- 1Nghị định 82/2006/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
- 2Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT về Danh mục các loài động, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 87/CTVN-THGP | Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2015 |
Kính gửi: Cục Giám sát quản lý về Hải quan
Phúc đáp văn bản số 311/GSQL-GQ1 ngày 13/4/2015 của Cục Giám sát quản lý về Hải quan về việc thủ tục nhập khẩu gỗ trắc tận dụng tận thu, Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam trao đổi như sau:
- Căn cứ chú giải số #5 của Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thì mẫu vật của loài gỗ trắc (Dalbergia cochinchinensis) là gỗ tròn, gỗ xẻ và gỗ dán thuộc Phụ lục II của CITES.
- Căn cứ Khoản 7, Điều 2 của Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ và các hướng dẫn của CITES thì mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã là động vật, thực vật hoang dã còn sống hay đã chết, bộ phận, dẫn xuất dễ dàng nhận biết được có nguồn gốc từ động vật, thực vật hoang dã.
- Căn cứ Điểm c) Nghị quyết số 10.13 (Rev.CoP15) về Thực hiện Công ước đối với các loài gỗ thì gỗ tròn, gỗ xẻ được định nghĩa như sau:
+ Gỗ tròn: Là tất cả các loại gỗ nguyên liệu chưa qua chế biến, được hay chưa được bóc vỏ hoặc dác gỗ, hoặc gỗ đẽo vuông thô để chế biến thành gỗ xẻ, gỗ làm bột giấy hay gỗ ván (mã HS 44.03).
+ Gỗ xẻ: là gỗ được xẻ theo chiều dài hoặc được chế biến từ quy trình làm gỗ nhỏ. Gỗ xẻ thường dày hơn 6 mm (mã HS 44.06 và 44.07).
Do vậy, việc xác định mẫu vật gỗ trắc có thuộc điều chỉnh của CITES hay không phải căn cứ vào thực tế những mẫu vật đó có thuộc các mã HS nêu trên hay không, không căn cứ vào mẫu vật đó thuộc bộ phận nào của cây hay cách thức khai thác./.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
- 1Công văn 1106/GSQL-GQ1 năm 2013 nhập khẩu gỗ Trắc từ Campuchia của Công ty CP Phúc Trung Nam do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 2Công văn 971/GSQL-GQ1 năm 2014 về thủ tục hải quan nhập khẩu gỗ Trắc do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 3Công văn 2635/TCHQ-ĐTCBL năm 2017 về tăng cường kiểm tra, giám sát mặt hàng gỗ nhập khẩu từ Châu Phi do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Nghị định 82/2006/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
- 2Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT về Danh mục các loài động, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 1106/GSQL-GQ1 năm 2013 nhập khẩu gỗ Trắc từ Campuchia của Công ty CP Phúc Trung Nam do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 4Công văn 971/GSQL-GQ1 năm 2014 về thủ tục hải quan nhập khẩu gỗ Trắc do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 5Công văn 311/GSQL-GQ1 năm 2015 về thủ tục nhập khẩu gỗ Trắc tận dụng tận thu do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 6Công văn 2635/TCHQ-ĐTCBL năm 2017 về tăng cường kiểm tra, giám sát mặt hàng gỗ nhập khẩu từ Châu Phi do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 87/CTVN-THGP năm 2015 phúc đáp văn bản 311/GSQL-GQ1 về thủ tục nhập khẩu gỗ trắc tận dụng tận thu do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 87/CTVN-THGP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 22/04/2015
- Nơi ban hành: Cơ quan quản lý CITES Việt Nam
- Người ký: Đỗ Quang Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/04/2015
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết