Hệ thống pháp luật

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 870/UBDT-TCCB
V/v xây dựng nguyên tắc thể hiện quan điểm đẩy mạnh phân cấp, phân định thẩm quyền TW, địa phương trong dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Hà Nội, ngày 04 tháng 09 năm 2014

 

Kính gửi: Bộ Nội vụ

Phúc đáp Công văn số 3153/BNV-TCBC ngày 11/8/2014 của Bộ Nội vụ về việc xây dựng nguyên tắc thể hiện quan điểm đy mạnh phân cấp, phân định thẩm quyền TW, địa phương trong dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Sau khi nghiên cứu, Ủy ban Dân tộc có ý kiến như sau:

1. Các nội dung, nhiệm vụ hiện nay Ủy ban Dân tộc đang trực tiếp quản lý

Theo quy định tại Nghị định 84/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chức chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức thì Chính phủ giao cho y ban Dân tộc thực hiện trực tiếp thực hiện và quản lý 25 nhiệm vụ là:

1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của y ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Ủy ban Dân tộc đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực do Ủy ban Dân tộc quản lý.

3. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách dân tộc, chính sách đặc thù, các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ giảm nghèo ở các xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiu số (DTTS) và miền núi, xã biên giới, xã an toàn khu, vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao; các chính sách đầu tư, hỗ trợ ổn định cuộc sng cho đồng bào DTTS; các chính sách, dự án hỗ trợ người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn (núi đá, lũ quét, lũ ống, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai); các chính sách, dự án bảo tồn và phát triển đối với các nhóm DTTS rất ít người và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, đề án sau khi ban hành.

4. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS; chính sách đặc thù đối với cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc; phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách thu hút, tăng cường cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng DTTS và miền núi.

5. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về công tác dân tộc theo phân công.

6. Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách phát triển nguồn nhân lực ở vùng DTTS và miền núi; chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người DTTS, nâng cao dân trí ở vùng DTTS; chính sách đ đồng bào các DTTS thực hiện quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình; chính sách phát triển các cơ sở đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực cho vùng DTTS và miền núi.

7. Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền tiêu chí xác định thành phần dân tộc, danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam; tiêu chí phân định vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển, danh mục phân định các xã, thôn vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển, danh mục các xã vùng DTTS và miền núi thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn.

8. Ban hành các thông tư, quyết định, chỉ thị thuộc phạm vi quản lý nhà nước của y ban Dân tộc; kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành có liên quan đến công tác dân tộc; được cơ quan chủ trì thm định mời tham gia thm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quan trọng do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì soạn thảo có liên quan trực tiếp đến thực hiện chính sách dân tộc.

9. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án, công trình quan trọng quốc gia, quyết định, chỉ thị đã được ban hành hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của y ban Dân tộc.

10. Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội sơ kết, tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ định kỳ và đột xuất theo quy định; rà soát việc thực hiện chính sách dân tộc ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ở các địa phương; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách dân tộc cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân tộc của Đảng, Nhà nước.

11. Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng những đin hình tiên tiến là tập thể, cá nhân tiêu biu, người có uy tín ở vùng DTTS; khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự và gương mẫu thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở vùng DTTS.

12. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc tổ chức Đại hội đại biu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đi kinh nghiệm giữa đại biểu DTTS, người có uy tín trong đồng bào DTTS và các sự kiện khác liên quan đến công tác dân tộc nhằm tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.

13. Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy những phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; tuyên truyền, ph biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc; phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án tăng cường công tác truyền thông, đưa thông tin về cơ sở vùng DTTS và min núi, truyền phát trực tuyến các kênh phát thanh, truyền hình dân tộc trên mạng Internet; phối hợp thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS.

14. Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình vùng DTTS, tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương, đề xuất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác dân tộc và đồng bào DTTS.

15. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê thuộc phạm vi quản lý nhà nước về công tác dân tộc, hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc, bộ dữ liệu về các DTTS Việt Nam.

16. Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc, thành phần dân tộc, tên gọi, phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số và những vấn đề khác về dân tộc.

17. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực công tác dân tộc; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật.

18. Tiếp đón, thăm hỏi và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương giải quyết nguyện vọng của đng bào DTTS theo chế độ, chính sách và quy định của pháp luật.

19. Phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan trong việc lập kế hoạch, trình Chính phủ phân b ngun lực giảm nghèo cho các địa phương vùng DTTS; thm định hoặc tham gia thẩm định các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS theo quy định của pháp luật.

20. Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, công khai các loại thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công tác dân tộc; thực hiện các nhiệm vụ khác về cải cách hành chính theo quy định của pháp luật.

21. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động nghiên cứu chiến lược, chính sách dân tộc, nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn công tác dân tộc; nghiên cứu khoa học, công nghệ, môi trường trong lĩnh vực công tác dân tộc và địa bàn vùng dân tộc thiểu số; đào tạo nguồn nhân lực cho vùng DTTS.

22. Hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của y ban Dân tộc theo quy định của pháp luật; phối hợp với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trong việc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về công tác dân tộc, thu hút nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển vùng DTTS, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; quản lý, chỉ đạo hoặc tham gia thực hiện các chương trình, dự án do nước ngoài, tổ chức quốc tế tài trợ, đầu tư vào vùng DTTS theo quy định của pháp luật.

23. Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực công tác dân tộc; thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật.

24. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; quyết định việc bổ nhiệm, b nhiệm lại, điều động, luân chuyn, từ chức, miễn nhiệm, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức do Ủy ban Dân tộc quản lý theo quy định của pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và những người làm công tác dân tộc; ban hành tiêu chun chức danh lãnh đạo, quản lý cơ quan công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trong việc hướng dẫn quy hoạch, đào tạo, bồi dưng, sử dụng, quản lý cán bộ người DTTS trong hệ thống chính trị.

25. Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; phối hợp với Bộ Tài chính lập, tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý để trình Chính phủ; quản lý, tổ chức thực hiện và quyết toán ngân sách nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ khác về ngân sách nhà nước, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT-UBDT-BNV ngày 17 tháng 09 năm 2010 Thông tư liên tịch giữa Bộ Nội vụ và y ban Dân tộc hướng dn chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc y ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì hiện nay đang phân cấp cho cơ quan công tác dân tộc địa phương thực hiện 14 nhiệm vụ, gồm:

1. Chủ trì xây dựng và trình y ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác dân tộc;

b) Dự thảo kế hoạch 5 năm và hàng năm, chính sách, chương trình, đề án, dự án quan trọng về công tác dân tộc; biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ban Dân tộc;

c) Dự thảo văn bản quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc Ban Dân tộc; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc thuộc y ban nhân dân cấp huyện.

2. Chủ trì xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác dân tộc;

b) Dự thảo quy định mối quan hệ công tác giữa Ban Dân tộc với các Sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Ban theo quy định của pháp luật.

3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, chính sách thuộc lĩnh vực công tác dân tộc sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, ph biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ban Dân tộc cho đng bào dân tộc thiểu số; vận động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

4. Tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, đề án, mô hình thí điểm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đặc thù, hỗ trợ n định cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiu số vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa và công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

5. Thường trực giúp y ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án do y ban Dân tộc chủ trì quản lý, chỉ đạo; theo dõi, tổng hợp, sơ kết, tổng kết và đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc ở địa phương, tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp để giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, di cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các vấn đề dân tộc khác trên địa bàn tỉnh.

6. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tiếp đón, thăm hỏi, giải quyết các nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số theo chế độ chính sách và quy định của pháp luật; định kỳ tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số các cấp của tỉnh; lựa chọn đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biu người dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữ gìn an ninh, trật tự và gương mẫu thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

7. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về công tác dân tộc đối với Phòng Dân tộc cấp huyện và cán bộ, công chức giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

8. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tham gia thm định các dự án, đ án do các Sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức xây dựng có liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; xây dựng sở dữ liệu, hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về dân tộc theo chuyên môn, nghiệp vụ được giao.

10. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

11. Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc bố trí công chức là người dân tộc thiu số làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc y ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ, công chức là người dân tộc làm việc tại Ủy ban nhân dân cấp xã; xây dựngtổ chức thực hiện đề án ưu tiên tuyn dụng sinh viên dân tộc thiu số đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đng vào làm công chức tại cơ quan nhà nước ở địa phương. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc cử tuyn học sinh dân tộc thiu số vào học các trường đại học, cao đng, trung học chuyên nghiệp, dân tộc nội trú theo quy định của pháp luật.

12. Thực hiện công tác tng hợp, thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh và nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, y ban Dân tộc.

13. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của văn phòng, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp thuộc Ban Dân tộc; quản lý tổ chức, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách và chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ban Dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

14. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân b theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

II. Đ xuất những nhiệm vụ cần phân cấp cho địa phương thực hiện trong thời gian ti

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, hiện nay Ủy ban Dân tộc đang phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT-UBDT-BNV ngày 17 tháng 09 năm 2010 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nhằm hướng dẫn cho các địa phương làm căn cứ xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc y ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, gồm 16 nhiệm vụ là:

1. Chủ trì xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Dự thảo các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ban Dân tộc;

b) Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc;

c) Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị trực thuộc Ban Dân tộc; Trưởng, Phó trưởng phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Chủ trì xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải th các tổ chức, đơn vị trực thuộc của Ban Dân tộc theo quy định của pháp luật;

b) Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác dân tộc.

3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, chính sách thuộc lĩnh vực công tác dân tộc sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ban Dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số; phối hợp vận động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

4. Tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, đề án, dự án, mô hình thí điểm đầu tư phát trin kinh tế - xã hội đặc thù, hỗ trợ n định cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng biển đảo, vùng căn cứ địa cách mạng và chính sách định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

5. Trực tiếp tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án do Ủy ban Dân tộc chủ trì quản lý, chỉ đạo; theo dõi, tổng hợp, sơ kết, tổng kết và đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc ở địa phương; tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp để giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, di cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các vấn đề dân tộc khác liên quan đến chính sách dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

6. Tổ chức tiếp đón, thăm hỏi, giải quyết các nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiu s theo chế độ chính sách và quy định của pháp luật; định kỳ tham mưu tổ chức Đại hội đại biu các dân tộc thiểu số các cấp của tỉnh; lựa chọn đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu người dân tộc thiu s có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữ gìn an ninh, trật tự và gương mẫu thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

7. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về công tác dân tộc đối với Phòng Dân tộc cấp huyện và cán bộ, công chức được bố trí làm công tác dân tộc đối với các huyện chưa đủ điều kiện thành lập Phòng Dân tộc và cán bộ, công chức giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

8. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công hoặc ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về dân tộc theo chuyên môn, nghiệp vụ được giao.

10. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của y ban nhân dân cấp tỉnh.

11. Tiếp nhận, trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết những kiến nghị của công dân liên quan đến xác định tên gọi, thành phần dân tộc, địa bàn cư trú của các dân tộc thiu số theo quy định của pháp luật; Xác nhận hoặc chng thực cho công dân sống ở tng địa bàn trong tỉnh đ hưởng các chính sách ưu tiên theo quy định của pháp luật.

12. Tham gia, phối hợp với các Sở, Ban ngành có liên quan thẩm định các dự án, đề án do các Sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức xây dựng có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc và đồng bào dân tộc thiu số trên địa bàn tỉnh.

13. Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc bố trí công chức là người dân tộc thiểu số làm việc tại các quan chuyên môn thuộc y ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ, công chức là người dân tộc làm việc tại Ủy ban nhân dân cấp xã, bảo đảm cơ cấu thành phần dân tộc trên địa bàn; xây dựng và tổ chức thực hiện đề án ưu tiên tuyn dụng sinh viên dân tộc thiu số đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đng vào làm công chức tại cơ quan nhà nước ở địa phương. Phi hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc cử tuyn học sinh dân tộc thiu số vào học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dân tộc nội trú theo quy định của pháp luật; biểu dương, tuyên dương học sinh, sinh viên tiêu biu, xuất sc là người dân tộc thiểu s đạt kết quả cao trong các kỳ thi.

14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

15. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân b theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

16. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh và nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Dân tộc.

III. Đ xuất của Ủy ban Dân tộc

Nhằm tiếp tục củng cố, kiện toàn, xây dựng hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc ngang tầm với vị trí chiến lược đã được Đảng và Nhà nước ta xác định trong các Văn kiện và Nghị quyết của Đảng. Đ thực hiện có hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về công tác dân tộc, nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác cán bộ, Ban Cán sự Đảng Ủy ban Dân tộc đã có Công văn số 127-CV/BCSĐ ngày 24/10/2013 về việc phối hợp nâng cao chất lượng, củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ của cơ quan làm công tác dân tộc tại các địa phương: đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm phối hợp với y ban Dân tộc về công tác cán bộ: tạo điều kin bố trí cán bộ lãnh đạo trong cơ quan công tác dân tộc tham gia cấp ủy và HĐND; có văn bản thỏa thuận với Ban Cán sự Đảng y ban Dân tộc trong công tác sắp xếp điều động, luân chuyn, b nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ chủ chốt của cơ quan làm công tác dân tộc đặc biệt là cán bộ có năng lực lãnh đạo, cán bộ nữ và cán bộ người dân tộc thiểu số góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc vng mạnh.

Trên đây là ý kiến tham gia của Ủy ban Dân tộc về việc xây dựng nguyên tắc thể hiện quan điểm đẩy mạnh phân cấp, phân định thẩm quyền TW, địa phương trong dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), xin gửi Quý Bộ để tham khảo, tổng hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm (để b/c);
- Cổng TTĐT UBDT;
- Lưu VT, TCCB (03b).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM




Hà Hùng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 870/UBDT-TCCB năm 2014 xây dựng nguyên tắc thể hiện quan điểm đẩy mạnh phân cấp, phân định thẩm quyền Trung ương, địa phương trong dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) do Ủy ban Dân tộc ban hành

  • Số hiệu: 870/UBDT-TCCB
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 04/09/2014
  • Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc
  • Người ký: Hà Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/09/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản