Hệ thống pháp luật

UBND TỈNH QUẢNG NINH
SỞ NÔNG NGHIỆP&PTNT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 892/CV-NN&PTNT
V/v hướng dẫn thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg , Quyết định 965/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính

Hạ Long, ngày 05 tháng 08 năm 2008

 

Kính gửi: UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Căn cứ Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân; Quyết định số 965/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 v/v sửa đổi bổ sung các Quyết định 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân Quyết định số 602/QĐ-TTg ngày 22/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 35/2008/TT-BTC ngày 25/4/2008 về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg; Thông tư số 71/TT-BTC ngày 30/7/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 965/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 v/v sửa đổi bổ sung Quyết định 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008, Quyết định số 602 ngày 22/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ và sửa đổi bổ sung Thông tư số 35/2008/TT-BTC ngày 25/4/2008 của Bộ Tài chính.

Để triển khai chính sách hỗ trợ kịp thời, thống nhất đến ngư dân trong tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh hệ thống các quy định về hồ sơ, thủ tục và quy trình hỗ trợ ngư dân như sau:

1. Trình tự, thủ tục hướng dẫn xét hỗ trợ đối với ngư dân mua mới, đóng mới tàu đánh bắt hải sản xa bờ hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản có công suất máy từ 90 CV trở lên và hỗ trợ ngư dân để thay máy tàu sang loại mới, tiêu hao ít nhiên liệu hơn đối với tàu đánh bắt hải sản có công suất từ 40 CV trở lên hoặc tàu dịch vụ phục vụ hoạt động khai thác hải sản.

a) Hồ sơ, thủ tục xét hỗ trợ gồm:

- Đơn đề nghị xét hỗ trợ (mẫu số 1) có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn là tàu khai thác hải sản hoặc dịch vụ khai thác hải sản thường xuyên hoạt động trên biển.

- Bản sao (có công chứng) Giấy đăng ký tàu cá, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc sổ chứng nhận khả năng hoạt động tàu cá;

- Bản sao (có công chứng) Giấy phép khai thác thủy sản đối với tàu khai thác hoặc giấy đăng ký kinh doanh đối với tàu làm dịch vụ khai thác hải sản.

- Bản sao (có công chứng) Giấy bảo hiểm tai nạn thuyền viên (bắt buộc với tàu có công suất >90 CV);

- Máy mua mới hoặc máy được lắp đặt thay máy cũ phải là máy mới 100% và đạt các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật theo Quyết định số 1381/2008/QĐ-BNN-KTBVNL ngày 6/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Có biên bản kiểm tra, giám sát kỹ thuật thay máy tàu.

b) Quy trình xét duyệt hỗ trợ:

- Chủ tàu khai thác hải sản và tàu cung ứng dịch vụ cho khai thác hải sản gửi đơn đề nghị xét hỗ trợ và các hồ sơ kèm theo để UBND xã, phường, thị trấn xác nhận cư trú hợp pháp tại địa phương và có hoạt động khai thác thủy sản hoặc tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá;

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổng hợp danh sách và gửi toàn bộ hồ sơ cho phòng NN & PTNT huyện, phòng Kinh tế thành phố, thị xã;

- Phòng NN & PTNT huyện, phòng Kinh tế thành phố, thị xã là chủ trì phối hợp với phòng Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ của ngư dân;

- Trong thời gian tối đa 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận, thẩm định xong. Kết quả thẩm định phải lập thành văn bản và được lưu giữ cùng với hồ sơ tại phòng NN & PTNT, phòng Kinh tế; lập báo cáo trình UBND huyện, thị xã, thành phố ra quyết định phê duyệt về danh sách và mức hỗ trợ cho ngư dân. Trường hợp hồ sơ không đủ thủ tục phải thông báo cho chủ tàu cá hoàn chỉnh thủ tục; UBND xã, phường niêm yết danh sách công khai theo quy định.

c) Mức hỗ trợ:

- Đối với tàu mua mới, đóng mới: 70 triệu đồng/tàu/năm.

- Đối với thay máy mới:

+ Máy có công suất >90CV: 18 triệu đồng/máy/năm.

+ Máy có công suất từ 40CV - 90CV: 10 triệu đồng/máy/năm.

- Việc hỗ trợ được tiến hành hàng năm từ 2008-2010

2. Hỗ trợ về kinh phí bảo hiểm thân tàu cho đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ phục vụ cho hoạt động khai thác hải sản có công suất máy từ 40 CV trở lên. Hỗ trợ kinh phí bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho các thuyền viên trên các tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản.

Việc mua bảo hiểm thân tàu không bắt buộc đối với các tàu, Nhà nước khuyến khích mua bảo hiểm thân tàu đối với các tàu từ 40 CV trở lên.

Việc mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên bắt buộc thực hiện đối với các tàu có công suất từ 90CV trở lên, các tàu có công suất nhỏ hơn 90CV Nhà nước khuyến khích các chủ tàu mua bảo hiểm nhưng không bắt buộc.

a) Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét hỗ trợ:

- Đơn đề nghị hỗ trợ (mẫu số 2; có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về việc đánh bắt hải sản)

- Bản sao (có công chứng hoặc xác nhận của UBND cấp xã): Giấy đăng ký tàu cá, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc sổ chứng nhận khả năng hoạt động tàu cá.

- Bản sao (có công chứng): Giấy phép khai thác thủy sản hoặc giấy đăng ký kinh doanh đối với tàu làm dịch vụ phục vụ khai thác hải sản.

- Bản sao (có công chứng): Giấy chứng nhận bảo hiểm thân tàu hoặc bảo hiểm tai nạn thuyền viên còn hiệu lực;

- Có sổ danh bạ thuyền viên hoặc hợp đồng lao động đối với các thuyền viên, hoặc theo định biên số thuyền viên ghi trong giấy phép khai thác thủy sản.

b) Trình tự xét duyệt hỗ trợ

- Chủ tàu khai thác hải sản và tàu cung ứng dịch vụ cho khai thác hải sản gửi đơn đề nghị xét hỗ trợ và các hồ sơ kèm theo để UBND xã, phường, thị trấn xác nhận cư trú hợp pháp tại địa phương và có hoạt động khai thác thủy sản hoặc tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá;

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổng hợp danh sách và gửi toàn bộ hồ sơ cho phòng NN & PTNT huyện, phòng Kinh tế thành phố, thị xã;

- Phòng NN & PTNT huyện, phòng Kinh tế thành phố, thị xã là chủ trì phối hợp với phòng Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ của ngư dân;

- Trong thời gian tối đa 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận, thẩm định xong. Kết quả thẩm định phải lập thành văn bản và được lưu giữ cùng với hồ sơ tại phòng NN & PTNT, phòng Kinh tế; lập báo cáo trình UBND huyện, thị xã, thành phố ra quyết định phê duyệt về danh sách và mức hỗ trợ cho ngư dân. Trường hợp hồ sơ không đủ thủ tục phải thông báo cho chủ tàu cá hoàn chỉnh thủ tục; UBND xã, phường niêm yết danh sách công khai theo quy định.

c) Mức hỗ trợ:

- Đối với bảo hiểm thân tàu: hỗ trợ 30% phí mua bảo hiểm cho các tàu có công suất từ 40CV trở lên.

- Đối với bảo hiểm tai nạn thuyền viên: hỗ trợ 100% phí mua bảo hiểm cho tất cả các tàu mua bảo hiểm cho thuyền viên.

- Việc hỗ trợ được tiến hành hàng năm từ 2008-2010 (mỗi năm đề nghị hỗ trợ lập hồ sơ một lần).

3. Trình tự, thủ tục hướng dẫn thực hiện hỗ trợ dầu đối với ngư dân.

a) Đối tượng hưởng hỗ trợ và Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

- Đối tượng: Các chủ tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ tham gia hoạt động khai thác hải sản, cung ứng dịch vụ trên biển.

- Hồ sơ thủ tục:

+ Đơn đề nghị hỗ trợ (mẫu số 3; có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về nơi cư trú hợp pháp và có hoạt động khai thác thủy sản hoặc dịch vụ cho hoạt động khai thác thủy sản;

+ Bản sao (có công chứng) giấy đăng ký tàu cá hoặc giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá (đối với tàu có công suất máy < 20 CV), giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (đối với tàu có công suất từ 20 CV trở lên);

+ Bản sao (có công chứng) Giấy phép khai thác thủy sản;

+ Bản sao (có công chứng) Giấy bảo hiểm tai nạn thuyền viên. Tàu cá công suất máy <90CV không nhất thiết phải có giấy bảo hiểm này;

+ Có Báo cáo chuyến biển xác nhận được UNBD xã, phường, thị trấn hoặc đồn biên phòng xác nhận về thời gian hoạt động trên biển;

b) Trình tự xét duyệt hỗ trợ:

- Chủ tàu khai thác hải sản và tàu cung ứng dịch vụ cho khai thác hải sản gửi đơn đề nghị xét hỗ trợ và các hồ sơ kèm theo để UBND xã, phường, thị trấn xác nhận cư trú hợp pháp tại địa phương và có hoạt động khai thác thủy sản hoặc tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá;

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổng hợp danh sách và gửi toàn bộ hồ sơ cho phòng NN & PTNT huyện, phòng Kinh tế thành phố, thị xã;

- Phòng NN & PTNT huyện, phòng Kinh tế thành phố, thị xã là chủ trì phối hợp với phòng Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ của ngư dân;

- Trong thời gian tối đa 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận, thẩm định xong. Kết quả thẩm định phải lập thành văn bản và được lưu giữ cùng với hồ sơ tại phòng NN & PTNT, phòng Kinh tế; lập báo cáo trình UBND huyện, thị xã, thành phố ra quyết định phê duyệt về danh sách và mức hỗ trợ cho ngư dân. Trường hợp hồ sơ không đủ thủ tục phải thông báo cho chủ tàu cá hoàn chỉnh thủ tục; UBND xã, phường niêm yết danh sách công khai theo quy định.

c) Trình tự thực hiện, mức hỗ trợ:

- Đối với tàu trên 90 CV việc hỗ trợ được chi trả 3 lần trong năm mỗi lần hỗ trợ 10 triệu đồng;

- Đối với tàu từ 40 CV đến dưới 90 CV việc hỗ trợ chi trả được thực hiện làm 4 lần trong năm, mỗi lần hỗ trợ 6,5 triệu đồng;

- Đối với tàu có công suất máy nhỏ hơn 40 CV việc hỗ trợ chi trả được thực hiện 5 lần trong năm, mức hỗ trợ 4 triệu đồng/lần.

Thời gian hỗ trợ trong năm 2008.

4. Trình tự thực hiện chi trả tiền hỗ trợ:

a) Căn cứ Quyết định hỗ trợ ngư dân của UBND huyện, thị xã, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn niêm yết và công bố công khai tại trụ sở về danh sách và mức hỗ trợ ngư dân.

b) Kho bạc Nhà nước huyện, thị xã, thành phố căn cứ theo quyết định hỗ trợ ngư dân của UBND huyện, thị xã thành phố phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn thông báo công khai lịch cấp tiền hỗ trợ cho ngư dân để ngư dân đến kho bạc Nhà nước làm thủ tục lĩnh tiền hỗ trợ.

c) Ngư dân căn cứ quyết định hỗ trợ của UBND huyện, thị xã, thành phố và lịch cấp tiền hỗ trợ do Kho bạc Nhà nước thông báo đến kho bạc Nhà nước để làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ. Để nhận tiền hỗ trợ, ngư dân phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực để đối chiếu.

5. Chế độ báo cáo:

a) Định kỳ hàng tháng, quý, hàng năm UBND huyện, thị xã, thành phố lập báo cáo chi tiết về tình hình hỗ trợ cho ngư dân theo từng loại chính sách và từng đối tượng trên địa bàn theo Quyết định số: 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008, Quyết định 965/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ gửi Sở Tài chính, Sở NN&PTNT để Sở NN&PTNT tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

b) Thời gian gửi báo cáo trước ngày 25 hàng tháng, các Quý chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý, báo cáo hàng năm sau 20 ngày kể từ ngày kết thúc năm.

Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố; chi cục Bảo vệ nguồn lợi và Thú y thủy sản chỉ đạo các phòng NN&PTNT, phòng Kinh tế tăng cường công tác Đăng ký, đăng kiểm tàu cá và đôn đốc UBND các xã, phường, thị trấn triển khai khẩn trương, kịp thời hỗ trợ ngư dân trong lúc khó khăn nhằm ổn định và phát triển bền vững lực lượng khai thác thủy sản./.

 

 

Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- UBND tỉnh (báo cáo);
- Sở Tài chính (phối hợp);
- Lãnh đạo Sở: Ô Trầm, Ô Tuy, Ô Hùng
- Phòng NN&PTNT, Kinh tế các huyện, TX, TP
- Chi cục BVNL&TYTS.
- Lưu VP, TT BCĐ

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Nguyễn Phi Hùng

 

Mẫu số 03

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ VỀ DẦU

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn………………………

Tôi tên là:.........................................................................................................................

Số chứng minh nhân dân:............................... Ngày cấp.................. Nơi cấp.................

Địa chỉ:.............................................................................................................................

Là chủ tàu có số đăng ký:................................................................................................

Công suất máy chính:......................................................................................................

Nghề khai thác:.................................................................................................................

Trong thời gian qua, tàu của tôi đã đánh bắt hải sản (hoặc cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản) trên biển từ ngày……….. đến ngày ………………………..

Căn cứ theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 965/QĐ-TTg ngày 21/7/2008, tôi làm đơn này đề nghị được hỗ trợ về dầu đợt ……. năm 2008 với số tiền là:…………………………………

 

XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG

Ông (bà)……………… là chủ tàu số ………… hiện đang cư trú tại địa phương và có hoạt động khai thác hải sản (hoặc dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản) trên biển
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

……, ngày … tháng … năm ……
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CHUYẾN BIỂN

Tên tôi là:........................................................................................................................

Chủ tàu khai thác, dịch vụ khai thác thủy sản:...............................................................

Giấy phép khai thác thủy sản số:...................................................................................

Địa chỉ thường trú (xã, phường, thị trấn):............... huyện, thị xã, TP...........................

Báo cáo hoạt động chuyến biển từ ngày ….. tháng …. năm 2008 đến ngày …… tháng …… năm 2008.

Ngư trường hoạt động:...................................................................................................

Loại nghề chính:...................................................... Sản lượng thủy sản:................... kg

Sản phẩm tiêu thụ tại:.......................................... Doanh thu:................................ đồng.

Nhận định tình hình nguồn lợi (tốt, trung bình, kém) dự kiến chuyến biển tiếp................

 

Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn
(ký ghi rõ họ tên)

Người báo cáo
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 892/CV-NN&PTNT hướng dẫn Quyết định 289/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, nghèo, cận nghèo và ngư dân và Quyết định 965/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 289/QĐ-TTg do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh ban hành

  • Số hiệu: 892/CV-NN&PTNT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 05/08/2008
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
  • Người ký: Nguyễn Phi Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản