt các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều chấp hành tốt các quy định của pháp luật về thực hiện thủ tục pháp lý trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
- Ban quản lý ATTP Thành phố Hồ Chí Minh: Trong 8 tháng đầu năm 2023, các Đoàn kiểm tra của Ban QLATTP đã tiến hành kiểm tra 8.644 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, có 04 cơ sở vi phạm. Ban quản lý ATTP Thành phố đã chuyển hồ sơ đến UBND huyện Hóc Môn, quận Gò vấp, thành phố Thủ Đức xử phạt vi phạm hành chính 03 cơ sở với số tiền 71.675.000 đồng, tiêu hủy 50 kg thịt heo, 20 kg nem, sản phẩm chả lụa và đề nghị 01 cơ sở ngừng kinh doanh mặt hàng phát hiện chất cấm và yêu cầu thực hiện công tác truy xuất nguồn gốc. Trong quá trình kiểm tra, các Đoàn kiểm tra đã lấy 1.439 mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm, phần lớn các mẫu không vi phạm chỉ có 02 mẫu không đạt.
- Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa: Trong 10 tháng năm 2023, các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP ngành công thương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện 288 lượt kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý, phát hiện 43 trường hợp vi phạm, xử phạt số tiền 298,5 triệu đồng, đồng thời tịch thu 29 chai sữa Ensure Original loại 237ml (not to be sold in Viet Nam or Mexico) trị giá 1,305 triệu đồng; buộc tiêu hủy 1.080 đơn vị sản phẩm thực phẩm (trị giá 4,030 triệu đồng). Tiến hành gửi kiểm nghiệm 121 mẫu thực phẩm tại Labo với 457 các chỉ tiêu hóa lý và chỉ tiêu vi sinh, kết quả 118/121 mẫu thực phẩm có kết quả đạt yêu cầu về chất lượng thực phẩm, 03/121 mẫu thực phẩm có kết quả vi phạm về chất lượng thực phẩm.
- Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng: Từ ngày 01/01/2023 đến nay, thành lập 6 Đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của ngành công thương đối với 06 Công ty theo Quyết định số 138/QĐ-UBND ngày 30/01//2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
- Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình: Hiện nay, công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình được thực hiện theo phân cấp tại Quyết định số 33/2019/QĐ-UBND ngày 05/11/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa: Thực hiện trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về ATTP ngành Công Thương, Sở Công Thương thường xuyên ban hành các văn bản hướng dẫn, đôn đốc triển khai công tác đảm bảo ATTP trong các đợt cao điểm ATTP các đến Phòng Kinh tế/ Kinh tế - Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố; Căn cứ Kế hoạch số 32/KH-SCT ngày 11/4/2023 của Sở Công Thương về việc Triển khai các hoạt động quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) ngành công thương tỉnh năm 2023, Sở đã ban hành các Văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý các cơ sở như: Cung cấp các chứng chỉ và danh sách cơ sở đã ký cam kết ATTP tại địa phương; hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tự công bố sản phẩm.
- Sở Công Thương tỉnh Phú Yên: Thực hiện trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về ATTP ngành Công Thương, Sở Công Thương thường xuyên ban hành các văn bản hướng dẫn, đôn đốc triển khai công tác đảm bảo ATTP trong các đợt cao điểm ATTP các đến Phòng Kinh tế/ Kinh tế - Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố. Căn cứ Kế hoạch số 32/KH-SCT ngày 11/4/2023 của Sở Công Thương về việc Triển khai các hoạt động quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) ngành công thương tỉnh năm 2023, Sở đã ban hành các Văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý các cơ sở như: Cung cấp các chứng chỉ và danh sách cơ sở đã ký cam kết ATTP tại địa phương; hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tự công bố sản phẩm, v.v...
2.4.6. Công tác chỉ đạo phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn, quản lý chợ an toàn thực phẩm; việc xây dựng mô hình điểm an toàn thực phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn
Sở Công Thương/Ban Quản lý ATTP các tỉnh, thành phố tích cực phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận/huyện triển khai và nhân rộng các mô hình chợ, chợ thí điểm ATTP hướng tới mục tiêu đạt chuẩn TCVN 11856:2017 và chú trọng phát triển các chuỗi ATTP. Cụ thể:
- Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ: Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 04 Trung tâm thương mại và 16 siêu thị, 53 cửa hàng Vinmart+ phân bố rộng khắp trên địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ trong tỉnh. Ngoài ra, còn nhiều cửa hàng chuyên doanh, và các cửa hàng tiện lợi đang hoạt động theo mô hình hiện đại. Trên địa bàn tỉnh hiện có 197 chợ, trong đó: Có 03 chợ hạng I, 13 chợ hạng II và 181 chợ hạng III. Giá trị hàng hóa qua chợ trung bình chiếm khoảng 35- 40% góp phần vào việc tiêu thụ hàng hóa, thúc đẩy sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân; Thực hiện hướng dẫn của Bộ Công Thương về xây dựng mô hình “chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm”, giai đoạn từ năm 2017-2020, Sở Công Thương đã triển khai xây dựng và nhân rộng “Mô hình chợ thí điểm ATTP” tại 11 chợ trên địa bàn tỉnh.
- Sở Công Thương tỉnh Nam Định: Năm 2019, Sở Công Thương tỉnh Nam Định được Bộ Công Thương hỗ trợ kinh phí và hướng dẫn thực hiện xây dựng “Mô hình chợ thí điểm đảm bảo an toàn thực phẩm” tại chợ Cầu Ốc, phường Lộc Hòa, thành phố Nam Định. Chợ Cầu Ốc là mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm đầu tiên của tỉnh, công tác triển khai xây dựng mô hình được sự đồng thuận cao từ các cấp và các hộ kinh doanh tại chợ.
- Sở Công Thương tỉnh An Giang: Giai đoạn 2011-2015, Bộ Công Thương hỗ trợ tỉnh xây dựng 02 “Mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh ATTP”, đến nay, tỉnh đã có 9 chợ được công nhận chợ đảm bảo vệ sinh ATTP phẩm . Trên địa bàn tỉnh có 3 cửa hàng nông sản an toàn (của Công ty Phan Nam) và 80 cửa hàng tiện ích trong đó có bán nông sản an toàn (50 cửa hàng Bách Hóa Xanh, 28 cửa hàng Winmart+ và 2 cửa hàng CoopFood) đang hoạt động có hiệu quả.
- Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp: Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch số 343/KH-UBND ngày 17/10/2022 về việc nhân rộng mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm đến năm 2025. Thực hiện Kế hoạch số 343/KH-UBND ngày 17/10/2022, Sở Công Thương đã có Công văn số 557/SCT-QLTM ngày 13/3/2023 về việc xây dựng kế hoạch nhân rộng mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm đến năm 2025, đôn đốc các huyện, thành phố thực hiện Kế hoạch số 343/KH-UBND
- Sở Công thương tỉnh Bình Phước: Đã triển khai đến UBND các huyện, thị xã, thành phố văn bản số 711/SCT-TM ngày 24/05/2022 về việc đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố xây dựng thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ giai đoạn 2022-2025; văn bản số 1483/SCT-TM ngày 04/10/2022 về việc triển khai thực hiện nội dung đầu tư xây dựng, nâng cấp các chợ trên địa bàn đảm bảo an toàn thực phẩm; văn bản số 1723/SCT-TM ngày 09/11/2022 về việc xây dựng và nhân rộng mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2021-2025. Trên địa bàn tỉnh có 60 cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn thuộc chuỗi, 03 Siêu thị và các cửa hàng tiện lợi kinh doanh thực phẩm an toàn; toàn tỉnh có 96 sản phẩm thực phẩm OCOP được UBND tỉnh công nhận sản phẩm đạt hạng 3 sao và 4 sao, 1 sản phẩm được Hội đồng TW công nhận đạt 5 sao; có 58 chợ đang hoạt động mang tính chất bán lẻ hàng hóa. Trong đó, phân theo hạng chợ: có 04 chợ hạng I, 08 chợ hạng II và 46 chợ hạng III; Phân theo hình thức quản lý chợ: có 07 chợ do Doanh nghiệp quản lý, 47 chợ do Ban quản lý, Tổ quản lý, 4 chợ do xã tự quản lý. Thực hiện hướng dẫn của Bộ Công Thương và chủ trương của UBND tỉnh về xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Sở Công Thương tỉnh Bình Dương: Ban hành văn bản số 2349/SCT-QLTM ngày 11/8/2023 về việc hướng dẫn trình tự, hồ sơ công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm phù hợp TCVN 11856:2017; tuyên truyền, hỗ trợ Doanh nghiệp/Hợp tác xã/UBND các xã, phường, thị trấn quản lý, đầu tư, kinh doanh, khai thác chợ nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương thực hiện công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm theo quy định để công tác quản lý an toàn thực phẩm tại các chợ truyền thống đi vào nề nếp và bảo đảm nguồn cung thực phẩm sạch cho người dân trên địa bàn. Trên địa bàn tỉnh hiện có 98 chợ đang hoạt động, tuy nhiên đến nay chưa có chợ được chứng nhận chợ kinh doanh thực phẩm theo quy định về Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856:2017.
- Ban Quản lý ATTP Thành phố Hồ Chí Minh: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh đã ký kết triển khai công tác phối hợp quản lý và kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn giai đoạn 2021-2025; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh tổ chức 07 hội nghị trao đổi nội dung phối hợp và tổ chức thực hiện xây dựng chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn quản lý và kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm bảo đảm an toàn thực có sản phẩm đưa về Thành phố; tiến hành lập cơ sở dữ liệu để thiết lập hệ thống quản lý tương tư như cơ sở đạt “chuỗi thực phẩm an toàn” đối với đạt các chứng nhận an toàn: GMP, HACCP, ISO 22000, IPS, BRC, PSSC 22000, VietGAP, GlobalGAP, chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn, chứng nhận hữu cơ... Lập cơ sở dữ liệu 1.833 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản tươi sống tại 22 tỉnh thành cung cấp vào Thành phố Hồ Chí Minh đạt các chứng nhận an toàn; Đào tạo tập huấn về kiến thức quản lý chuỗi, kiến thức an toàn thực phẩm cho cơ sở tham gia chuỗi; xây dựng thương hiệu, phát triển, mở rộng của cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện tham gia “Chuỗi thực phẩm an toàn”; Đến nay trên địa bàn Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện đã có 25 chợ triển khai xây dựng Mô hình chợ đảm bảo an toàn thực phẩm. Các chợ thực hiện Mô hình từng bước hoàn thiện các tiêu chí đánh giá nhằm tiến tới xây dựng chợ “Đạt chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm” theo TCVN 11856:2017 - Chợ kinh doanh thực phẩm.
- Sở Công Thương tỉnh Khánh Hoà: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 11 trung tâm thương mại, 14 siêu thị; 127 chợ (03 chợ hạng 1, 08 hạng chợ 2, 116 hạng chợ) và 200 cơ sở phân phối, cửa hàng tiện lợi kinh doanh bán lẻ thực phẩm. Sở Công Thương chỉ đạo Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại tổ chức phiên chợ thực phẩm an toàn thu hút các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tham gia, kết nối các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Sở Công Thương chỉ đạo tổ chức trưng bày, triển lãm các gian hàng giới thiệu sản phẩm của tỉnh Khánh Hòa, trong đó có các sản phẩm thực phẩm tại Hội nghị hợp tác phát triển kinh tế xã hội giữa hai tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội; thành phố Quy Nhơn,... Tổ chức Hội nghị kết nối hệ thống phân phối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp cung ứng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; tổ chức Hội nghị xúc tiến hợp tác Ấn Độ và các tỉnh Nam Trung Bộ năm 2023 tại tỉnh Khánh Hòa và Phiên thảo luận chuyên đề và gặp gỡ doanh nghiệp với “Chủ đề thương mại. Sở Công Thương Khánh Hòa đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức 05 lần bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, có 181 sản phẩm tiêu biểu đạt cấp tỉnh, trong đó có 57 sản phẩm đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên và kết quả có 28 sản phẩm đạt giải cấp khu vực và 21 được Bộ Công Thương công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia. Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã triển khai thành công 9 mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn theo VietGAP và có một số mô hình rau, củ, quả đặc trưng tại địa phương; có 43 sản phẩm thực phẩm được công nhận và xếp hạng đạt sao OCOP.
- Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng: Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 83 chợ, trong đó: trong đó theo phân hạng: có 07 chợ hạng 1, 04 chợ hạng 2, và 72 chợ hạng 3; phân theo khu vực có 31 chợ thành thị và 52 chợ nông thôn; phân theo công trình có 38 chợ kiên cố, 34 chợ bán kiên cố, và 11 chợ tạm. Sở Công Thương đã chỉ đạo, hướng dẫn các phòng Kinh tế/ Kinh tế và Hạ Tầng các huyện triển khai thực hiện các chợ kiểu mẫu đảm bảo an toàn thực phẩm theo Kế hoạch số 8098/KH- UBND ngày 11/12/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng về triển khai thực hiện mô hình chợ kiểu mẫu đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đến nay, Sở Công Thương và UBND huyện Lâm Hà, Đạ Tẻh triển khai thực hiện 04 chợ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tính đến tháng 11/2023, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 03 trung tâm thương mại; 04 siêu thị; hình thành 02 chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng: chuỗi thứ nhất gồm 14 cửa hàng tiện ích thuộc hệ thống phân phối thực phẩm của Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp Wincommerce, trong đó có 11 cửa hàng đóng chân trên địa bàn thành phố Đà Lạt, 03 cửa hàng đứng chân trên địa bàn huyện Đức Trọng; chuỗi thứ 02 gồm 47 cửa hàng tiện ích thuộc hệ thống phân phối thực phẩm của Chi nhánh Lâm Đồng - Công ty Cổ phần Bách Hoá Xanh. Các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng phân phối thực phẩm nêu trên đều được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hàng hóa đều có xuất xứ rõ ràng, được công bố chất lượng sản phẩm hoặc chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm của các cơ quan có thẩm quyền.
- Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình: Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 141 chợ, hầu hết các chợ trên địa phục vụ nhu cầu trao đổi hàng hóa trong nội bộ dân cư quanh khu vực chợ, do đó, về tính chất kinh doanh chủ yếu là những hàng hóa tiêu dùng thông thường, hàng thực phẩm như rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chín, thịt gia súc, gia cầm, cá các loại; thực phẩm đóng gói, ăn uống, giải khát, ...phục vụ nhu cầu của người dân. Nguồn hàng cung ứng vào chợ chủ yếu từ các tỉnh lân cận, các hộ nông dân trong tỉnh, từ các cơ sở chăn nuôi trong tỉnh được các cơ sở giết mổ tập trung và không tập trung cung ứng tại chợ.
Các chợ hạng 1, chợ hạng 2 nằm tại vị trí trung tâm huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, do Ban quản lý chợ trực thuộc Ban quản lý các công trình công cộng huyện, thị xã, thành phố quản lý, các chợ nông thôn do UBND xã cử cán bộ quản lý để thực hiện công tác quản lý nhà nước về chợ theo quy định, như: bố trí, sắp xếp các gian hàng kinh doanh trong chợ một cách hợp lý, đảm bảo công tác an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường và các vấn đề khác liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho tiểu thương kinh doanh.
Việc chấp hành các chính sách pháp luật nhà nước quy định trong kinh doanh nói chung và về ATTP nói riêng đã được các hộ kinh doanh tại các chợ thực hiện khá nghiêm túc, không để xảy ra trường hợp các trường hợp vi phạm lớn, chưa có dịch bệnh phát sinh có nguồn gốc từ hàng thực phẩm kinh doanh tại các chợ. Công tác tuyên truyền về VSATTP tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông để tuyên truyền, hướng dẫn cho người tiêu dùng có kiến thức và biết lựa chọn thực phẩm an toàn. UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các phòng, ban, đơn vị tổ chức kiểm tra, nhắc nhở, nâng cao ý thức các hộ tiểu thương kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thị xã về việc đảm bảo VSATTP.
Đối với các siêu thị, trung tâm thương mại công tác đảm bảo an toàn thực phẩm được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo theo các quy định của pháp luật (Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang có 03 Siêu thị và 01 Trung tâm thương mại có kinh doanh thực phẩm (Siêu thị CoopMart, Siêu thị Thái Hậu, Siêu thị Diến Hồng và TTTM VincomPlaza Đồng Hới). Các siêu thị, trung tâm thương mại được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. Vấn đề an toàn thực phẩm được cụ thể hóa trong nội dung Nội quy hoạt động của siêu thị, trung tâm thương mại và được Sở Công Thương phê duyệt.
Trên địa bàn tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều cửa hàng bán thực phẩm nông sản sạch đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các cửa hàng, điểm hàng Việt là những kênh phân phối hiệu quả về thực phẩm sạch đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
- Sở Công Thương tỉnh Phú Yên: - Phát triển mới 4 cửa hàng tiện lợi thuộc hệ thống Coopfood, nâng tổng số lên 12 cửa hàng tiện lợi thuộc hệ thống Coopfood và 47 cửa hàng tiện lợi thuộc các cơ sở kinh doanh khác.
- Thông qua các hoạt động khuyến công và xúc tiến thương mại, Sở Công Thương đã tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu trong và ngoài tỉnh, v.v.... Qua đó, góp phần hỗ trợ các cơ sở phát triển hệ thống phân phối. Đồng thời, luôn quan tâm, khuyến khích và nhân rộng các các mô hình kinh doanh thực phẩm sạch trên địa bàn tỉnh
2.4.7. Công tác đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, đầu tư trang thiết bị đo kiểm di động hoặc cố định tại các trung tâm thương mại, chợ nông sản lớn, hướng dẫn giúp người dân nhận biết thực phẩm an toàn, thực phẩm không an toàn
Theo báo cáo của các Sở Công Thương, hầu hết các Sở Công Thương đều chưa được trang bị các công cụ, dụng cụ để phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra về chất lượng ATTP. Các công cụ, dụng cụ để kiểm tra tỉnh chỉ được các cơ quan nhà nước phối hợp kiểm tra, giám sát và lấy mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm bởi các đoàn liên ngành. Việc hướng dẫn chủ yếu dừng lại ở tuyên truyền hướng dẫn người dân nhận biết thực phẩm an toàn, không an toàn bằng cảm quan. Riêng Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp năm 2023 được phân bổ 40 triệu đồng để thực hiện hỗ trợ đầu tư trang thiết bị kỹ thuật kiểm tra chất lượng thực phẩm (test nhanh an toàn vệ sinh thực phẩm).
2.4.8. Công tác quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm, chú trọng nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng
Sở Công Thương các tỉnh Phú Thọ, Nam Định, An Giang, Đồng Tháp đã chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng của các đơn vị hoạt động kinh doanh đa cấp và chưa phát hiện sai phạm trong hoạt động bán hàng tại địa phương. Đồng thời, thường xuyên phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, kinh doanh không rõ nguồn gốc, quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm, chú trọng đến nhóm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng. Sở Công Thương/Ban Quản lý ATTP các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan quản lý chặt chẽ hoạt động của các Công ty đa cấp hoạt động trên địa bàn, thường xuyên thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo của một số hoạt động đa cấp trái quy định. Cụ thể như sau:
- Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ: Ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai công tác quản lý kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm, đặc biệt là nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng 8 tháng năm 2023, xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho 01 doanh nghiệp, tiếp nhận hồ sơ và đồng ý cho 01 doanh nghiệp tổ chức hội nghị, hội thảo; đến nay đã xác nhận 08 doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp hoạt động đều tuân thủ pháp luật.
Nắm bắt và theo dõi các Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và Website thương mại điện tử bán hàng đã thực hiện đăng ký và thông báo với Bộ Công Thương. Hiện trên địa bàn tỉnh có 02 website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là: giaothuong.net.vn và gicula.vn; 643 website thương mại điện tử bán hàng đã hoạt động.
- Sở Công Thương tỉnh Nam Định: Hiện tại hoạt động kinh doanh đa cấp đối với sản phẩm thực phẩm đã xuất hiện thực trạng bán hàng không phép, biến tướng, lợi dụng mô hình kinh doanh đa cấp để lừa đảo, trục lợi thông qua các hình thức đầu tư như hoạt động đầu tư tiền vào tiền ảo, ví điện tử.... Công tác quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp cũng đang gặp những khó khăn, vướng mắc do các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh đều chỉ ủy quyền cho người đại diện tại địa phương. Các doanh nghiệp hoạt động không có địa điểm, trụ sở, chi nhánh, văn phòng nên gây khó khăn trong công tác quản lý cũng như kiểm tra, giám sát.
Sở Công Thương thường xuyên rà soát, phát hiện, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với sản phẩm thực phẩm để kịp thời kiến nghị Bộ Công thương trình cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, đặc biệt là tuyên truyền để người dân nắm được các hình thức biến tướng, sai quy định trong hoạt động kinh doanh đa cấp.
- Sở Công Thương tỉnh An Giang:
Hoạt động kinh doanh đa cấp: Tỉnh hiện có 14 doanh nghiệp có xác nhận đăng ký xác nhận bán hàng (bao gồm sản phẩm thực phẩm) đa cấp tại địa phương hoạt động trên địa bàn tỉnh. Qua giám sát trong 06 tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp có đăng ký tham gia hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt các quy định, chưa phát hiện dấu hiệu sai phạm để tiến hành kiểm tra.
Hoạt động thương mại điện tử: Tỉnh hiện có 74 doanh nghiệp, tổ chức được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký, thông báo với Bộ Công Thương đối với website thương mại điện tử, sàn thương mại điện tử do đơn vị quản lý, khai thác.
- Sở Công Thương tỉnh Bình Phước: Thường xuyên cập nhật, phổ biến tuyên truyền Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên Trang thông tin điện tử của Sở; Phối hợp Đài Phát thanh; Truyền hình và Báo Bình Phước, các ngành chức năng, địa phương, Hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, kịp thời thông tin các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh để cảnh báo, ngăn ngừa các hoạt động bán hàng đa cấp có dấu hiệu biến tướng đến người tiêu dùng; tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND ngày 06/4/2021 về Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Đến nay có 14 doanh nghiệp được xác nhận đăng ký dang hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương đã tổ chức thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật đối với 03 doanh nghiệp có hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương. Ứng dụng TMĐT trong mua sắm hàng hóa trên địa bàn tỉnh được người dân tiếp cận nhanh trong mua sắm hàng hóa trực tuyến. Hiện trên địa bàn tỉnh có 03 thương nhân đăng ký cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; 61 tổ chức, cá nhân thực hiện thông báo Website bán hàng. Sở Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng thực hiện tốt Kế hoạch số 280/KH-UBND ngày 19/11/2020 về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Sở Công Thương tỉnh Bình Dương: Tính đến 31/8/2023, trên địa bàn tỉnh có tổng số 17 doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã được Sở xác nhận đăng ký và đang hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương. Trong đó, có 01 doanh nghiệp có trụ sở chính tại Bình Dương và 16 doanh nghiệp đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương, không có trụ sở chính tại Bình Dương. Ngành hàng kinh doanh chủ yếu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung và mỹ phẩm các loại. Sở Công Thương tổ chức thực hiện thủ tục “Cấp, thu hồi xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương, xác nhận tiếp nhận thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương” và thủ tục “Tiếp nhận với tổng số 51 lượt đăng ký tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo cho nhân viên thuộc mạng lưới phân phối của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh”. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật kinh doanh theo phương thức đa cấp được Sở triển khai thực hiện thường xuyên bằng nhiều hình thức. Sở Công Thương đã tham mưu UBND ban hành Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong năm 2023, Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch về tổ chức giám sát chương trình Hội nghị, hội thảo về bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Quyết định số 56/QĐ-SCT ngày 18/4/2023 về việc thành lập Tổ giám sát Hội nghị, hội thảo về bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương tổ chức giám sát chương trình Hội nghị, hội thảo về bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023; phát hiện và xử lý kịp thời, hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời, các hành vi vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp trên địa bàn. Kết quả từ đầu năm đến nay, đã tiến hành giám sát 07 hội nghị, hội thảo của 03 Doanh nghiệp bán hàng đa cấp tổ chức trên địa bàn tỉnh.
- Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh: Đã xây dựng, triển khai Kế hoạch thanh, kiểm tra lĩnh vực Công thương, trong đó có hoạt động kinh doanh đa cấp đối với doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp, thương mại điện tử (Năm 2022 lĩnh vực đa cấp kiểm tra 04 đơn vị, năm 2023, kiểm tra 05 đơn vị; lĩnh vực thương mại điện tử năm 2022 kiểm tra 15 đơn vị, năm 2023 kiểm tra 05 đơn vị). Sở thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Công an Thành phố, Công an các quận, huyện, các đơn vị báo chí trong công việc cung cấp thông tin, hỗ trợ kiểm tra các doanh nghiệp vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động tổ chức bán hàng đa cấp, hoạt động tổ chức bán hàng đa cấp, hoạt động thương mại điện tử để các đơn vị kịp thời xử lý và thông tin đến người tiêu dùng. Sở đề nghị các sàn thương mại điện tử tăng cường kết nối giới thiệu hàng hóa an toàn đạt chứng nhận xuất xứ hàng hóa; chủ động kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm thực phẩm kinh doanh trên sàn, thường xuyên rà soát loại bỏ các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm không đảm bảo về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật tại các gian hàng kinh doanh sản phẩm trên sàn thương mại điện tử.
- Sở Công Thương tỉnh Khánh Hoà: Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 13 doanh nghiệp thông báo hoạt động bán hàng đa cấp; các doanh nghiệp đều không có trụ sở chính, chi nhánh, địa điểm kinh doanh tại Khánh Hòa; 10 tháng năm 2023, Sở Công Thương Khánh Hòa đã tiếp nhận 28 hồ sơ thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp. Sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp tại Khánh Hòa chủ yếu là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hàng hóa khác. Đến nay, Sở Công Thương Khánh Hòa chưa tiếp nhận đơn khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương. Trong quá trình giám sát hoạt động của các doanh nghiệp tại Khánh Hòa chưa phát hiện những sai phạm của doanh nghiệp khi tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp tại địa phương cũng như những sai phạm về kinh doanh theo phương thức đa cấp và các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe giới thiệu trong các hội nghị, hội thảo đều được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm xác nhận nội dung quảng cáo. Hàng năm, Sở Công Thương đều có văn bản đề nghị đơn vị quản lý vận hành Sàn Thương mại điện tử Khánh Hòa tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên sàn thương mại điện tử; các doanh nghiệp hoạt động trên sàn thương mại điện tử và các doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp tại tỉnh Khánh Hòa tuân thủ các quy định của pháp luật. Trong năm 2023, cơ quan quản lý nhà nước về ATTP ngành công thương đã kiểm tra 06 cơ sở, phát hiện 01 trường hợp vi phạm không thông báo website thương mại điện tử bán hàng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi bán hàng thực phẩm, đã xử phạt số tiền 70 triệu đồng.
- Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng: Xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương cho 11 doanh nghiệp. Hầu hết những doanh nghiệp nêu trên chủ yếu kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng và chưa có trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm. Trong đó, năm 2023, Sở Công Thương xác nhận công bố Công ty TNHH Amway Việt Nam và Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam tổ chức 9 buổi hội nghị, hội thảo, đào tạo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Thông qua việc tuyên truyền, tập huấn để người dân và doanh nghiệp tiếp cận thông tin liên quan đến TMĐT để chủ động tham gia và ứng dụng vào công tác kinh doanh; đồng thời, phát triển các dịch vụ và hoạt động hỗ trợ để tạo môi trường phát triển TMĐT trong hoạt động kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm trên môi trường không gian mạng. Nhìn chung hoạt động kinh doanh thực phẩm của các doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh Lâm Đồng, nhất là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng trên môi trường TMĐ chưa xảy ra trường hợp vi phạm và bị xử lý trong năm 2023.
- Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình: Hiện nay, Sở Công Thương Quảng Bình đã xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương cho 13 doanh nghiệp, toàn bộ các doanh nghiệp này đều không có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện mà hoạt động thông qua người đại diện tại địa phương và tiếp nhận 07 thông báo tổ chức Hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp cho 03 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp đã đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại tỉnh Quảng Bình.
Căn cứ Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và thực hiện Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 36/2017/QĐ-UBND ngày 18/9/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình, các lực lượng chức năng đã phối hợp kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung, các doanh nghiệp được Sở Công Thương xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại tỉnh Quảng Bình chấp hành tốt các quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp.
- Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị: Thực hiện Kế hoạch số 4715/KH-UBND ngày 16/10/2020 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phát triển TMĐT tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025; Căn cứ Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tiếp tục phát triển thương mại điện tử, phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 320/KH-SCT ngày 12/3/2021 về phát triển Thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2021. Sở Công Thương phối hợp với Cục thương mại điện tử và Kinh tế số thực hiện hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Quảng Trị (với tổng kinh phí từ NSTW là 343 triệu đồng, vốn đối ứng từ NSĐP là 147 triệu đồng). Đối với chương trình Thương mại điện tử địa phương, Sở Công Thương tiến hành nâng cấp giao diện và các tính năng trên Sàn Thương mại điện tử tỉnh Quảng Trị để cập nhật thêm các sản phẩm đặc trưng, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, các sản phẩm OCOP của tỉnh (với tổng kinh phí từ NSĐP là 100 triệu đồng); Vận hành sàn giao dịch Thương mại điện tử tỉnh Quảng Trị nhằm quảng bá Sàn thương mại điện tử tỉnh Quảng Trị đến người dân và doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh (với tổng kinh phí từ NSĐP là 54 triệu đồng); Kết nối 05 doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị tham gia các sàn thương mại điện tử uy tín trong nước (Lazada, Shopee...) nhằm đăng ký gian hàng, cập nhật sản phẩm, thông tin, giá bán, nội dung, hình ảnh sản phẩm lên sàn shopee, lazada, đồng thời hỗ trợ theo dõi, hướng dẫn doanh nghiệp tương tác trực tiếp với người mua; hướng dẫn theo dõi, cập nhật dữ liệu sản phẩm lên sàn Shopee, Lazada...(với tổng kinh phí từ NSĐP là 35 triệu đồng); Duy trì Cổng thông tin XNK hàng hóa tỉnh Quảng Trị (với tổng kinh phí từ NSĐP là 6 triệu đồng). Tổng kinh phí hỗ trợ thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2021 là 691 triệu đồng, trong đó, từ NSTW là 343 triệu đồng và từ NSĐP là 348 triệu đồng. Trong năm 2022, Sở Công Thương đã tổ chức lớp tập huấn thương mại điện tử cho thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị với kinh phí 65 triệu đồng; Năm 2023, Sở đã thực hiện các chương trình: Hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử, phát triển các sản phẩm cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, vận hành, duy trì Sàn giao dịch thương mại điện tử (https://quangtritrade.gov.vn) và hỗ trợ Doanh nghiệp Quảng Trị xây dựng và nâng cấp website Thương mại điện tử với nguồn kinh phí khoảng 280 triệu đồng.
- Sở Công Thương Quảng Trị đã phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan và các địa phương tham mưu xây dựng Dự thảo và trình UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 05/2021/QĐ-UBND ngày 02/3/2021 thay thế Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND ngày 01/9/2017 của UBND tỉnh Quảng Trị). Sở đã phối hợp với Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ quan chức năng liên quan và chính quyền địa phương tăng cường công tác nắm tình hình, tuyên truyền phổ biến pháp luật và giám sát các hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong việc quản lý, giám sát và kiểm tra, xử lý ngăn chặn các vi phạm về hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh. Các địa phương đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn rà soát, thống kê và tăng cường theo dõi, quản lý các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn.
- Sở Công Thương tỉnh Phú Yên: Từ đầu năm 2023 đến nay, đã xác nhận đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động bán hàng đa cấp tại tỉnh Phú Yên cho 01 DN. Lũy kế đến nay, Sở đã xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp cho 11 doanh nghiệp. Đồng thời, thường xuyên tiếp nhận các báo cáo về hoạt động bán hàng đa cấp năm 2023 của doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh. Hiện nay trên sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh có khoảng 90 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó có 41 doanh nghiệp, hộ kinh doanh có sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP (số lượng sản phẩm thực phẩm đạt chứng nhận OCOP tham gia sàn là 90 sản phẩm).
2.4.9. Việc triển khai công tác kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm
Nhìn chung, việc thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ đã được các Sở Công Thương/Ban Quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Lâm Đồng kịp thời, nghiêm túc tạo tác động tích cực đến công tác quản lý ATTP nói chung và ngành Công Thương nói riêng, nâng cao trách nhiệm, chức năng quản lý nhà nước và cơ sở pháp lý thực hiện công tác bảo đảm ATTP. Trong thời gian qua, Sở Công Thương/Ban Quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh đã quan tâm, thực hiện thường xuyên việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm: công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành; công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất, hậu kiểm việc chấp hành pháp luật về ATTP, đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về ATTP góp phần kiểm soát có hiệu quả chất lượng ATTP từ khâu sản xuất, chế biến đến kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng; công tác tuyên truyền, hướng dẫn các quy định của pháp luật về ATTP, vận động ký cam kết bảo đảm ATTP được chú trọng đã thay đổi ý thức về chấp hành pháp luật ATTP của các cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của ngành.
2.5. Khó khăn, vướng mắc
- Các văn bản có liên quan về lĩnh vực ATTP với số lượng lớn, nhiều sự thay đổi. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận quy định pháp luật của các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn còn nhiều hạn chế, nên việc cập nhật và chấp hành các quy định pháp luật còn nhiều khó khăn.
- Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhiều và thường xuyên biến động, phần lớn quy mô nhỏ lẻ, manh mún, cá nhân/hộ gia đình là chủ yếu, một số lớn sản xuất, kinh doanh mang tính thời vụ nên không thường xuyên quan tâm, cập nhật thông tin, các quy định của pháp luật về ATTP nên việc kiểm soát và cải thiện và chấp hành các điều kiện bảo đảm ATTP gặp nhiều khó khăn.
- Cán bộ phụ trách quản lý nhà nước lĩnh vực ATTP của Sở Công Thương còn hạn chế, đôi khi chuyên môn nghiệp vụ, chuyên ngành liên quan về ATTP; đặc biệt về công tác lấy mẫu thực phẩm,...chưa sâu nên trong công tác quản lý đôi khi hiệu quả chưa cao. Công tác bồi dưỡng, tập huấn cho lực lượng làm công tác này còn thiếu, điều kiện về trang bị kỹ thuật, cơ sở vật chất phân tích, xét nghiệm để phục vụ công tác quản lý còn nhiều hạn chế.
- Việc triển khai công tác quản lý nhà nước ATTP từ cấp huyện xuống cấp xã chưa hiệu quả, thông tin trao đổi chưa kịp thời nên khó khăn trong việc nắm thông tin về hoạt động ATTP tại cơ sở, đặc biệt đối với thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương tại cấp xã chưa có quy định thống nhất giao cho lĩnh vực nào phụ trách nên thiếu sự đồng bộ, hạn chế trong phối hợp quản lý nhà nước về ATTP.
- Theo quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP phải ký cam kết đảm bảo ATTP. Tuy nhiên, hiện nay không có quy định xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp cơ sở không thực hiện ký cam kết.
2.6. Đề xuất, kiến nghị của Sở Công Thương/Ban quản lý ATTP
- Kiến nghị Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm:
+ Ban hành các văn bản quy định hoặc hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố tăng cường nguồn kinh phí, nhân lực làm công tác quản lý an toàn thực phẩm cho địa phương, đặc biệt là cho tuyến huyện, xã.
+ Triển khai việc duy trì, mở rộng, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin an toàn thực phẩm, để kết nối cơ sở dữ liệu từ Trung ương đến địa phương trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
+ Chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia hoặc các quy định về yêu cầu an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm để tạo thuận lợi cho các cơ quan nhà nước quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm lưu thông trên thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh cơ chế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thay đổi từ tiền kiểm sang hậu kiểm như hiện nay.
- Kiến nghị UBND cấp tỉnh:
+ Tăng cường nguồn kinh phí, nhân lực làm công tác quản lý an toàn thực phẩm cho địa phương, đặc biệt là cho tuyến huyện, xã.
+ Chỉ đạo UBND cấp huyện tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm cho tại tuyến huyện, tuyến xã do tuyến này quản lý nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ có nguy cơ không bảo đảm ATTP.
+ Quan tâm bố trí, bổ sung nguồn kinh phí phục vụ công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương, đặc biệt kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền, lấy mẫu, kiểm nghiệm và tiêu hủy thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
+ Tăng cường tổ chức các lớp đào tạo và cấp chứng chỉ người lấy mẫu thực phẩm phục vụ công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm.
+ Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp, bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.
II. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC HẬU KIỂM NĂM 2024
1. Nội dung hậu kiểm
Theo Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, cụ thể:
- Công tác chỉ đạo, điều hành;
- Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin;
- Công tác thông tin, tuyên truyền về an toàn thực phẩm;
- Kết quả chương trình phối hợp bảo đảm ATTP giữa Chính phủ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên;
- Việc đôn đốc, kiểm tra chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước cấp dưới;
- Về kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm;
- Công tác đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, đầu tư trang thiết đo kiểm di động hoặc cố định tại các trung tâm thương mại, chợ nông sản lớn, hướng dẫn giúp người dân nhận biết thực phẩm an toàn, thực phẩm không an toàn;
- Công tác chỉ đạo phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; quản lý chợ an toàn thực phẩm;
- Tăng cường công tác quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc.
- Công tác quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm, chú trọng nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.
2. Tiến trình thực hiện
- Xây dựng kế hoạch;
- Tổ chức thực hiện kiểm tra, hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành theo nội dung nêu Kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm triển khai công tác kiểm tra, hậu kiểm về ATTP (có thể lấy mẫu kiểm nghiệm nếu cần thiết).
3. Thời gian dự kiến thực hiện: Năm 2024
4. Địa điểm:
- Kiểm tra an toàn thực phẩm Tết nguyên đán: Theo phân công của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương an toàn thực phẩm
- Kiểm tra dịp Tháng Hành động an toàn thực phẩm: Theo phân công của Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương an toàn thực phẩm
- Kiểm tra hậu kiểm: Căn cứ Kế hoạch hậu kiểm năm 2024 của của Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương sẽ ban hành Kế hoạch hậu kiểm cụ thể tại một số tỉnh, thành phố với tiêu chí tránh trùng lặp, có nhiều lễ hội, nguy cơ...
III. KIẾN NGHỊ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
- Các cấp chính quyền, các cơ quan đoàn thể và truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm và ý thức tự giác chấp hành quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo, thực hiện hiệu quả công tác an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cộng đồng, coi đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vận động nhân dân tham gia giám sát, phát hiện những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo các cơ quan, lực lượng chức năng trên địa bàn phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường để thực hiện tốt công tác kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
- Đề nghị Bộ Tài chính sắp xếp, bố trí nguồn kinh phí cho lực lượng Quản lý thị trường để phục vụ công tác tuyên truyền, lấy mẫu, kiểm nghiệm và tiêu hủy thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc, chất phụ gia, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
(1) Chỉ thị số 10/CT-BCT ngày 8/12/2021 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023; Kế hoạch số 13-KH/BCSĐ ngày 28 tháng 3 năm 2023 của Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương về việc thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
(2) Các văn bản: số 8246/BCT-KHCN ngày 21 tháng 12 năm 2022 triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023; số 361/TCQLTT-CNV ngày 27 tháng 2 năm 2023 và số 3608/BCT-KHCN ngày 12 tháng 6 năm 2023 thực hiện Kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2023; số 1910/BCT-KHCN ngày 3 tháng 4 năm 2023 triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023; số 604/TCQLTT-VNC ngày 31 tháng 3 năm 2023 chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các nội dung triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”; Công văn số 767/TCQLTT-CNV ngày 18/4/2023 gửi các Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Kế hoạch số 13-KH/BCSĐ ngày 28 tháng 3 năm 2023 của Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương.
(3) Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2014 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 17/CT- TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
(4) Văn bản số 361/TCQLTT-CNV ngày 27 tháng 02 năm 2023 về việc triển khai công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2023 yêu cầu các Cục Quản lý thị trường thực hiện và lưu ý nhóm mặt hàng do Bộ Công Thương quản lý.
- 1Kế hoạch 1518/KH-BCĐTƯATTP năm 2019 triển khai công tác kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2020 do Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm ban hành
- 2Công văn 450/ATTP-PCTTR triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2023 do Cục An toàn thực phẩm ban hành
- 3Công văn 6082/BCT-KHCN triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2023 do Bộ Công Thương ban hành
- 4Kế hoạch 92/KH-BCĐTƯATTP triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2024 do Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm ban hành
- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
- 3Chỉ thị 34/CT-TTg năm 2014 tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chương trình 90/CTrPH/CP-ĐCTUBTWMTTQVN năm 2016 phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020 do Chính phủ - Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 5Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
- 6Quyết định 19/2017/QĐ-UBND Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 7Quyết định 36/2017/QĐ-UBND về Quy chế Phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 8Quyết định 33/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 9Kế hoạch 8098/KH-UBND năm 2019 về thực hiện mô hình chợ kiểu mẫu bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 10Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2020 về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Kế hoạch 1518/KH-BCĐTƯATTP năm 2019 triển khai công tác kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2020 do Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm ban hành
- 13Quyết định 05/2021/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 14Quyết định 09/2021/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 15Chỉ thị 17-CT/TW năm 2022 về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 16Kế hoạch 343/KH-UBND năm 2022 về nhân rộng mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 17Kế hoạch 1637/KH-BCĐTƯATTP năm 2022 về triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023 do Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm ban hành
- 18Chỉ thị 10/CT-BCT thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 do Bộ Công thương ban hành
- 19Kế hoạch 1766/KH-BCĐTƯATTP năm 2022 triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2023 do Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm ban hành
- 20Công văn 450/ATTP-PCTTR triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2023 do Cục An toàn thực phẩm ban hành
- 21Kế hoạch 332/KH-BCĐTƯATTP triển khai "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2023 do Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm ban hành
- 22Công văn 6082/BCT-KHCN triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2023 do Bộ Công Thương ban hành
- 23Kế hoạch 92/KH-BCĐTƯATTP triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2024 do Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm ban hành
Công văn 8951/BCT-KHCN về báo cáo công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2023 do Bộ Công Thương ban hành
- Số hiệu: 8951/BCT-KHCN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 15/12/2023
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Nguyễn Sinh Nhật Tân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/12/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực