Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC KIỂM TRA
SAU THÔNG QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 871/KTSTQ-P2
V/v trả lời khó khăn, vướng mắc của Hải quan địa phương trong công tác KTSTQ

Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2020

 

Kính gửi: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Thực hiện Chỉ thị số 7180/CT-TCHQ ngày 19/11/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác KTSTQ trong toàn quốc, Cục Kiểm tra sau thông quan đã nhận được các khó khăn, vướng mắc của một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố tại báo cáo công tác KTSTQ trong 03 năm (2017, 2018, 2019).

Cục Kiểm tra sau thông quan đã rà soát các câu hỏi, vướng mắc trên cơ sở đó đã tổng hợp nội dung trả lời (tài liệu gửi kèm).

Cục Kiểm tra sau thông quan thông báo để các Cục Hải quan tỉnh, thành phố biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- PTCT. Mai Xuân Thành (để b/c);
- Cục trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, P2. (02b)

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Trần Minh Trung

 

BẢNG TỔNG HỢP VƯỚNG MẮC, KHÓ KHĂN CỦA CÁC CỤC HẢI QUAN ĐỊA PHƯƠNG

STT

CÂU HỎI

TRẢ LỜI

1

Trường hợp không chấp hành QĐ kiểm tra, không cung cấp đủ hồ sơ tài liệu ... quy định tại khoản 3 Điều 142 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 73 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018: Quá thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra ghi trên QĐ kiểm tra mà người khai HQ không gửi hồ sơ tài liệu hoặc không cử đại diện đến làm việc, cơ quan HQ tiến hành xử lý VPHC theo quy định và xử lý trên cơ sở kết quả kiểm tra hồ sơ, dữ liệu của cơ quan HQ hiện có. Trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận báo cáo Cục trưởng xem xét tiến hành kiểm tra tại trụ sở Cục HQ hoặc kiểm tra tại trụ sở người khai HQ.

Nhưng thực tế DN đã không chấp hành QĐ kiểm tra thì việc thực hiện kiểm tra tại trụ sở người khai HQ chỉ phát sinh thêm thủ tục hành chính chứ không hiệu quả trong công tác KTSTQ và truy thu thuế.

- Đồng thời, trường hợp không chấp hành quyết định kiểm tra, không cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu ... quy định tại khoản 3 Điều 142 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 73 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 thì phải thực hiện xử phạt vi phạm hành chính:

Căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 58, Luật Xử lý VPHC quy định: “Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến…”. Quy định này rất khó thực hiện bởi trên thực tế nhiều tổ chức bị cơ quan Hải quan kiểm tra khi phát hiện vi phạm cố tình không ký vào biên bản, việc mời đại diện chính quyền cơ sở cũng như người làm chứng ký biên bản gặp khó vì họ cho rằng, không nắm được sự việc nên không thể ký, làm chứng.

Chế tài xử phạt đối với các hành vi chậm hoặc không cung cấp, xuất trình hồ sơ tài liệu, không chấp hành Quyết định KTSTQ, không lưu trữ hồ sơ,sổ sách chứng từ kế toán quy định tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính Phủ là chưa thỏa đáng, mức phạt quá thấp không đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp.

Đề xuất giải pháp, cách thức xử lý:

Chế tài xử phạt cần tăng khung tiền phạt thật nặng để răn đe DN có hành vi chậm hoặc không cung cấp, xuất trình hồ sơ tài liệu, không chấp hành Quyết định KTSTQ, không lưu trữ hồ sơ, sổ sách chứng từ kế toán so với khung phạt như hiện nay

Cục Hải quan Đà Nẵng, Cục Hải quan Long An, Cục Hải quan Lạng Sơn

Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013, Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 để trình Bộ, trình Chính phủ ban hành. Tại văn bản tham gia ý kiến vào dự thảo Nghị định, Cục KTSTQ cũng đã có ý kiến nghị tăng mức phạt để bảo đảm tính răn đe đối với trường hợp này.

Điều 142, 143 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) hướng dẫn về việc xử lý đối với trường hợp người khai hải quan không chấp hành quyết định kiểm tra. Theo đó, đối với trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan, người khai hải quan không chấp hành quyết định kiểm tra thì cơ quan hải quan tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định và xử lý trên cơ sở kết quả kiểm tra hồ sơ, dữ liệu của cơ quan hải quan hiện có hoặc kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan. Đồng thời sau khi xử lý vi phạm hành chính theo quy định, cơ quan hải quan cập nhật thông tin không chấp hành vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để áp dụng biện pháp kiểm tra trong thông quan (kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa) đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của người khai hải quan. Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan mà người khai hải quan không chấp hành quyết định kiểm tra thì cơ quan hải quan tiến hành xử lý vi phạm hành chính, nếu chưa đủ cơ sở kết luận thì xem xét thực hiện thanh tra chuyên ngành; nếu đủ cơ sở kết luận kiểm tra, thủ trưởng cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra trên cơ sở kết quả kiểm tra hồ sơ, dữ liệu của cơ quan hải quan hiện có và các quyết định hành chính (nếu có). Đồng thời cơ quan hải quan cập nhật thông tin không chấp hành vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để áp dụng biện pháp kiểm tra trong thông quan (kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa) đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của người khai hải quan.

Bên cạnh đó, ngoài việc bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền nêu tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP) thì người khai hải quan không chấp hành quyết định kiểm tra con bị cập nhật thông tin không chấp hành vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để áp dụng biện pháp kiểm tra trong thông quan (kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa) đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của người khai hải quan.

Như vậy, Thông tư 38, 39 đã quy định lần lượt các bước xử lý đối với trường hợp người khai hải quan không chấp hành quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan và tại trụ sở người khai hải quan với mức độ xử lý nghiêm khắc hơn.

Việc xử lý đối với trường hợp người vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh không ký vào biên bản đã được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Luật Xử lý vi phạm hành chính đã có quy định mở để người có thẩm quyền lập biên bản có thể linh hoạt trong việc tìm người chứng kiến ký vào biên bản, theo đó, biên bản vi phạm hoặc có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở hoặc của hai người chứng kiến. Quy định này là cần thiết nhằm bảo đảm tính khách quan của việc lập biên bản vi phạm hành chính. Do đó, cần giải thích để đại diện chính quyền cơ sở hoặc người được mời chứng kiến hiểu đây là trách nhiệm phối hợp trong khi thi hành công vụ để họ đồng ý là người chứng kiến ký vào biên bản.

2

Đối với việc thu thập thông tin từ người khai hải quan: Việc thu thập thông tin từ người khai hải quan chỉ được sử dụng trong trường hợp KTSTQ tại trụ sở DN và được thực hiện thông qua hình thức văn bản dẫn đến việc phân tích, đánh giá thông tin KTSTQ chưa được hiệu quả, người khai hải quan thường viện dẫn lý do, cố tình kéo dài thời gian cung cấp thông tin, chây ỳ, không cung cấp thông tin nhằm để đối phó với cơ quan Hải quan, trong khi đó chưa có quy định chế tài cụ thể về để xử lý đối với các trường hợp này. Đề nghị có chế tài xử lý đối với các trường hợp cố tình chây ỳ, kéo dài thời gian cung cấp thông tin kiểm tra, hoặc chuyển từ việc thu thập thông tin gián tiếp sang trực tiếp tại doanh nghiệp. (Cục Hải quan Hải Phòng)

- Việc thu thập thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan được quy định tại Điều 80, 95, 96 Luật Hải quan; Điều 107, Điều 108 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Điều 141 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC) và các văn bản liên quan. Theo đó, thì trước, trong và sau quá trình kiểm tra sau thông quan và xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan, cơ quan hải quan có quyền yêu cầu người khai hải quan, các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cung cấp thông tin phục vụ hoạt động kiểm tra sau thông quan.

- Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định hành vi “Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật” thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

3

Việc xử lý VPHC đối với phần nguyên phụ liệu chênh lệch thừa và chênh lệch thiếu khi kiểm tra sau thông quan đối với loại hình gia công (GC), sản xuất xuất khẩu (SXXK), hiện tại đơn vị đang thực hiện:

Đối với lượng nguyên phụ liệu chênh lệch thiếu giữa tồn kho thực tế so với tồn kho theo khai báo hải quan xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm đ Điều 8 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP;

Đối với lượng nguyên phụ liệu chênh lệch thừa giữa tồn kho thực tế so với tồn kho theo khai báo hải quan (Tồn kho thực tế tại DN - Tồn theo khai báo HQ > 0) không xử phạt vi phạm hành chính vì không có chế tài xử phạt trong Luật xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định hướng dẫn thực hiện.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu đơn vị được biết có một số đơn vị vẫn xử phạt vi phạm hành chính đối với lượng nguyên phụ liệu chênh lệch thừa giữa tồn kho thực tế so với tồn kho theo khai báo hải quan (Tồn kho thực tế tại DN- Tồn theo khai báo HQ > 0), do vậy, đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện thống nhất nội dung này trong toàn ngành.

Quan điểm của Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc này là:

Trong trường hợp không phải vi phạm quy định tại Điều 13 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP thì:

- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm đ Điều 8 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP đối với hành vi chênh lệch thiếu giữa tồn kho thực tế so với tồn kho theo khai báo hải quan;

- Không xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chênh lệch thừa giữa tồn kho thực tế so với tồn kho theo khai báo hải quan nếu không xác định được chính xác nguyên nhân vì:

Hiện nay, đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu dư thừa (chênh lệch dương) so với sổ sách kế toán, chứng từ, hồ sơ hàng hóa xuất nhập khẩu, công chức hải quan đang thi hành công vụ phải xác định có hay không có vi phạm hành chính xảy ra trên thực tế? Hành vi xảy ra đã vi phạm quy định về quản lý nhà nước tại văn bản nào? Văn bản đó còn hiệu lực thi hành hay đã được sửa đổi, bổ sung hoặc bị hủy bỏ bằng văn bản khác? Nếu không có các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm hành chính.

Việc quy định “Các hành vi khai sai khác" là rất tùy nghi, chưa phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;

“d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định”.

và quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013:

“c) Hành vi vi phạm hành chính phải được mô tả rõ ràng, cụ thể có thể xác định và xử phạt được trong thực tiễn ".

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính

Việc quy định “Các hành vi khai sai khác” công chức KTSTQ theo quy định phải kiểm tra hồ sơ trong 3-5 năm và trong thời hạn kiểm tra phải chứng minh hành vi vi phạm nguyên liệu chênh lệch thừa là rất khó, dễ dẫn đến tùy tiện trong việc xác định hành vi vi phạm của tổ chức cá nhân, không làm rõ được các yếu tố cấu thành một hành vi vi phạm cụ thể mà áp dụng ngay vào điều khoản này.

Đề xuất bỏ quy định này hoặc bổ sung vào Nghị định xử phạt một số điểm đã được hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại gạch (-) đầu dòng thứ 2 Điểm 1 công văn số 9707/TCHQ-PC ngày 10/10/2016, công văn số 10194/TCHQ-PC ngày 28/10/2016, Điểm 7 công văn số 4208/TCHQ ngày 26/6/2017. (Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu)

Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013, Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 để trình Bộ, trình Chính phủ ban hành. Theo nội dung dự thảo Nghị định đang xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp thì đã bỏ hành vi khai sai khác.

4

Hiện nay Công tác lập biên bản và XPVPHC gặp rất nhiều bất cập cụ thể: đoàn kiểm tra STQ trong quá trình làm việc phát hiện vi phạm thì phải lập biên bản VPHC sau đó chuyển hồ sơ qua bộ phận xử lý của phòng tham mưu (phòng CBL & Xử lý vi phạm) để xử lý và ra quyết định. Như vậy công tác KTSQ gặp rất nhiều khó khăn mất nhiều thời gian và nhân lực vì phải qua rất nhiều khâu, bộ phận để nghiên cứu hồ sơ, đánh giá, xử lý mới ban hành quyết định xử phạt VPHC được. (Cục Hải quan Hải Phòng).

- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp phát hiện hành vi vi phạm hành chính liên quan đến nội dung kiểm tra sau thông quan được xác định thông qua thông báo kết quả kiểm tra sau thông quan/kết luận kiểm tra sau thông quan được quy định tại Điều 100 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ. Theo đó, người ký quyết định kiểm tra thực hiện xử lý vi phạm theo thẩm quyền. Trường hợp trong quá trình kiểm tra sau thông quan phát hiện các hành vi vi phạm khác như: không cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng từ, tài liệu, không chấp hành quyết định kiểm tra,... thì Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan xử lý theo thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ.

- Việc phân công cá nhân/bộ phận nào tham mưu cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là do lãnh đạo đơn vị đó phân công nhưng vẫn phải bảo đảm việc ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải đúng thời hạn theo quy định tại Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cho rằng thủ tục lập biên bản, ban hành quyết định xử phạt ở đơn vị mình hiện đang bất cập, phải qua nhiều khâu, bộ phận thì có thể thay đổi, cải tiến thủ tục đó (ví dụ: đoàn kiểm tra STQ phát hiện vi phạm thì lập biên bản và tham mưu cho người có thẩm quyền xử phạt ban hành QĐXPVPHC).

5

Chỉ đạo xác định trị giá giữa công tác tham vấn và công tác KTSTQ còn chồng chéo gây bức xúc cho Doanh nghiệp:

Một số mặt hàng Tổng cục Hải quan (Cục thuế xuất nhập khẩu) chỉ đạo kiểm tra sau thông quan để ấn định thuế khi doanh nghiệp khai báo giá thấp nhưng hải quan cửa khẩu không nghi vấn giá hoặc đã được tham vấn nhưng xác định trị giá thấp. Khi kiểm tra sau thông quan về trị giá đối với các trường hợp này không phải trường hợp nào cũng tìm được cơ sở bác bỏ thuyết phục do đó khi ấn định thuế doanh nghiệp thường khiếu nại, khiếu kiện. Ví dụ:

- Mặt hàng xe ôtô tải pickup của Công ty TNHH General Motors Việt Nam, Công ty đã khởi kiện TCHQ, Cục Hải quan Hà Nội, Hải Phòng và TP. HCM.

- Mặt hàng điện tử gia dụng của Công ty TNHH Electrolux Việt Nam, Công ty đã khởi kiện TCHQ, Cục Hải quan Hải Phòng.

- Mặt hàng bộ bài tây: các Công ty bị KTSTQ ấn định thuế đều đã gửi đơn khiếu nại mức giá.

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 thì cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan căn cứ nguyên tắc, các phương pháp xác định trị giá hải quan, cơ sở dữ liệu trị giá, các tài liệu, chứng từ có liên quan. Do đó, việc bác bỏ trị giá và xác định trị giá hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật và chỉ có thể bác bỏ trị giá nếu có đủ cơ sở.

Trường hợp kiểm tra trị giá hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (đã được sửa đổi tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018)

Các trường hợp thực hiện kiểm tra sau thông quan và xử lý kết quả KTSTQ thực hiện theo quy định tại Điều 142, 143, 144 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (đã được sửa đổi tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018).

6

Việc tham vấn, xác định mức giá giữa các Cục Hải quan khác nhau đối với cùng một mặt hàng dẫn đến việc Doanh nghiệp bức xúc chạy đi làm thủ tục hải quan tại nơi xác định mức giá thấp hơn nhất là Cục Hải quan đó đẩy mạnh kiểm tra sau thông quan về trị giá (Cục Hải quan Hải Phòng)

Chuyển vướng mắc này cho Cục Thuế Xuất nhập khẩu để rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu trị giá.

7

Các văn bản yêu cầu thực hiện KTSTQ của cấp trên khá nhiều, phạm vi rộng, thực tiễn KTSTQ không đem lại kết quả như mong đợi, nhưng đã ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ thực hiện kế hoạch chung của Chi cục. (Cục Hải quan TP Hà Nội)

Cục HQ địa phương không cung cấp số liệu cụ thể các văn bản yêu cầu thực hiện KTSTQ của cấp trên là bao nhiêu? Kết quả thực hiện KTSTQ như thế nào? Để từ đó có nhận định là văn bản yêu cầu thực hiện KTSTQ của cấp trên nhiều và kết quả KTSTQ không như mong đợi?.

Theo Điều 3, Điều 4 Quyết định 575/QĐ-TCHQ ngày 21/3/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình kiểm tra sau thông quan thì thông tin từ các Vụ, Cục thuộc Tổng cục Hải quan là một nguồn thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan. Thu thập thông tin được thực hiện theo nguyên tắc thu thập, tổng hợp thông tin từ một nguồn hoặc nhiều nguồn để đảm bảo đánh giá, phân loại thông tin, trường hợp kết quả thu thập thông tin từ cơ quan hải quan có dấu hiệu nghi vấn rủi ro nhưng chưa đầy đủ, rõ ràng thì người có thẩm quyền quyết định tiến hành thu thập thêm thông tin từ người khai hải quan. Thông tin thu thập được phải được phân tích, đánh giá, phân loại, rà soát thông tin trước khi xác định đối tượng đề xuất kiểm tra.

Chỉ thị 7180/CT-TCHQ ngày 19/11/2019 của Tổng cục Hải quan về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan trong toàn quốc có nêu rõ: “Để tránh tùy tiện trong kiểm tra sau thông quan, gây khó khăn cho doanh nghiệp, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trước khi tiến hành kiểm tra cần thực hiện thu thập thông tin trên cơ sở chương trình, hệ thống công nghệ thông tin, dữ liệu có sẵn của ngành như STQ01, VNACCS/VCIS, GTT02, MHS...xác định rõ dấu hiệu rủi ro và dự kiến phương pháp, kết quả kiểm tra. Trường hợp các thông tin thu thập chưa đủ để phân tích, đánh giá rủi ro thì có văn bản đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin theo quy trình.”

8

Tỷ lệ phát hiện vi phạm tại trụ sở cơ quan hải quan thấp, bình quân 8,9%, do: các cuộc KTSTQ thực hiện theo chỉ đạo của Tổng cục Hải quan về mặt hàng thường có rủi ro không cao trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; việc thực hiện KTSTQ để xử lý theo kiến nghị của các cuộc thanh tra, kiểm tra trong và ngoài Ngành, theo chỉ đạo của Tổng cục Hải quan nên về cơ bản không phát hiện vi phạm.

Kiến nghị:

- Đối với những kiến nghị của các Đoàn thanh tra, kiểm tra, các chỉ đạo của Tổng cục Hải quan và của Cục Hải quan tỉnh, đề nghị cho phép Chi cục KTSTQ thực hiện thu thập, phân tích thông tin và đánh giá rủi ro, trường hợp có dấu hiệu rủi ro thực sự thì lựa chọn kiểm tra điểm một vài trường hợp, nếu phát hiện vi phạm thì mới mở rộng kiểm tra toàn bộ, tránh trường hợp như hiện nay, Chi cục đã phân tích, đánh giá, thực hiện KTSTQ nhưng không phát hiện vi phạm nên không mở rộng kiểm tra. Sau đó, các đoàn thanh tra, kiểm tra lại kết luận Chi cục chưa thực hiện kiến nghị. Trong khi nguồn nhân lực của Chi cục hạn chế và phải tập trung kiểm tra những trường hợp có dấu hiệu rõ ràng, cụ thể. (Cục Hải quan Quảng Ninh)

- Về việc thực hiện kiến nghị của thanh tra chuyên ngành: Thực hiện theo quy định tại Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Về việc thực hiện kiến nghị của các đoàn kiểm tra, các chỉ đạo của Tổng cục Hải quan và của Cục Hải quan tỉnh:

Theo Điều 3, Điều 4 Quyết định 575/QĐ-TCHQ ngày 21/3/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình kiểm tra sau thông quan thì thông tin từ các Vụ, Cục thuộc Tổng cục Hải quan là một nguồn thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan. Thu thập thông tin được thực hiện theo nguyên tắc thu thập, tổng hợp thông tin từ một nguồn hoặc nhiều nguồn để đảm bảo đánh giá, phân loại thông tin, trường hợp kết quả thu thập thông tin từ cơ quan hải quan có dấu hiệu nghi vấn rủi ro nhưng chưa đầy đủ, rõ ràng thì người có thẩm quyền quyết định tiến hành thu thập thêm thông tin từ người khai hải quan. Thông tin thu thập được phải được phân tích, đánh giá, phân loại, rà soát thông tin trước khi xác định đối tượng đề xuất kiểm tra.

Chỉ thị 7180/CT-TCHQ ngày 19/11/2019 của Tổng cục Hải quan về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan trong toàn quốc có nêu rõ: “Để tránh tùy tiện trong kiểm tra sau thông quan, gây khó khăn cho doanh nghiệp, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trước khi tiến hành kiểm tra cần thực hiện thu thập thông tin trên cơ sở chương trình, hệ thống công nghệ thông tin, dữ liệu có sẵn của ngành như STQ01, VNACCS/VCIS, GTT02, MHS...xác định rõ dấu hiệu rủi ro và dự kiến phương pháp, kết quả kiểm tra. Trường hợp các thông tin thu thập chưa đủ để phân tích, đánh giá rủi ro thì có văn bản đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin theo quy trình.”, “Cục Kiểm tra sau thông quan căn cứ thông tin trên hệ thống STQ_01, kế hoạch được lập trong từng giai đoạn tại mục 1 của chỉ thị này và xem xét thông tin, kiến nghị của các Cục, Vụ thuộc Tổng cục Hải quan chuyển đến, phân tích, đánh giá rủi ro để bổ sung kế hoạch thực hiện kiểm tra sau thông quan hoặc chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện”.

9

Đối với các chuyên đề do TCHQ (các Vụ, Cục chuyên môn tham mưu) chỉ đạo các Cục HQ địa phương tiến hành KTSTQ, đề nghị Cục KTSTQ là đầu mối rà soát dữ liệu XNK trên toàn quốc và tham mưu cho LĐ TCHQ giao cho các đơn vị thực hiện để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo và lãng phí nguồn lực. (Cục Hải quan Lạng Sơn)

Tại điểm 4 Chỉ thị 7180/CT-TCHQ ngày 19/11/2019 của Tổng cục Hải quan về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan trong toàn quốc có nêu rõ: “Cục KTSTQ căn cứ thông tin trên hệ thống STQ_01, kế hoạch được lập trong từng giai đoạn tại mục 1 của Chỉ thị này và xem xét thông tin, kiến nghị của các Cục,Vụ thuộc Tổng cục Hải quan chuyển đến, phân tích, đánh giá rủi ro để bổ sung kế hoạch thực hiện kiểm tra sau thông quan hoặc chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện.

Ghi nhận nội dung này, Cục KTSTQ sẽ trao đổi với các đơn vị thuộc Tổng cục.

10

Hiện nay, trên thực tế phát sinh các hồ sơ của Doanh nghiệp quá 5 năm đã hoặc chưa được KTSTQ nhưng qua thu thập thông tin rà soát có dấu hiệu vi phạm cần phải thực hiện thanh tra chuyên ngành, theo quy định tại quy trình KTSTQ đơn vị nào phát hiện thì đơn vị đó chủ trì cuộc thanh tra chuyên ngành. Mặt khác, theo quy định khi tiến hành thanh tra chuyên ngành điều kiện cần đối với công chức tham gia đoàn thanh tra là phải có thẻ thanh tra chuyên ngành, tuy nhiên hiện nay lực lượng công chức làm công tác KTSTQ chưa được đào tạo nghiệp vụ thanh tra và cấp thẻ thanh tra chuyên ngành (quy định chỉ cấp thẻ thanh tra chuyên ngành cho cán bộ công chức làm ở phòng hoặc bộ phận thanh tra của Cục). Đề nghị Tổng cục Hải quan đào tạo nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành và cấp thẻ thanh tra chuyên ngành cho cán bộ công chức làm công tác kiểm tra sau thông quan. Trong trường hợp chưa có thẻ thanh tra chuyên ngành thì Quyết định thanh tra chuyên ngành là cơ sở pháp lý để thực hiện thanh tra chuyên ngành.

Thanh tra chuyên ngành thường tiến hành trên diện rộng với đối tượng là doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật hải quan, pháp luật thuế và thời kỳ thanh tra tương đối dài. Đối với doanh nghiệp có khối lượng lớn hàng hóa XNK, độ phức tạp cao, thì việc thực hiện tiến hành thanh tra chuyên ngành là rất khó khăn. Vì vậy, đề xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm ở hồ sơ, tờ khai nào, mã hàng nào... quá thời hạn 5 năm thì cho phép chỉ tiến hành thanh tra một số tờ khai, mã hàng... nhất định đã xác định có dấu hiệu vi phạm ...và không nhất thiết thanh tra chuyên ngành cả chấp hành pháp luật hải quan và chấp hành pháp luật thuế mà chỉ cần tiến hành một nội dung có dấu hiệu vi phạm.(Cục Hải quan Hà Tĩnh)

- Khoản 74 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 143 Thông tư 38/2015/TT-BTC, khoản 3 Chỉ thị 7180/CT-TCHQ ngày 19/11/2019 đã quy định trường hợp khi đã KTSTQ mà phát sinh tình tiết mới, vụ việc có tính chất phức tạp, hồ sơ quá thời hạn KTSTQ... thì xem xét thanh tra chuyên ngành (báo cáo trình Lãnh đạo Tổng cục hoặc Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố phân công đơn vị thực hiện thanh tra chuyên ngành). Việc thanh tra chuyên ngành sẽ thực hiện các bước theo Luật thanh tra.

- Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan được quy định tại Điều 6 Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017 về Quy định tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành về hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành. Tiêu chuẩn của trưởng đoàn thanh tra quy định tại Điều 7 Quyết định 4129/QĐ-TCHQ, theo đó:

  Công chức được Tổng cục trưởng cử làm Trưởng đoàn thanh tra phải từ Trưởng phòng hoặc Kiểm tra viên chính trở lên và phải đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại điểm a, b, c khoản 1 điều 8 Thông tư số 05/2014/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ.

Công chức được Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố cử làm Trưởng Đoàn thanh tra phải từ Phó Trưởng phòng hoặc Kiểm tra viên trở lên và phải đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại điểm a, b, c khoản 1 điều 8 Thông tư số 05/2014/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ.

- Khoản 1 Điều 8 Thông tư 05/2014/TT-TTCP quy định về tiêu chuẩn của Trưởng đoàn thanh tra:

“1. Công chức được Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp Tổng cục và tương đương, Cục thuộc bộ cử làm Trưởng đoàn thanh tra phải từ Trưởng phòng hoặc Thanh tra viên chính hoặc tương đương trở lên và phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;

b) Am hiểu về nghiệp vụ thanh tra; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung, lĩnh vực được thanh tra thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương;

c) Có khả năng tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao”.

Như vậy, không có quy định việc thành viên đoàn thanh tra chuyên ngành phải có thẻ thanh tra chuyên ngành.

Tuy nhiên, căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/12/2012 của Chính phủ:

“Điều 12. Tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

1...

b) Có nghiệp vụ thanh tra.

Điều 13. Trang phục, thẻ công chức...

2. Trang phục và thẻ công chức thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định”.

Theo đó, Cục KTSTQ tiếp thu, tham vấn Vụ Pháp chế - TCHQ và Vụ Pháp chế- Bộ Tài chính để có hướng dẫn cụ thể.

11

Theo quy định tại các văn bản về thanh tra chuyên ngành Kết luận thanh tra chỉ ra các sai phạm và chuyển về các Chi cục để ấn định/xử phạt. Tuy nhiên, trường hợp Chi cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện thanh tra chuyên ngành thì có thực hiện theo quy định này không? Đến nay Tổng cục Hải quan chưa hướng dẫn.

Theo các Quyết định của Tổng cục Hải quan về chức năng, nhiệm vụ... của Chi cục Kiểm tra sau thông quan tại các Cục hải quan tỉnh/thành phố thì không có nhiệm vụ Thanh tra chuyên ngành. (Cục Hải quan Hải Phòng)

- Khoản 3 Điều 30 Quyết định 4129/QĐ-TCHQ ngày 11/12/2017 đã quy định rõ: “Thủ trưởng cơ quan Hải quan, Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra theo quy định tại Điều 40 Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010”.

Như vậy, việc tổ chức thực hiện kết luận thanh tra chuyên ngành không phụ thuộc vào đơn vị thực hiện cuộc thanh tra chuyên ngành.

- Khoản 74 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 143 Thông tư 38/2015/TT-BTC, khoản 3 Chỉ thị 7180/CT-TCHQ ngày 19/11/2019 đã quy định trường hợp khi đã KTSTQ mà phát sinh tình tiết mới, vụ việc có tính chất phức tạp, hồ sơ quá thời hạn KTSTQ... thì xem xét thanh tra chuyên ngành (báo cáo trình Lãnh đạo Tổng cục hoặc Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố phân công đơn vị thực hiện thanh tra chuyên ngành, không có quy định nhất thiết phải là Chi cục KTSTQ tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố).

12

Về thời hạn thanh tra: Theo quy định tại Điều 56 Luật Thanh tra, Điều 16 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ: Thời hạn thanh tra quy định chung là “ngày”. Tuy nhiên, nếu thực tế thời hạn thanh tra áp dụng là ngày thì rất khó cho các đoàn thanh tra đặc biệt là các cuộc thanh tra phức tạp cần nhiều thời gian, trong khi đó ngày nghỉ cuối tuần và ngày nghỉ lễ là các ngày theo quy định của Luật Lao động, đoàn thanh tra không thực hiện thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp. Do vậy, có đoàn thanh tra áp dụng là "ngày” nhưng có đoàn thanh tra áp dụng là ngày làm việc.

Đề xuất: quy định thống nhất quy định rõ thời hạn thanh tra như quy định về thời hạn KTSTQ là "ngày làm việc".

Điều 56 Luật Thanh tra có quy định thời hạn thanh tra là “ngày” thì các văn bản hướng dẫn dưới Luật đều thống nhất thời hạn thanh tra là “ngày”. Đề xuất của đơn vị sẽ được tiếp thu để đưa vào chương trình sửa đổi Luật Thanh tra.

13

Về chế độ bồi dưỡng đối với công chức chuyên ngành:

Theo quy định tại:

) Quyết định số 12/2014/QĐ-TTg ngày 27/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành, thì mỗi công chức tham gia thanh tra chuyên ngành được bồi dưỡng 80.000 đồng/ngày.

) Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP quy định “Công chức thanh tra chuyên ngành có trang phục, thẻ công chức và được hưởng chế độ bồi dưỡng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay mới chỉ có Trưởng đoàn thanh tra có thẻ thanh tra chuyên ngành được chế độ bồi dưỡng, các thành viên còn lại không được hưởng chế độ này.

Đề xuất: Tổng cục Hải quan xem xét cho toàn bộ công chức tham gia đoàn thanh tra chuyên ngành được hưởng chế độ bồi dưỡng theo Quyết định số 12/2014/QĐ-TTg, không phân biệt có thẻ hay không có thẻ thanh tra chuyên ngành, vì khi tham gia đoàn thanh tra chuyên ngành tất các các thành viên làm việc như nhau, không phân biệt việc có hay không có thẻ. (Cục Hải quan Quảng Ninh)

Hiện tại các văn bản quy phạm pháp luật không có quy định việc thành viên đoàn thanh tra chuyên ngành phải có thẻ thanh tra chuyên ngành, do đó không thể quy định chế độ bồi dưỡng cho các thành viên đoàn thanh tra chuyên ngành căn cứ vào việc có/không có thẻ thanh tra chuyên ngành. Đề nghị kế toán của đơn vị xem xét lại quy chế thanh toán của đơn vị về việc này.

14

NHÓM KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VỀ HỆ THỐNG STQ 01

- Việc thu thập tra cứu thông tin chủ yếu từ chương trình GTT02, VNACCS/VCIS và các phần mềm vệ tinh chưa được đồng bộ, ảnh hưởng nhiều đến việc kết xuất dữ liệu, thu thập thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan, khi khai thác thường bị lỗi. Việc tra cứu các chương trình này thường xuyên rất chậm, tốn nhiều thời gian gây khó khăn không nhỏ trong công tác thu thập, phân tích và xử lý thông tin nhằm xác định dấu hiệu nghi vấn. Đặc biệt, công tác rà soát tờ khai luồng xanh tại Chi cục Hải quan quản lý đầu tư rất khó khăn do đơn vị có số lượng dòng hàng lớn (khoảng 124.000 dòng hàng/tuần) trong điều kiện đơn vị có những hạn chế về quân số, các công cụ tra cứu (các hệ thống chương trình GTT02, VNACCS, ...) thường xuyên chậm, thậm chí không tra được.

- Trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan V5 cho phép khai thác tờ khai sửa, hủy sau thông quan, tuy nhiên khoảng thời gian khai thác tờ khai hủy sau thông quan bị giới hạn (30 ngày), trong khi đó số liệu cần khai thác trong công tác KTSTQ là 05 năm, do đó gây tốn kém thời gian khai thác số liệu.

- Việc cập nhật thông tin vào hệ thống STQ01: hiện tại 01 bộ hồ sơ hệ thống chỉ cho phép một user cập nhật kết quả KTSTQ từ khi nhập quyết định kiểm tra đến khi xử lý xong kết quả, dẫn đến một số trường hợp CBCC cũ đã nhập kết quả KTSTQ chuyển đơn vị khác và CBCC mới tiếp nhận hồ sơ không thể cập nhật tiếp tiến trình hồ sơ trên hệ thống.

- Do không được phân quyền sử dụng tài khoản EUC trong quá trình thực hiện công tác KTSTQ nên rất khó khăn trong việc kết xuất, thu thập thông tin từ hệ thống.

- Để hoàn thành một vụ kiểm tra sau thông quan thì công chức phụ trách hồ sơ phải thực hiện nhập dữ liệu trên 07 chương trình phần mềm: Hệ thống STQ01, phần mềm Quản lý nội bộ, Hệ thống XLVP14, Hệ thống GTT02, Hệ thống MHS, Hệ thống Quản lý rủi ro, Hệ thống Kế toán thuế tập trung KTT. Trong cùng thời gian mà công chức phải nhập nhiều chương trình, tuy nhiên các hệ thống phần mềm chưa thông suốt, chưa được kết nối với nhau và nhiều thông tin trùng lắp dẫn đến mất thời gian nhập liệu, hiệu quả chưa cao khi kết xuất dữ liệu báo cáo.

Công tác khai thác dữ liệu XNK của DN trên phạm vi toàn quốc hiện nay chưa thực hiện được.

Đề xuất, kiến nghị:

Nâng cấp chương trình GTT02 để có thể thống kê, kết xuất dữ liệu của nhiều năm /một lần kết xuất. Kết xuất thống kê tổng hợp được danh sách các doanh nghiệp theo địa bàn, kim ngạch xnk và thuế hải quan và các chỉ tiêu liên quan.

Nâng cấp chương trình Quản lý Gia công sản xuất khẩu có thêm chức năng kết xuất báo cáo quyết toán theo từng năm.

Nâng cấp hệ thống VNACCS/VCIS cho phép kết xuất đầy đủ 01 tờ khai/01 lần kết xuất mà không giới hạn số lần thể hiện. Đồng thời tích hợp đầy đủ các tiêu chí trên tờ khai mà không cần phải vào chi tiết từng tờ khai như hiện tại

Đề xuất bổ sung chức năng khai thác kết xuất file excel tờ khai bổ sung và định mức của doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài (01 năm) để thuận lợi trong khai thác, xử lý dữ liệu

Bổ sung chức năng nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan để Hệ thống có thể tự động đưa ra được danh sách các Doanh nghiệp cần kiểm tra sau thông quan theo nguyên tắc quản lý rủi ro

(Cục Hải quan Kiên Giang, Cục Hải quan An Giang, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, Cục Hải quan Cần Thơ, Cục Hải quan Đồng Nai, Cục Hải quan Hà Nam Ninh, Cục Hải quan Hà Tĩnh, Cục Hải quan Hải Phòng, Cục Hải quan Quảng Nam, Cục Hải quan Tây Ninh, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế, Cục Hải quan Quảng Ninh, Cục Hải quan Quảng Trị, Cục Hải quan Lạng Sơn, Cục Hải quan Bình Dương, Cục Hải quan TP Hà Nội)

Cục KTSTQ ghi nhận và sẽ kiến nghị với Lãnh đạo Tổng cục khi hoàn thiện các hệ thống của Ngành.

Cục KTSTQ hiện đang xây dựng chương trình hoàn thiện hệ thống STQ01 theo đó có thể kết nối dữ liệu từ các phần mềm hệ thống trong Ngành với hệ thống STQ01 từ đó thuận tiện hơn cho việc khai thác dữ liệu XNK tập trung.

Đối với vấn đề phải nhập dữ liệu trên 07 chương trình phần mềm: Cục KTSTQ ghi nhận và sẽ hoàn thiện hệ thống STQ01 theo hướng có thể nhập trực tiếp các chương trình phần mềm của Ngành từ hệ thống STQ01.

Hiện nay, Tổng cục Hải quan đã triển khai hệ thống hỗ trợ ra quyết định, địa chỉ truy cập: http://10.224.128.176:9300/bi/. Hệ thống có chức năng hỗ trợ tra cứu dữ liệu EUC, đề nghị các đơn vị nghiên cứu thực hiện.

15

Hiện, chưa có sự kết nối thông tin giữa cơ quan hải quan, thuế và các cơ quan hữu quan khác. Dẫn đến tình trạng sau khi thu thập thông tin thì mới biết doanh nghiệp đang được đơn vị khác kiểm tra. Cơ quan hải quan buộc phải thay đổi thời gian KTSTQ (bị động về mặt thời gian).

(Cục Hải quan Cà Mau, Cục Hải quan Quảng Ngãi)

Cục KTSTQ ghi nhận và sẽ kiến nghị với Lãnh đạo Tổng cục khi hoàn thiện các hệ thống của Ngành.

16

Tại Chi cục KTSTQ, công chức thu thập thông tin nghiệp vụ không thể khai thác được nội dung ấn định thuế và số thuế đối với trường hợp các Chi cục hải quan ấn định thuế dẫn đến chậm trễ và không đầy đủ trong việc thu thập thông tin.

Tại Chi cục KTSTQ để khai thác dữ liệu thông tin tờ khai XK, tờ khai NK của DN, chỉ lấy được thông tin tờ khai đăng ký tại các Chi cục HQ thuộc địa bàn quản lý của Cục HQ không lấy được đầy đủ thông tin tờ khai XK, tờ khai NK đăng ký tại các địa bàn khác, điều này có thể gây thiếu sót trong phạm vi kiểm tra. Đề xuất cấp tài khoản sử dụng để tra cứu, khai thác thông tin tờ khai trên phạm vi toàn quốc.

Đề xuất: Công chức tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan có thể khai thác được số thuế do Chi cục hải quan ấn định trên chương trình KTTT, cấp tài khoản sử dụng; để tra cứu, khai thác thông tin tờ khai trên phạm vi toàn quốc.

(Cục Hải quan Bình Định, Cục Hải quan Quảng Ngãi)

Cục KTSTQ ghi nhận và sẽ kiến nghị với Lãnh đạo Tổng cục khi hoàn thiện các hệ thống của Ngành.

Cục KTSTQ hiện đang xây dựng chương trình hoàn thiện hệ thống STQ01 theo đó có thể kết nối dữ liệu từ các phần mềm hệ thống trong Ngành với hệ thống STQ01 từ đó thuận tiện hơn cho việc khai thác dữ liệu XNK tập trung.

17

Nhiều DN gặp khó khăn khi nộp tiền thuế bổ sung tại ngân hàng. Do KTSTQ trong thời hạn 05 năm nên có những QĐ ấn định thuế có số lượng tờ khai bị truy thu thuế nhiều. Tuy nhiên, ngân hàng yêu cầu DN nộp thuế theo từng tờ khai gây khó khăn và mất thời gian cho DN khi phải nộp thuế đối với những QĐ ấn định thuế có nhiều TK bị truy thu thuế. Kiến nghị TCHQ liên kết với kho bạc và ngân hàng để có phương thức nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất (Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh)

Cục KTSTQ ghi nhận và sẽ kiến nghị với Lãnh đạo Tổng cục khi hoàn thiện các hệ thống của Ngành.

18

Thời hạn từ khi kết thúc kiểm tra tại doanh nghiệp cho đến khi ban hành dự thảo là 05 ngày, không đủ thời gian thẩm tra việc kê khai sai mã số/thuế suất là lần đầu hay không? Mặt hàng nhập khẩu trước đó chưa? (do Đoàn kiểm tra chỉ có dữ liệu 05 năm, trong khi phải rà soát toàn bộ quá trình nhập khẩu), Doanh nghiệp được các đơn vị hải quan các tỉnh nhắc nhở khai mã số thuế đúng chưa? Doanh nghiệp có kết quả phân tích phân loại đã từng xác định mã số thuế đúng chưa? (việc rà soát trên chương trình văn thư TCHQ nhiều khó khăn vì phải mở tất cả công văn, thông báo kết quả phân tích phân loại)? Doanh nghiệp có từng bị các cơ quan ban ngành khác xử lý hành vi trốn thuế hay một số hành vi ghi nhận trong Bộ luật Hình sự dẫn đến phải xử lý hình sự đối với vi phạm của doanh nghiệp?

Vì vậy, để tránh ảnh hưởng tính chính xác của nội dung dự thảo và bản kết luận kiểm tra, kiến nghị:

Tất cả các trường hợp xử lý doanh nghiệp sai mã số thuế/thuế suất trong các khâu nghiệp vụ Hải quan phải được nhập máy chương trình quản lý vi phạm và đính kèm bảng kê chi tiết từng dòng hàng.

Có cơ chế kết nối thông tin trong và ngoài ngành, tích hợp vào chương trình quản lý vi phạm.

Sau khi kết thúc KTSTQ, công chức kiểm tra chỉ cần tra cứu dữ liệu chương trình Quản lý vi phạm và dữ liệu tờ khai để hoàn thành kết luận KTSTQ.

Cục KTSTQ ghi nhận và sẽ kiến nghị với Lãnh đạo Tổng cục khi hoàn thiện các hệ thống của Ngành.

Đối với vấn đề nhập dữ liệu vào các chương trình phần mềm của Ngành: Cục KTSTQ ghi nhận và sẽ hoàn thiện hệ thống STQ01 theo hướng có thể nhập trực tiếp các chương trình phần mềm của Ngành từ hệ thống STQ01.

19

Thực hiện kiến nghị của Kiểm toán nhà nước khu vực III tại Thông báo số 310/TB-KTNN KVIII ngày 05/09/2018 về Thông báo kết quả kiểm toán tại Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng, Cơ quan Kiểm toán kiến nghị phải thực hiện KTSTQ toàn bộ xe ô tô nhập khẩu diện quà biếu quà tặng. Tuy nhiên, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng nhận thấy: Mặt hàng ô tô nhập khẩu diện quà biếu tặng thuộc đối tượng phải xin giấy phép nhập khẩu của các Cục Hải quan địa phương theo quy định tại Thông tư số 143/2015/TT-BTC ngày 11/09/2015 của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện chính sách thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB theo đúng quy định hiện hành. Trong công tác thông quan, mặt hàng này đều được kiểm tra thực tế hàng hóa và đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật và môi trường, về trị giá tính thuế, mặt hàng này thuộc đối tượng được cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.

Theo tiết a.1 điểm a khoản 1 Điều 5 quy trình KTSTQ ban hành theo Quyết định 575/QĐ-TCHQ thì “trừ những lô hàng đã được Chi cục Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi thông quan, tập trung kiểm tra những hồ sơ hàng hóa luồng xanh chưa được Chi cục Hải quan kiểm tra trong thông quan và những hồ sơ chưa thực hiện tham vấn giá”. Như vậy, Việc thực hiện KTSTQ toàn bộ xe ô tô diện quà biếu, quà tặng thông quan trong 60 ngày sẽ không hiệu quả và gặp nhiều khó khăn do biên chế bộ phận KTSTQ tại Chi cục ít và sẽ bỏ qua những trường hợp rủi ro khác: như tờ khai luồng xanh, hàng hóa có rủi ro về thuế, trị giá...; số lượng quyết định KTSTQ ban hành nhiều, phải theo dõi, thực hiện và mất nhiều thời gian trong thu thập thông tin, gửi xác minh, nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài địa bàn, thực hiện hoàn tất hồ sơ.

Hiện nay, việc KTSTQ đối với tất cả xe ô tô nhập khẩu theo diện quà biếu, quà tặng thông quan trong thời gian 5 năm theo kiến nghị của cơ quan Kiểm toán tại Thông báo số 310/TB-KTNN KVII ngày 05/9/2018 nêu trên gặp khó khăn vướng mắc tương tự như báo cáo của Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng tại điểm 1 nêu trên. Nhiều trường hợp lúc ban hành Quyết định KTSTQ đối với doanh nghiệp nhập khẩu xe ô tô quà biếu, quà tặng (tại trụ sở người khai Hải quan hoặc tại trụ sở cơ quan Hải quan) tra cứu trang thông tin Tổng cục Thuế thì các doanh nghiệp ở trạng thái “Đang hoạt động” , nhưng gần đến ngày thực hiện kiểm tra hoặc đến lúc đi kiểm tra thì doanh nghiệp đã bỏ địa chỉ kinh doanh hoặc đăng ký ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động có thời hạn, gây khó khăn cho công tác KTSTQ đối với loại hình này.

Qua kiểm tra nhận thấy, hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu xe ô tô diện quà biếu, quà tặng về bán ngay chứ không đăng ký quyền sở hữu xe, không tạo tài sản cho Công ty (không hạch toán tạo TSCĐ tài khoản 211 mà hạch toán qua tài khoản hàng hóa- 156).

Kiến nghị:

Tất cả hồ sơ nhập khẩu xe ô tô diện quà biếu tặng, bộ phận KTSTQ sẽ thực hiện rà soát và tự kiểm tra toàn bộ hồ sơ hiện có tại Chi cục. Nếu phát hiện nghi vấn, dấu hiệu vi phạm Chi cục sẽ tiến hành KTSTQ theo quy định. Nếu không phát hiện nghi vấn (thể hiện qua báo cáo kết quả kiểm tra hồ sơ), Chi cục tổ chức lưu trữ hồ sơ. (Cục Hải quan TP Đà Nẵng)

- Kiến Nghị của Cục HQ Đà Nẵng về phương thức rà soát, kiểm tra đối với các hồ sơ nhập khẩu ô tô diện quà biếu, tặng đề nghị Quý Cục gửi về đầu mối của TCHQ là Cục thuế XNK để tập hợp báo cáo KTNN.

- Căn cứ phân tích và báo cáo của Cục Hải quan Đà Nẵng, kiến nghị của KTNN thì các hồ sơ/ doanh nghiệp cần kiểm tra sau thông quan là theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 78 Luật Hải quan: kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm và kiểm tra theo dấu hiệu rủi ro.

Đối với các hồ sơ có dấu hiệu vi phạm mà các doanh nghiệp bỏ trốn hoặc tạm ngừng hoạt động. Căn cứ thực tế hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan, nếu đủ cơ sở thì ấn định thuế và phối hợp với cơ quan chức năng xử lý theo quy định.

20

Công tác KTSTQ trong thời gian 60 ngày tại các Chi cục cũng gặp nhiều khó khăn do công tác KTSTQ phát sinh sau khi hàng hóa đã làm xong thủ tục thông quan nên không được trực tiếp kiểm tra hàng hóa khi nhập khẩu. Nhiều hàng hóa tại thời điểm kiểm tra sau thông quan không còn trong kho của DN nên việc yêu cầu DN cung cấp mẫu kiểm tra gặp khó khăn.

Đối với kiểm tra tờ khai trong thời hạn 60 ngày thường gặp phải trường hợp doanh nghiệp chưa cung cấp đủ chứng từ thanh toán cho cơ quan hải quan vì trong các hợp đồng có doanh nghiệp để thời hạn thanh toán đối tác là 90, 120 hoặc 180 ngày nên chưa cung cấp kịp thời dẫn đến việc kiểm tra chứng từ thanh toán gặp khó khăn, ảnh hưởng tới hiệu quả kiểm tra. Tại các Chi cục, thường thực hiện KTSTQ về giá khai báo. Nhưng hồ sơ theo quy định yêu cầu công ty cung cấp để kiểm tra không đủ cơ sở để bác bỏ trị giá của doanh nghiệp.

Đối tượng KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan hạn chế hơn quy định chung về KTSTQ. Cơ quan hải quan chỉ được yêu cầu cung cấp chứng từ thương mại và một số chứng từ thuộc hồ sơ hải quan mà không được yêu cầu cung cấp chứng từ, sổ sách kế toán. Quy định này mâu thuẫn với chính quy định về KTSTQ (kiểm tra hồ sơ hải quan, chứng từ, sổ sách kế toán của doanh nghiệp..,). Do đó, không thể hiện đúng bản chất kiểm tra của KTSTQ là phải đi từ hệ thống sổ sách của doanh nghiệp để tìm và vẽ ra bức tranh tổng thể quá trình giao dịch của doanh nghiệp.

* Kiến nghị và đề xuất

Việc không quy định cơ quan hải quan có quyền yêu cầu bổ sung các chứng từ khác ngoài bộ hồ sơ khi làm thủ tục xuất nhập khẩu khiến cơ quan hải quan rơi vào thế bị động khi yêu cầu doanh nghiệp bổ sung chứng từ để làm rõ việc chấp nhận hay không chấp nhận trị giá khai báo. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nêu ý kiến “Cơ quan hải quan yêu cầu cung cấp các chứng từ không được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật” và từ chối cung cấp, không đồng ý với quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan. Việc khiếu nại, khiếu kiện giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan là khó tránh khỏi, đây cũng là khó khăn chung của toàn ngành trong công tác kiểm tra trị giá. Vì vậy, đa phần kết quả kiểm tra là chấp nhận trị giá khai báo của doanh nghiệp.

Điều chỉnh lại đối tượng KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan cho phù hợp với quy định về KTSTQ.

(Cục Hải quan tỉnh Cà Mau, Cục Hải quan Hà Tĩnh, Cục Hải quan An Giang, Cục Hải quan Nghệ An, Cục Hải quan Bắc Ninh, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị)

Căn cứ Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 575/QĐ-TCHQ ngày 21/3/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thì KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan tập trung vào nhóm hồ sơ/người khai hải quan có dấu hiệu vi phạm hoặc dấu hiệu rủi ro cao.

Dấu hiệu vi phạm và dấu hiệu rủi ro được xác định trên cơ sở phân tích thông tin, phân loại đối tượng đã được hướng dẫn tại Điều 4 Quy trình 575 nêu trên.

Chi cục hải quan căn cứ hồ sơ tài liệu doanh nghiệp cung cấp theo quy định tại khoản 3 Điều 142, Thông tư 38/2015/TT-BTC để kiểm tra, kết luận. Trường hợp chưa đủ cơ sở để kết luận tính chính xác, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ hải quan thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan theo quy định tại Điều 143 Thông tư 38/2015/TT-BTC .

21

Quy định kiểm tra đối với tờ khai có dấu hiệu vi phạm trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan cho đến ngày ban hành quyết định kiểm tra là quy định ở cấp Thông tư (cụ thể là Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính). Tuy nhiên, khi đối chiếu với Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014; Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì không có sự thống nhất.

Trường hợp này đề xuất không hạn chế thời hạn 60 ngày trong trường hợp KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan, chỉ quy định trường hợp KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan đối với những tờ khai có dấu hiệu vi phạm trong địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan. (Cục Hải quan Cà Mau)

Căn cứ Thông tư 38/2015/TT-BTC thì Chi cục hải quan được KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan đối với nhóm hồ sơ/người khai hải quan có dấu hiệu vi phạm hoặc dấu hiệu rủi ro cao thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai; Chi cục KTSTQ đc kiểm tra tại trụ sở hải quan thời gian 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai.

Quy định như vậy là do Tại chi Cục hải quan chỉ tập trung kiểm tra các trường hợp có dấu hiệu rủi ro cao. Các trường hợp này có thể kết luận mà không cần phải yêu cầu doanh nghiệp cung cấp nhiều chứng từ tài liệu. Các trường hợp phức tạp hơn cần kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan. Cách làm này là nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nâng cao tính hiệu quả trong công tác KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan.

22

Nghiệp vụ KTSTQ tại trụ sở cơ quan HQ tại các Chi cục HQ CK là khâu quy trình mang tính chất “chuyển tiếp” giữa thông quan (tại các Đội Nghiệp vụ) và sau thông quan chuyên nghiệp (Chi cục KTSTQ) nên rất dễ phát sinh việc trùng lắp đối tượng kiểm tra (trùng các tờ khai đã tham vấn giá nhưng chưa đánh nghi vấn trên hệ thống hoặc các trường hợp Chi cục KTSTQ đang thu thập, đề xuất kiểm tra);

Quy trình kiểm tra, xác định trị giá trong tham vấn giá hoặc STQ thay đổi khi thông tư 60/2019/TT-BTC sửa đổi điều 25 Thông tư 39/TT-BTC (hồ sơ KTSTQ về giá sẽ giảm vì hoạt DN không được quyền lựa chọn tham vấn hoặc KTSTQ khi có nghi vấn về giá.

Đối tượng kiểm tra: các tờ khai đã thông quan trong thời hạn 60 ngày tính đến ngày ban hành QĐ kiểm tra đòi hỏi lãnh đạo Đội, CBCC phải thực hiện rà soát, thu thập dữ liệu thường xuyên; CBCC có trách nhiệm, có chất lượng kinh nghiệm để phát hiện đề xuất, kiểm tra kịp thời hạn.

Phạm vi kiểm tra: Gồm tất cả các nghi vấn, các dấu hiệu về mã số, trị giá, chính sách thuế, C/O, tập trung rà soát, kiểm tra hàng luồng xanh tuy nhiên các hệ thống nghiệp vụ đều khó thực hiện kết xuất này.

Thời gian thực kiểm tra: 05 ngày làm việc dẫn đến nhiều trường hợp DN không đủ thời gian cung cấp hồ sơ, kết thúc kiểm tra đúng thời hạn do địa bàn Chi cục ở xa, các DN không nhận được QĐKT khi Chi cục gửi. (Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh)

Khoản 7 Điều 2 Quy trình KTSTQ ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-KTSTQ quy định: “Trường hợp trong quá trình kiểm tra sau thông quan phải tạm hoãn thì Trưởng đoàn kiểm tra/Trưởng nhóm kiểm tra phải báo cáo người ban hành quyết định kiểm tra phê duyệt bằng văn bản. Việc tạm hoãn mỗi lần không quá 05 ngày trừ các trường hợp bất khả kháng”.

Trường hợp thời gian 5 ngày chưa đủ để hoàn thành việc kiểm tra các dấu hiệu nghi vấn, Có thể áp dụng thủ tục tạm hoãn KTSTQ.

23

Nhóm vướng mắc liên quan đến đề nghị thành lập lực lượng KTSTQ chuyên trách tại Cục Hải quan Hà Nam Ninh, Kiên Giang, Quảng Nam, Lạng Sơn

Trong bối cảnh biên chế hàng năm của Tổng cục Hải quan và các Cục Hải quan cắt giảm theo yêu cầu về tinh giản biên chế của Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17/4/2015, chủ trương về việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu quả theo Nghị Quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và Chỉ thị số 7180/CT-TCHQ ngày 19/11/2019 của Tổng cục Hải quan, các đơn vị chủ động bố trí, sắp xếp và triển khai hoạt động KTSTQ trên cơ sở tổ chức bộ máy, biên chế hiện có đảm bảo hiệu quả.

24

Nhóm vướng mắc liên quan đến sắp xếp biên chế, luân chuyển phù hợp đối với các Chi cục KTSTQ và công chức làm công tác KTSTQ, đề nghị Cục KTSTQ chỉ đạo thống nhất về yêu cầu số lượng, cơ cấu tổ chức, trình độ nghiệp vụ chuyên sâu đối với cán bộ, công chức làm công tác KTSTQ tại các Chi cục Hải quan tại Cục Hải quan Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hà Nam Ninh, Kiên Giang, An Giang, Khánh Hòa, Tây Ninh

Việc bố trí, sắp xếp biên chế cho Chi cục KTSTQ, bố trí công chức thực hiện KTSTQ, luân chuyển cán bộ, công chức nội bộ tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố... là do thẩm quyền quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Do đó, đề nghị các Cục Hải quan căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị để sắp xếp bố trí cán bộ, công chức theo vị trí việc làm cho hợp lý, trong đó ưu tiên cho các bộ phận trực tiếp làm nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan nhất là Chi cục KTSTQ thực hiện nhiệm vụ KTSTQ một cách hiệu quả, phù hợp và đúng quy định.

25

Nhóm vướng mắc liên quan đến công tác đào tạo KTSTQ; tăng cường tổ chức Hội thảo, Hội nghị về KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Trị, An Giang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hà Nội, An Giang, Hà Nam Ninh

Để nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công chức làm công tác KTSTQ, các Cục Hải quan tỉnh, TP cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức nhằm sử dụng hiệu quả nguồn biên chế hiện có.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác KTSTQ, thời gian tới Cục KTSTQ sẽ phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Trường Hải quan Việt Nam để tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ KTSTQ trong toàn Ngành.

26

Nhóm vướng mắc liên quan đến đề nghị bổ sung biên chế có nghiệp vụ chuyên sâu về công tác KTSTQ tại Cục Hải quan An Giang, Hà Nội

Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Ban chấp hành Trung ương về tinh giảm biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Vì vậy, đề nghị các Cục Hải quan tỉnh, thành phố cần bố trí, sử dụng hợp lý và hiệu quả biên chế hiện có. Trường hợp cần thiết, theo yêu cầu nhiệm vụ, các đơn vị chủ động đề xuất Tổng cục (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để đề nghị bổ sung biên chế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

27

Tại Điều 79, Điều 80 Luật Hải quan số 54/2014/HQ13; Điều 97, 98 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 50 điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP; Điều 142, 143 Thông tư 38/2015/TT-BTC, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 73, 74 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC; Điều 2 Quyết định 1919/QĐ-BTC; Mục IV quyết định 4291/QĐ-TCHQ và Quyết định số 575/QĐ-TCHQ ngày 21/03/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình kiểm tra sau thông quan thì Cục trưởng Cục Hải quan có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan và trụ sở người khai hải quan.

Tuy nhiên, tại điểm 6 Chỉ thị số 7180/CT-TCHQ ngày 19/11/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định:

“Đối với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố không có tổ chức Chi cục kiểm tra sau thông quan, chỉ được kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan theo quy định tại điều 142 Thông tư số 38/2013/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 73, điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Kết thúc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan, nếu phát hiện có thông tư mới, dấu hiệu vi phạm khác như quy định tại điểm b.1, khoản 1 điều 142 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi tại khoản 73, điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì báo cáo Tổng cục hải quan trước khi kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan. Giao Cục kiểm tra sau thông quan hướng dẫn nội dung này.”

Như vậy, đối chiếu nội dung tại điểm 6 Chỉ thị 7180/CT-TCHQ với quy định tại Luật Hải quan; Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP; Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC thì có sự mâu thuẫn. Đề nghị Cục Kiểm tra sau thông quan kiến nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn rõ nội dung này để đơn vị biết và thống nhất thực hiện. (Cục Hải quan Thừa Thiên Huế)

Theo quy định tại Điều 80 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan trong phạm vi toàn quốc. Do vậy, quy định tại Chỉ thị 7180/CT-TCHQ không mâu thuẫn với quy định tại Luật Hải quan, tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC mà chỉ quy định cụ thể trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan để thống nhất thực hiện trong phạm vi toàn quốc.

Đề nghị các Cục hải quan Tỉnh TP thực hiện theo đúng quy định tại Chỉ thị số 7180/CT-TCHQ.

28

Thực hiện theo mục 1 (gạch đầu dòng thứ 2) Chỉ thị 7180/CT-TCHQ ngày 19/11/2019 của Tổng cục Hải quan về chấn chỉnh và tăng cường công tác KTSTQ trong toàn quốc, một số doanh nghiệp chây ỳ trong công tác giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu bổ sung phục vụ công tác kết luận dẫn đến kéo dài thời gian ban hành kết luận KTSTQ và các quyết định có liên quan trong việc xử lý kết quả KTSTQ. (Cục Hải quan Gia Lai-Kontum)

Mục 1 (gạch đầu dòng thứ 2) Chỉ thị 7180/CT-TCHQ ngày 19/11/2019 của Tổng cục Hải quan yêu cầu trước khi kết luận, ấn định thuế, xử phạt VPHC thì tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp giải trình, giải thích cho doanh nghiệp hiểu rõ các quy định của pháp luật và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Như vậy tránh được tình trạng doanh nghiệp chưa hiểu rõ quy định cho rằng việc ấn định của cơ quan hải quan chưa đúng rồi khiếu nại thậm chí có trường hợp không nộp thuế dẫn đến nợ đọng thuế (Cơ quan hải quan phải theo dõi, đôn đốc nợ và thực hiện các biện pháp cưỡng chế). Còn việc ban hành Bản kết luận kiểm tra sau thông quan và trình tự thực hiện các công việc khi xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan phải thực hiện theo quy định tại Luật hải quan, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

29

Theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Quyết định số 575/QĐ-TCHQ ngày 21/3/2019 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra sau thông quan thì việc lập kế hoạch kiểm tra được thực hiện trước khi ban hành Quyết định kiểm tra. Tuy nhiên theo biểu mẫu số 23/2019-KTSTQ kế hoạch kiểm tra sau thông quan lại mở đầu bằng câu “thực hiện Quyết định kiểm tra số...”. Đề nghị sửa lại biểu mẫu số 23/2019-KTSTQ cho phù hợp với quy định tại Điều 6, Điều 7, Quyết định số 575/QĐ-TCHQ.

Tại biểu mẫu số 06/2015/KTSTQ về việc Thông báo kết quả kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan và biểu 05/2015/KTSTQ về việc Bản kết luận KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan thì các biểu mẫu này không mở sổ theo dõi và không lấy số công văn. Đề nghị quy định mở sổ và có số công văn để tiện theo dõi, quản lý. (Cục Hải quan Đak-Lak)

Điều 7, Quyết định số 575/QĐ-TCHQ quy định: “Dựa trên phiếu để xuất kiểm tra (kèm kế hoạch kiểm tra - quy định tại Điều 6). Kế hoạch kiểm tra được quy định tại Điều 6 là kế hoạch kiểm tra sau thông quan được Tổng cục Hải quan phê duyệt). Còn kế hoạch kiểm tra sau thông quan theo biểu mẫu số 23/2019-KTSTQ là kế hoạch lập các công việc cần thực hiện cho cuộc kiểm tra theo Quyết định kiểm tra. Do vậy không có mâu thuẫn như vướng mắc của Hải quan Đắk Lắk kiến nghị.

Cục KTSTQ sẽ tiếp thu, sửa đổi Quyết định 575/QĐ-TCHQ ngày 21/3/2019.

30

Đối với trường hợp không chấp hành QĐ KTSTQ quy định tai điểm a.1 khoản 2 điều 16 Quy trình 575/QĐ-TCHQ (đối với trường hợp kiểm tra tại Chi cục HQ chuyển Chi cục KTSTQ):

Trường hợp không chấp hành QĐ kiểm tra, không cung cấp đủ hồ sơ tài liệu ... quy định tại khoản 3 Điều 142 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 73 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018: Quá thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra ghi trên QĐ kiểm tra mà người khai HQ không gửi hồ sơ tài liệu hoặc không cử đại diện đến làm việc, cơ quan HQ tiến hành xử lý VPHC theo quy định và xử lý trên cơ sở kết quả kiểm tra hồ sơ, dữ liệu của cơ quan HQ hiện có. Trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận báo cáo Cục trưởng xem xét tiến hành kiểm tra tại trụ sở Cục HQ hoặc kiểm tra tại trụ sở người khai HQ.

Nhưng thực tế DN đã không chấp hành QĐ kiểm tra thì việc thực hiện kiểm tra tại trụ sở người khai HQ chỉ phát sinh thêm thủ tục hành chính chứ không hiệu quả trong công tác KTSTQ và truy thu thuế. (Cục Hải quan Lạng Sơn)

Đối với việc doanh nghiệp không chấp hành quyết định khi thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp như không cử đại diện làm việc không cung cấp hồ sơ, tài liệu thì xử lý theo quy định tại tiết b, điểm 3 Điều 143 (khoản 74 thông tư số 39/2018/TT-BTC).

31

Trong năm 2019 đơn vị có phát sinh trường hợp khi kết thúc 10 ngày kiểm tra tại trụ sở DN, đoàn kiểm tra gửi biên bản kiểm tra đề nghị DN ký nhưng DN lần nữa không ký và đưa ra đủ mọi lý do để trì hoãn khiến cho thời gian kiểm tra bị kéo dài (Đoàn kiểm tra tại trụ sở Xí nghiệp 380). Hiện tại, chưa có văn bản nào hướng dẫn việc nếu DN không ký biên bản thì xử lý như thế nào. Cục HQ tỉnh Bình Định đề xuất Cục KTSTQ tham mưu bổ sung quy định đối với trường hợp DN chây ỳ không ký biên bản kiểm tra vào quy trình ban hành kèm theo QĐ 575/QĐ-TCHQ ngày 25/03/2019 của TCHQ. (Cục Hải quan Bình Định)

Về việc tạm hoãn trong khi thực hiện KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan và hết thời hạn tạm hoãn doanh nghiệp không chấp hành quyết định kiểm tra như không cử đại diện làm việc, không cung cấp hồ sơ tài liệu .. kể cả không ký biên bản thì cũng được coi là không chấp hành quyết định kiểm đã được hướng dẫn thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Quy trình KTSTQ ban hành kèm theo Quyết định số 575/QĐ-TCHQ: “Hết thời gian tạm hoãn mà người khai hải quan không chấp hành quyết định kiểm tra thì cơ quan hải quan căn cứ theo quy định tai điểm b2 Khoản 3 Điều 143 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung tại Khoản 73, 74 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC để xử lý.

32

Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng chưa phát sinh vụ việc KTSTQ chuyển thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, trường hợp thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143 Thông tư 38/2015 đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 74 Điều 1 Thông tư 39/2018 của Bộ Tài chính sẽ gặp khó khăn do CBCC làm công tác KTSTQ phải nghiên cứu thêm Luật Thanh tra và quy trình của thanh tra chuyên ngành để thực hiện, sẽ không chuyên sâu, thiếu kinh nghiệm khi thực hiện và giải quyết vấn đề.

- Mặc khác, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143 Thông tư 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 74 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì có 02 trường hợp thực hiện thanh tra chuyên ngành là: Hồ sơ thuế, hải quan quá thời hạn KTSTQ; Các trường hợp đã kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan nhưng phát hiện có thông tin mới hoặc vụ việc có tính chất phức tạp hoặc có dấu hiệu vi phạm khác. Tuy nhiên, quy định tại điểm a khoản 4 Điều 8 quy trình ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-TCHQ quy định: Trường hợp người khai hải quan không chấp hành Quyết định KTSTQ, nếu chưa đủ cơ sở kết luận thì báo cáo người có thẩm quyền xem xét thực hiện thanh tra chuyên ngành. Như vậy, Thông tư quy định “Đã thực hiện KTSTQ nhưng phát hiện ...”, còn quy trình 575 thì người khai hải quan không chấp hành Theo Quyết định KTSTQ được hiểu là chưa thực hiện được Quyết định KTSTQ, nhưng chưa đủ cơ sở kết luận thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét thực hiện thanh tra chuyên ngành là chưa phù hợp. (Cục Hải quan Đà Nẵng)

Theo quy định tại khoản 74 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì một trong các trường hợp thực hiện thanh tra chuyên ngành là đã kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan nhưng phát hiện có có dấu hiệu vi phạm khác. Đối chiếu quy định này, khi cơ quan hải quan ban hành QĐKTSTQ tức DN phải kiểm tra tuy nhiên DN không chấp hành Quyết định kiểm tra (Có ý chống đối) được hiểu có dấu hiệu vi phạm khác. Do vậy quy định này tại Quy trình 575 không trái với quy định của Thông tư mà chỉ làm rõ hơn quy định tại Thông tư.

33

Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 QĐ 575/QĐ-TCHQ ngày 21/03/2019 thì Chi cục KTSTQ/Đoàn kiểm tra sẽ thực hiện thanh tra chuyên ngành đối với các trường hợp thuộc điểm a khoản 4 Điều 5. Khi thực hiện thanh tra thì thực hiện theo quy trình thanh tra. Tuy nhiên, hiện tại các công chức của Chi cục KTSTQ đều chưa được tập huấn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, không có thẻ thanh tra viên nên việc triển khai thực hiện thanh tra chuyên ngành sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

* Đề xuất:

- Tổng cục HQ có hướng dẫn cụ thể hơn về việc Chi cục KTSTQ/Đoàn kiểm tra thực hiện thanh tra chuyên ngành.

- Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành HQ cho các bộ, công chức làm công tác KTSTQ. (Cục Hải quan Bắc Ninh)

- Theo quy định tại Luật Thanh tra thì chỉ có thanh tra hành chính mới được cấp và cần thẻ thanh tra viên khi thực hiện thanh tra còn đối với thanh tra chuyên ngành (trường hợp này là thanh tra trong lĩnh vực hải quan) không quy định phải có thẻ thanh tra viên.

- Tổng cục Hải quan đã có văn bản hướng dẫn khi thực hiện thanh tra chuyên ngành là quy trình Thanh tra Ban hành kèm theo Quyết định số 4129/QĐ-TCHQ ngày 11/12/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

- Về đề xuất tập huấn nghiệp vụ Thanh tra: Đề nghị Cục HQ Bắc Ninh đề xuất với Tổng cục Hải quan (Vụ Thanh tra kiểm tra hoặc Vụ Tổ chức cán bộ) để tổ chức tập huấn theo đúng chức năng, nhiệm vụ.

34

Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Đồng Tháp không nhiều (76 Doanh nghiệp), mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu thuộc đối tượng được ưu đãi miễn thuế, không chịu thuế hoặc thuế suất bằng 0% như: Loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định, nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi... Do đó, việc lựa chọn Doanh nghiệp để thực hiện KTSTQ là hạn chế. Hơn nữa, ngoài việc lựa chọn Doanh nghiệp để thực hiện KTSTQ, Cục Hải quan Đồng Tháp còn phải lựa chọn Doanh nghiệp để thực hiện Thanh tra chuyên ngành hàng năm.

Kiến nghị: Từ tình hình phát sinh thực tế tại Cục Hải quan Đồng Tháp như đã nêu trên, kính đề nghị Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra sau thông quan) xem xét khi giao chỉ tiêu số cuộc KTSTQ (01 cuộc) tại trụ sở người khai Hải quan cho Cục Hải quan Đồng Tháp. (Cục Hải quan Đồng Tháp)

Căn cứ kế hoạch KTSTQ đánh giá tuân thủ pháp luật năm 2020 thì Tổng cục Hải quan không giao chỉ tiêu kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật cho Cục hải quan tỉnh Đồng Tháp.

35

Công tác ấn định thuế đối với phần nguyên phụ liệu chênh lệch thừa và chênh lệch thiếu giữa tồn kho thực tế so với tồn kho theo khai báo hải quan (Tồn kho thực tế tại DN - Tồn theo khai báo HQ) khi kiểm tra sau thông quan đối với loại hình gia công (GC), sản xuất xuất khẩu (SXXK), chế xuất (CX):

Trong trường hợp không xác định được chính xác số tờ khai, thời điểm tính thuế thì đơn vị đang ấn định thuế theo hướng dẫn tại điểm c.2.2.2 khoản 6 Điều 48 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ Tài chính được sửa đổi bổ sung theo quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài Chính (Số thuế ấn định = lượng nguyên liệu, vật tư chênh lệch thừa/thiếu *số tiền thuế trung bình tính trên tổng số tiền thuế của nguyên liệu của các tờ khai phát sinh trong giai đoạn kiểm tra /tổng số lượng nguyên liệu nhập khẩu trong giai đoạn kiểm tra).

Về việc tính chậm nộp thuế đơn vị theo hướng dẫn tại điểm c.2.2.2 khoản 6 Điều 48 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ Tài chính được sửa đổi bổ sung tại Khoản 27, Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài Chính, để xác định tờ khai hải quan nhập khẩu cuối cùng trong giai đoạn kiểm tra tương ứng với từng mã nguyên phụ liệu rồi từ đó tính chậm nộp thuế theo quy định tại khoản 5 Điều 42 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ Tài chính được sửa đổi bổ sung theo quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài Chính.

Tuy nhiên, quy định tại điểm này cũng chưa nêu rõ ràng, cụ thể đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư chênh lệch (thừa/thiếu), đề nghị Cục Kiểm tra Sau thông quan có hướng dẫn chung cho các đơn vị thực hiện thống nhất trong toàn ngành.

Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu, Cục Hải quan Hà Nội

Đối với trường hợp tính chậm nộp thuế trong trường hợp không xác định được tờ khai hải quan, Cục KTSTQ xin ghi nhận và báo cáo Lãnh đạo Tổng cục để có hướng dẫn thực hiện thống nhất.

36

Cần bổ sung hướng dẫn trường hợp qua KTSTQ đã ấn định thuế chênh lệch thừa nguyên vật liệu qua đối chiếu nhập - xuất - tồn (tồn kho doanh nghiệp trên thực tế hoặc sổ sách kế toán cao hơn tồn kho theo hồ sơ/quyết toán cơ quan hải quan). Sau kiểm tra, ấn định thuế, doanh nghiệp sử dụng sản xuất, xuất khẩu thì có được hoàn thuế hay không và thủ tục hoàn (nếu được hoàn) như thế nào? (Cục Hải quan Đồng Nai).

Điều 57 Luật Quản lý thuế, Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu quy định các trường hợp được hoàn thuế. Theo đó chưa có quy định về việc hoàn thuế đối với các trường hợp chênh lệch ấn định thuế chênh lệch thừa nguyên vật liệu qua đối chiếu nhập - xuất - tồn (tồn kho doanh nghiệp trên thực tế hoặc sổ sách kế toán cao hơn tồn kho theo hồ sơ/quyết toán cơ quan hải quan.

Cục KTSTQ ghi nhận để tham gia ý kiến khi sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

37

Đề nghị Cục KTSTQ hướng dẫn thống nhất về việc xử lý chênh lệch (tồn âm/dương) của các doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất (nội dung này Cục Hải quan Hà Nam Ninh đã báo cáo Tổng cục Hải quan tại công văn số 3045/HQHNN-NV ngày 16/12/2019. (Cục Hải quan Hà Nam Ninh).

Nội dung này Cục KTSTQ đã báo cáo Lãnh đạo Tổng cục và sẽ có văn bản hướng dẫn thực hiện thống nhất toàn ngành sau khi có chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục.

38

Từ năm 2015 đến nay, Cục HQLA xử lý phần nguyên liệu chênh lệch thừa của DNCX theo hướng dẫn tại CV số 6790/TCHQ-TXNK ngày 24/07/2015 của Tổng cục Hải quan. Tuy nhiên, hiện nay một số cơ sở pháp lý tại CV 6790/TCHQ-TXNK đã thay đổi và thực tế việc quản lý phần nguyên liệu, vật tư thừa của DNCX sau kiểm tra còn gập nhiều lúng túng, cụ thể.

Đối với nguyên liệu, vật tư (NLVT) chênh lệch thừa, cơ quan HQ chưa thực hiện ấn định thuế, giao Công ty tiếp tục quản lý số NLVT thừa này tại kho của Công ty. Trong quá trình quản lý, Công ty có sử dụng NLVT chênh lệch thừa này để sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện báo cáo chi tiết với Chi cục HQ quản lý DNCX về tình hình sử dụng NLVT chênh lệch thừa. Như vậy trường hợp không ấn định thuế, giao cho DN tiếp tục quản lý nhưng có sử dụng thì cơ quan HQ sẽ quản lý giám sát, quyết toán như thế nào cũng như chưa quy định cơ sở pháp lý để quản lý NLVT chênh lệch thừa này.

Hiện nay, cơ sở pháp lý để xử lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của DNCX chênh lệch so với khai báo hải quan chưa được rõ ràng, cụ thể chưa quy định cơ sở để thực hiện ấn định thuế.

Kiến nghị, đề xuất

Để tạo thuận lợi cho quản lý, giám sát hoạt động XNK, khi thực hiện KTSTQ tại trụ sở DNCX phát hiện có lượng NLVT chênh lệch thừa, đề xuất cho phép DN được đăng ký tờ khai nhập khẩu tại chỗ để cơ quan hải quan quản lý được phần NLVT chênh lệch thừa này do đã được quyết toán với cơ quan Hải quan, không còn tờ khai nhập khẩu để theo dõi.

Hàng hóa XK, NK của DNCX, cần quy định rõ cơ sở pháp lý để ấn định thuế. (Cục Hải quan Long An)

Hiện tại, các văn bản pháp luật chưa có quy định về việc mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ để quản lý phần NLVT chênh lệch thừa.

Đối với việc xử lý lượng nguyên liệu, vật tư thừa của DNCX, Cục KTSTQ đã báo cáo Lãnh đạo Tổng cục và sẽ có văn bản hướng dẫn thực hiện thống nhất toàn ngành sau khi có chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục.

39

Trong quá trình thực hiện kiểm tra sau thông quan, tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế có phát sinh vướng mắc đối với trường hợp thuê gia công lại của doanh nghiệp nhận gia công nước ngoài như sau:

- Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 10, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì cơ sở để xác định hàng hóa miễn thuế là “Người nộp thuế hoặc tổ chức, cá nhân nhận gia công lại cho người nộp thuế có cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam và thực hiện thông báo cơ sở gia công, sản xuất theo quy định của pháp luật về hải quan và thông báo hợp đồng gia công cho cơ quan hải quan.”

- Khi kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp, có phát sinh trường hợp:

Công ty có thông báo hợp đồng nhận gia công cho đối tác thuê gia công cho cơ quan hải quan, có thông báo cơ sở sản xuất của công ty cho cơ quan hải quan. Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công công ty có thuê công ty khác (công ty trong nước) gia công lại. Tuy nhiên, công ty không nắm quy định về thủ tục hải quan đối với trường hợp khi thuê công ty khác gia công lại (công ty trong nước) thì phải thông báo hợp đồng thuê gia công lại cho cơ quan hải quan nên công ty đã không thông báo hợp đồng thuê gia công lại cho cơ quan hải quan.

Qua kiểm tra hồ sơ, sổ sách kế toán khi thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp thì:

Khi thực hiện thuê gia công lại công ty đã ký kết hợp đồng thuê gia công lại, khi kết thúc hợp đồng gia công đều có Biên bản thanh lý hợp đồng gia công.

Nguyên liệu, vật tư đưa đi gia công, thành phẩm nhận lại sau gia công: có phiếu xuất kho nguyên liệu, vật tư đưa đi gia công, có phiếu nhập kho thành phẩm sau gia công.

Toàn bộ chi phí gia công lại Công ty đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

Thành phẩm thuê gia công lại đến thời điểm kiểm tra đã thực xuất khẩu xuất khẩu cho bên thuê gia công.

Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, thành phẩm xuất khẩu thuê gia công lại, sau khi đã xuất khẩu công ty đã đưa vào báo cáo quyết toán hàng năm với cơ quan hải quan.

Đề xuất hướng xử lý:

Đối với các trường hợp gia công lại chưa thực hiện thông báo hợp đồng gia công lại và hồ sơ, sổ sách chứng từ kế toán đáp ứng quy định tại khoản 2, Điều 62, Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 41, Thông tư số 39/2018/TT-BTC và hàng hóa đã thực xuất khẩu, đã đưa vào báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan thì được miễn thuế nhập khẩu và bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi không thông báo với cơ quan hải quan khi đưa nguyên liệu vật tư đến cơ sở khác gia công lại (lỗi về thủ tục). (Cục Hải quan Thừa Thiên Huế)

Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 10, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì cơ sở để xác định hàng hóa miễn thuế là “Người nộp thuế hoặc tổ chức, cá nhân nhận gia công lại cho người nộp thuế có cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam và thực hiện thông báo cơ sở gia công, sản xuất theo quy định của pháp luật về hải quan và thông báo hợp đồng gia công cho cơ quan hải quan".

Theo quy định tại Điều 62 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi bổ sung tại điểm 1 khoản 41, Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì:

"Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài nhưng không trực tiếp gia công mà thuê tổ chức, cá nhân khác gia công toàn bộ hoặc gia công công đoạn (thuê gia công lại) thì tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài là người làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, báo cáo quyết toán hợp đồng gia công với cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng gia công này. Tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công lại cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định lại theo mẫu số 23, mẫu số 24 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 18a/TB-HĐGCL/GSQL Phụ lục V Thông tư này bằng văn bản cho Chi cục Hải quan quản lý trước khi giao nguyên liệu, vật tư cho đối tác nhận gia công lại.”

Như vậy, việc người nộp thuế hoặc tổ chức, cá nhân nhận gia công lại cho người nộp thuế thông báo hợp đồng gia công cho cơ quan hải quan là cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế. Đề nghị Cục Hải quan Thừa Thiên Huế căn cứ hồ sơ thực tế để thực hiện ấn định thuế theo quy định.

40

Trong quá trình KTSTQ vừa qua, Cục HQ tỉnh An Giang có gặp khó khăn trong việc kết luận bổ sung kết quả KTSTQ đối với trường hợp phải xác minh tính hợp lệ của C/O và quá thời hạn xác minh nhưng vẫn chưa có kết quả xác minh.

Vấn đề này, Cục Hải quan tỉnh An Giang có báo cáo vướng mắc và nhận được công văn số 1533/GSQL-GQ4 ngày 13/05/2019 của Cục Giám sát quản lý về Hải quan, trong đó có nội dung: : “Về việc xử lý các C/O đã quá thời hạn xác minh theo quy định, Tổng cục Hải quan sẽ rà soát và có công văn thông báo Cục Hải quan tỉnh An Giang thực hiện" nhưng đến nay Cục Hải quan tỉnh An Giang vẫn chưa được kết quả xác minh cũng như hướng dẫn thực hiện của Tổng cục Hải quan.

Đồng thời, Cục Hải quan tỉnh An Giang cũng có báo cáo vướng mắc kết luận bổ sung đối với các C/O đã quá thời hạn xác minh tại công văn số 1508/HQAG-NV ngày 26/06/2019; Và Cục HQ tỉnh An Giang nhận được công văn trả lời số 663/KTSTQ-P4 ngày 04/07/2019 của Cục Kiểm tra sau thông quan, trong đó có nội dung: “Đối với các giấy chứng nhận xuất xứ đang chờ xác minh, sau khi có kết quả xác minh từ cơ quan có thẩm quyền cấp C/O thì Cục Hải quan tỉnh An Giang sẽ xử lý theo quy định”.

Do đó đến nay, Cục HQ tỉnh An Giang chưa thể xử lý dứt điểm (kết luận bổ sung) kết quả kiểm tra sau thông quan đối với trường hợp chưa có kết quả xác minh C/O mặc dù đã hết thời hạn xác minh theo quy định. (Cục Hải quan An Giang)

Đề nghị Cục Hải quan tỉnh An Giang tiếp tục trao đổi với Cục Giám sát quản lý để sớm có thông tin và kết luận bổ sung kết quả KTSTQ

41

Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng đang phát sinh vụ việc có 08 doanh nghiệp nhập khẩu xe ô tô diện quà biếu, quà tặng trong giai đoạn từ tháng 4/2018 đến tháng 6/2018, đã thông quan hàng hóa và hầu hết xe đã bán lại trong nội địa (thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội), Chi cục KTSTQ đang trong thời gian thực hiện KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan (Công ty TNHH Việt Tuấn Auto), hồ sơ chứng từ sổ sách do doanh nghiệp xuất trình kiểm tra phù hợp với hồ sơ khai báo hải quan và kết quả kiểm tra của Cục Đăng kiểm Việt Nam trước khi thông quan hàng hóa. Nay, Cục Đăng kiểm có văn bản thu hồi các Giấy chứng nhận Đăng kiểm trước đây và cấp lại Giấy chứng nhận mới có thay đổi tên thương mại của xe đã nhập khẩu và đã thông quan, hiện tại chiếc xe này doanh nghiệp cũng đã bán (không còn điều kiện để Đoàn KTSTQ kiểm tra thực tế hàng hóa). Do vậy, Đoàn kiểm tra căn cứ trên hồ sơ hiện có chưa đủ cơ sở để kết luận KTSTQ đối với trường hợp này (Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng đã có công văn 2424/HQĐNg-GSQL ngày 26/11/2019 báo cáo TCHQ xin ý kiến chỉ đạo, gửi kèm).

Như vậy, trường hợp này có thuộc đối tượng phải chờ xin ý kiến của cơ quan chuyên môn theo quy định tại tiết c.3.1 điểm c khoản 4 Điều 143 Thông tư 38/2015 đã được sửa đổi tại khoản 74 Điều 1 Thông tư 39/2018 hay không? Nay, đã quá 30 ngày Tổng cục Hải quan chưa có văn bản chỉ đạo thì kết luận như thế nào? Hoặc có thuộc trường hợp phải thanh tra chuyên ngành theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 74 Điều 1 Thông tư 39/2018 “Các trường hợp đã kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan nhưng phát hiện có thông tin mới hoặc vụ việc có tính chất phức tạp hoặc có dấu hiệu vi phạm khác”.

- Kiến nghị, đề xuất: Trường hợp này không thuộc đối tượng phải xem xét thanh tra chuyên ngành. Lý do: Toàn bộ việc cấp phép nhập khẩu, kiểm tra thực tế hàng hóa, xác định trị giá tính thuế đều do cơ quan Hải quan thực hiện trước lúc thông quan hàng và Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng đã chứng nhận hàng hóa phù hợp theo khai báo của doanh nghiệp, doanh nghiệp đã chấp hành nộp đầy đủ thuế trước lúc thông quan hàng hóa, do vậy doanh nghiệp không có cố tình khai báo sai thông tin hàng hóa. Việc có thông tin mới về thay đổi tên thương mại của xe là do Cục Đăng kiểm Việt Nam - thông tin thay đổi từ phía cơ quan quản lý Nhà nước và nhận định vụ việc này cũng không có tính chất phức tạp hoặc dấu hiệu vi phạm khác phải thực hiện thanh tra chuyên ngành. (Cục Hải quan TP Đà Nẵng)

Việc thay đổi tên thương mại của xe ô tô rất có thể làm thay đổi trị giá khai báo của xe đã nhập khẩu từ đó dẫn đến có thể thất thu thuế là rất lớn.

Ví dụ: Mặt hàng xe Ô tô con 5 chỗ, 5 cửa, hiệu LAND ROVER

- Khai báo tên theo Giấy chứng nhận đăng kiểm tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu là ô tô con 5 chỗ, 5 cửa, hiệu LAND ROVER RANGE ROVER VOGUE L,SK: SALGV5RE4JA383554, SM: 17102446365508PS, DT:5 lít, màu Trắng, SX:2018 (model 2018), số tiền thuế được tính như bảng dưới đây:

SL tờ khai/Loại hình: H11/02CI

Mặt hàng theo khai báo: ô tô con 5 chỗ,5 cửa, hiệu LAND ROVER RANGE ROVER VOGUE L,SK: SALGV5RE4JA383554, SM: 17102446365508PS, DT:5 lít, màu Trắng, SX:2018 (model 2018)

Trị giá (USD): 95.600

Mã HS khai báo: 87032451

Thuế suất ưu đãi: 47%

Thuế suất UĐ ĐB : 110%

VAT: 10%

- Tên hàng theo Giấy chứng nhận đăng kiểm đính chính là ô tô con 5 chỗ, 5 cửa, hiệu RANGE ROVER AUTOBIOGRAPHYL, SK: SALGV5RE4JA383554, SM: 17102446365508PS, DT:5 lít, màu Trắng, SX:2018 (model 2018).

Mặt hàng ô tô con 5 chỗ ngồi thuộc Danh mục hàng nhập khẩu rủi ro về trị giá do Tổng cục Hải quan ban hành. Lô hàng nhập khẩu khai báo trị giá hải quan thấp hơn giá mặt hàng tương tự trên Danh mục RR, cụ thể:

Tên hàng khai báo: Ô tô con 5 chỗ, 5 cửa, hiệu LAND ROVER RANGE ROVER VOGUE L,SK: SALGV5RE4JA383554, SM: 17102446365508PS, DT:5 lít, màu Trắng, SX:2018 (model 2018)

Tên hàng thực tế: Ô tô con 5 chỗ, 5 cửa, hiệu RANGE ROVER AUTOBIOGRAPHYL, SK: SALGV5RE4JA383554, SM: 17102446365508PS, DT:5 lít, màu Trắng, SX:2018 (model 2018)

Đơn giá kiểm tra mặt hàng tương tự trên Danh mục RR theo từng thời kỳ (USD/tấn): 139.397

Đơn giá khai báo theo từng thời kỳ (USD/tấn): 95.600

Qua đó, cho thấy số tiền thuế phải nộp bổ sung theo giấy đăng kiểm đính chính là rất lớn.

Về việc lấy ý kiến cơ quan chuyên môn có thẩm quyền vào kết luận kiểm tra sau thông quan được quy định tại điểm C.3 khoản 4 Điều 143 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC). Theo đó, “đối với những nội dung cần ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan hải quan ban hành kết luận bổ sung. Thời hạn ký ban hành kết luận bổ sung là 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. Trường hợp hết thời hạn 30 ngày cơ quan chuyên môn có thẩm quyền không có ý kiến bằng văn bản thì cơ quan hải quan ban hành kết luận trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn theo điểm c.3.3 khoản này dựa trên kết quả kiểm tra và dữ liệu của cơ quan hải quan hiện có.”.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp không nhận được ý kiến của cơ quan chuyên môn trong thời hạn quy định thì Cục trưởng Cục Hải quan Đà Nẵng vẫn phải căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, hồ sơ, dữ liệu hiện có, kết quả kiểm tra tại trụ sở Công ty để kết luận.

42

Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế đều không có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hải quan trong KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan. Việc này không đảm bảo tính minh bạch của pháp luật. Để đảm bảo quyền và lợi ích cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp, của công chức hải quan trong quá trình thực hiện KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan, cần phải được luật hóa nhằm đảm bảo tính thực thi, tính hiệu quả của hoạt động KTSTQ. (Cục Hải quan Cà Mau)

Điều 81 Luật Hải quan 2014 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan trong kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan.

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hải quan trong KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan.

Tuy nhiên, nội dung liên quan đến quyền hạn và nghĩa vụ của công chức hải quan trong KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan đã được quy định tại một số điều khoản như Điều 79 Luật Hải quan, Điều 97 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Điều 142 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC).

43

Hiện nay, việc kiểm tra sau thông quan tại Chi cục Hải quan đối với thiết bị dây chuyền, máy móc tháo rời nhập khẩu theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số 14/2015/TT-BTC là không hiệu quả, nhất là đối với các Doanh nghiệp nhập khẩu dây chuyền, máy móc lớn, được đóng trong nhiều Container, về làm nhiều chuyến. Để xác định được chính xác cần phải kiểm tra, xác minh thêm thực tế của hàng hóa khi đã được lắp đặt, vận hành tại cơ sở sản xuất.

Do vậy, đối với trường hợp này, đề xuất chuyển hồ sơ về Chi cục Kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ đối tượng cần kiểm tra và hiệu quả trong công tác kiểm tra sau thông quan. (Cục Hải quan TP Hải Phòng)

Tại Điều 79, Điều 80 Luật Hải quan, thẩm quyền kiểm tra sau thông quan được quy định như sau:

“Điều 79. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan

1. Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan, yêu cầu người khai hải quan cung cấp hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra và giải trình những nội dung liên quan.”

“Điều 80. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan

1. Thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan:

a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc;

b) Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của Cục.”

Đề nghị Cục Hải quan TP. Hải Phòng căn cứ quy định về thẩm quyền nêu trên để thực hiện theo quy định.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 871/KTSTQ-P2 năm 2020 về trả lời khó khăn, vướng mắc của Hải quan địa phương trong công tác kiểm tra sau thông quan do Cục Kiểm tra sau thông quan ban hành

  • Số hiệu: 871/KTSTQ-P2
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 02/06/2020
  • Nơi ban hành: Cục Kiểm tra sau thông quan
  • Người ký: Trần Minh Trung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản