BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8571/BKHĐT-QLĐT | Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2019 |
Kính gửi: Ông Hoàng Văn Tiến
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được văn bản số 9978/VPCP-ĐMDN ngày 01/11/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc giải đáp kiến nghị của Ông Hoàng Văn Tiến. Sau khi nghiên cứu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến trả lời Ông như sau:
1. Về việc phát hành hồ sơ mời thầu:
Luật đấu thầu (Điều 20 khoản 1 và Điều 43 khoản 1 điểm e) quy định đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.
Theo đó, gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi sẽ không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự theo quy định nêu trên. Bên mời thầu phải chuẩn bị đầy đủ số lượng hồ sơ mời thầu để phát hành cho các nhà thầu có nhu cầu mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu. Bến mời thầu phải tiếp nhận hồ sơ dự thầu của tất cả các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu, kể cả trường hợp nhà thầu tham dự thầu chưa mua hoặc chưa nhận hồ sơ mời thầu trực tiếp từ bên mời thầu. Trường hợp chưa mua hồ sơ mời thầu thì nhà thầu phải trả cho bên mời thầu một khoản tiền bằng giá bán hồ sơ mời thầu trước khi hồ sơ dự thầu được tiếp nhận theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 14 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
2. Về hạn mức chỉ định thầu:
Trước đây, theo quy định tại Nghị định số 85/2009/NĐ-CP (đã hết hiệu lực vào ngày 15/8/2014), hạn mức chỉ định thầu đối với gói thầu hàng hóa là 02 tỷ đồng, gói thầu tư vấn là 03 tỷ đồng, gói thầu xây lắp là 05 tỷ đồng. Hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, hạn mức chỉ định thầu là 500 triệu đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, 01 tỷ đồng đối với gói thầu xây lắp, hàng hóa. Việc giảm hạn mức chỉ định thầu như quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP là phù hợp, cần thiết vì một số lý do chủ yếu sau đây:
(i) Theo xu hướng và thông lệ quốc tế, chỉ định thầu chỉ thực hiện trong một số ít các trường hợp đặc biệt và với gói thầu có giá trị rất nhỏ. Các hướng dẫn đấu thầu của WB, ADB, JICA không quy định về ngưỡng chỉ định thầu mà mặc định hầu hết các gói thầu phải áp dụng đấu thầu cạnh tranh. Ngoài ra, Hiệp định CPTPP cũng không quy định về ngưỡng chỉ định thầu, đồng thời chỉ cho phép chỉ định thầu trong một vài trường hợp rất hạn chế với các điều kiện nghiêm ngặt.
(ii) Chỉ định thầu dễ kéo theo tình trạng “xin - cho” làm giảm tính cạnh tranh, minh bạch trong chi tiêu, sử dụng nguồn vốn nhà nước, tạo tâm lý cho một bộ phận nhà thầu ỷ lại vào quan hệ với chủ đầu tư, làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp, làm méo mó thị trường, không tạo cơ hội tham gia cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp mới gia nhập thị trường.
(iii) Mẫu hồ sơ đấu thầu qua mạng đã được xây dựng khá đầy đủ, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia luôn sẵn sàng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị khi tổ chức đấu thầu, tham gia đấu thầu qua mạng. Đối với các gói thầu nhỏ, thay vì chỉ định thầu thì nên tiến hành đấu thầu qua mạng để vừa tiết kiệm thời gian, giấy tờ, vừa tăng cường tính công bằng, minh bạch, hiệu quả và phù hợp với xu hướng chung của thế giới.
Theo đó, đề nghị nâng hạn mức chỉ định thầu của Ông là không phù hợp với mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Trên đây là ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở các thông tin được cung cấp tại văn bản 9978/VPCP-ĐMDN ngày 01/11/2019 của Văn phòng Chính phủ./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 6848/BKHĐT-QLĐT năm 2018 hướng dẫn thực hiện pháp luật đấu thầu về hạn mức áp dụng chỉ định thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2Công văn 6037/BKHĐT-QLĐT năm 2019 về lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 3Công văn 8880/BKHĐT-QLĐT năm 2019 về lập hồ sơ mời thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4Công văn 3928/VPCP-CN năm 2022 về chỉ định thầu các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 5520/BKHĐT-QLĐT năm 2022 hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù về chỉ định thầu theo các Nghị quyết của Quốc hội do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 1Nghị định 85/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- 2Luật đấu thầu 2013
- 3Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
- 4Công văn 6848/BKHĐT-QLĐT năm 2018 hướng dẫn thực hiện pháp luật đấu thầu về hạn mức áp dụng chỉ định thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Công văn 6037/BKHĐT-QLĐT năm 2019 về lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6Công văn 8880/BKHĐT-QLĐT năm 2019 về lập hồ sơ mời thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 7Công văn 3928/VPCP-CN năm 2022 về chỉ định thầu các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 5520/BKHĐT-QLĐT năm 2022 hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù về chỉ định thầu theo các Nghị quyết của Quốc hội do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Công văn 8571/BKHĐT-QLĐT năm 2019 về phát hành hồ sơ mời thầu, nâng hạn mức chỉ định thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Số hiệu: 8571/BKHĐT-QLĐT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 15/11/2019
- Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Người ký: Nguyễn Đăng Trương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/11/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực