Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 855/TCT-HTQT | Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2019 |
Kính gửi: Cục Thuế TP. Hà Nội
Tổng cục Thuế nhận được vướng mắc của Cục thuế TP. Hà Nội về việc xử lý áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (Hiệp định) đối với cá nhân (bao gồm Trưởng đại diện và nhân viên người nước ngoài) làm việc ở Văn phòng đại diện tại Việt Nam. Về vấn đề này, Tổng Cục Thuế hướng dẫn như sau:
Điều “Hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc” (thường là Điều 15) của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, thường có quy định: (trích Hiệp định)
1. Thể theo các quy định tại Điều 16, 18, 19, 20 và 21 các khoản tiền lương, tiền công và các khoản tiền thù lao tương tự khác do một đối tượng cư trú của Nước ký kết thu được từ lao động làm công sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước đó, trừ khi công việc của đối tượng đó thực hiện tại Nước ký kết kia. Nếu công việc lao động được thực hiện như vậy, số tiền thu được từ lao động đó có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
2. Mặc dù có những quy định tại khoản 1, tiền công do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ lao động làm công tại Nước ký kết kia sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước thứ nhất nếu:
a) người nhận tiền có mặt tại Nước kia trong một thời gian hoặc nhiều thời gian gộp lại không quá 183 ngày trong năm tài chính có liên quan, và
b) chủ lao động hay đối tượng đại diện chủ lao động trả tiền công lao động không phải là đối tượng cư trú tại Nước kia, và
c) số tiền công không phải phát sinh tại một cơ sở thường trú hoặc một cơ sở cố định mà đối tượng chủ lao động có tại Nước kia.
Theo quy định trên, thu nhập của cá nhân người nước ngoài từ công việc làm công tại Văn phòng đại diện sẽ chỉ chịu thuế TNCN tại nước ngoài (được miễn thuế TNCN tại Việt Nam) nếu cả 3 điều kiện a, b và c nêu trên đồng thời được thỏa mãn.
- Đối với điều kiện (a): nếu cá nhân là người nước ngoài có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong giai đoạn 12 tháng bắt đầu hoặc kết thúc trong năm tính thuế sẽ thỏa mãn điều kiện này.
- Đối với điều kiện (b): Đối với trường hợp cá nhân ký hợp đồng lao động trực tiếp với Công ty mẹ tại nước ngoài và được công ty nước ngoài bổ nhiệm làm việc tại Việt Nam, cá nhân phải thực hiện các công việc phục vụ cho hoạt động của VPĐD. VPĐD phải chịu trách nhiệm, chịu rủi ro đối với công việc của các cá nhân trong quá trình hoạt động, có quyền đối với sản phẩm và dịch vụ do cá nhân tạo ra, chịu trách nhiệm phương tiện làm việc, về địa điểm làm việc và tiền công tiền lương của cá nhân có do Văn phòng tại Việt Nam chi trả. Do đó, Văn phòng đại diện được coi là chủ lao động thực sự của cá nhân nêu trên.
- Đối với điều kiện (c): Trường hợp VPĐD tham gia thực hiện các hoạt động trong chuỗi kinh doanh của Công ty nước ngoài. Các hoạt động không còn mang tính chất chuẩn bị và phụ trợ mà là các hoạt động góp phần tạo ra lợi nhuận cho Công ty nước ngoài như đám phán, ký kết hợp đồng, tiếp thị, quảng cáo, hỗ trợ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, hậu mãi... Trong những trường hợp này, Công ty nước ngoài đã hình thành cơ sở thường trú (CSTT) tại Việt Nam thực hiện toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh, do đó, cá nhân làm việc cho VPĐD như vậy sẽ không thỏa mãn được điều kiện (c) nêu trên.
Đề nghị Cục Thuế kiểm tra từng điều kiện cụ thể để xác định nghĩa vụ thuế của cá nhân tại Việt Nam. Nếu cả 3 điều kiện nêu trên đồng thời không được thỏa mãn, cá nhân phải kê khai và nộp thuế TNCN tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế biết và thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và hướng dẫn tại công văn này./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 3896/TCT-HTQT năm 2015 về áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 732/TCT-HTQT năm 2016 áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Công văn 2590/TCT-HTQT năm 2018 Hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Tổng cục thuế ban hành
- 4Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2019 về ký Hiệp định giữa Việt Nam - Síp về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1223/QĐ-TCT năm 2022 về Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 662/QĐ-BTC về triển khai Quyết định 2072/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Rà soát đánh giá hiệu quả của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh" do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 1Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007
- 2Công văn 3896/TCT-HTQT năm 2015 về áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Công văn 732/TCT-HTQT năm 2016 áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Công văn 2590/TCT-HTQT năm 2018 Hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Tổng cục thuế ban hành
- 5Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2019 về ký Hiệp định giữa Việt Nam - Síp về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1223/QĐ-TCT năm 2022 về Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 662/QĐ-BTC về triển khai Quyết định 2072/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Rà soát đánh giá hiệu quả của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh" do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 855/TCT-HTQT năm 2019 về áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 855/TCT-HTQT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 28/02/2019
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Đặng Ngọc Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra