Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85042/CT-TTHT | Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2018 |
Kính gửi: Công ty TNHH SENAC
Địa chỉ: số 14, ngõ 1142, đường La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, TP Hà Nội MST: 0107482701
Cục Thuế TP Hà Nội nhận được công văn số 01/SENAC-CV-2018 ngày 22/11/2018 của Công ty TNHH SENAC (sau đây gọi là Công ty) hỏi về chính sách ưu đãi thuế TNDN và thuế GTGT đối với hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.
+ Tại Khoản 3, Điều 10 sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“5. Về dự án đầu tư mới:
a) Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP là:
- Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu từ ngày 01/01/2014 và phát sinh doanh thu của dự án đó sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
- Dự án đầu tư trong nước gắn với việc thành lập doanh nghiệp mới có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ ngày 01/01/2014.
- Dự án đầu tư độc lập với dự án doanh nghiệp đang hoạt động (kể cả trường hợp dự án có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện) có Giấy chứng nhận đầu tư từ ngày 01/01/2014 để thực hiện dự án đầu tư độc lập này.
- Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.”
+ Tại Khoản 1, Điều 11 quy định:
"1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 19 Thông tư số như sau:
“1. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với:
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại: địa bàn điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;... sản xuất sản phẩm phần mềm:..."
+ Tại Điều 12 quy định:
“2. Sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“1. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo đối với:
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư này)
2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 20 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“4. Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu.”
- Căn cứ Điều 18, Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:
“1. Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai.
2. Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.”
- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng:
+ Tại Khoản 21, Điều 4 quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:
“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
…
21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật...:
+ Tại Khoản 1, Điều 9 quy định về thuế suất thuế GTGT 0%:
“Điều 9. Thuế suất 0%
1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.”
+ Tại Khoản 2, Điều 9 quy định về điều kiện áp dụng thuế suất 0%:
“2. Điều kiện áp dụng thuế suất 0%:
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu:
- Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu;
- Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;
- Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.”
+ Tại Điều 11 quy định về thuế suất 10%:
“Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này”.
- Căn cứ Nghị Định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin:
+ Tại Khoản 1, Điều 3 quy định:
“1. Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.”
+ Tại Điều 9 quy định về hoạt động công nghiệp phần mềm:
“Điều 9. Hoạt động công nghiệp phần mềm
1. Hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm.
2. Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:
a) Phần mềm hệ thống;
b) Phần mềm ứng dụng;
c) Phần mềm tiện ích;
d) Phần mềm công cụ,
đ) Các phần mềm khác.
3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:
a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
e) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
e) Dịch vụ tích hợp hệ thống;
g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
h) Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
i) Các dịch vụ phần mềm khác.”
- Căn cứ Thông tư số 16/2014/TT-BTTTT ngày 18/11/2014 của Bộ Thông tin và truyền thông quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm.
+ Tại Khoản 15 Điều 4 quy định:
“Điều 4. Nguyên tắc và mục đích áp dụng Thông tư
1. Thông tư này quy định thống nhất quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm và nguyên tắc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng đúng quy trình để phục vụ cho việc quản lý nhà nước về công nghiệp phần mềm, và làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét việc áp dụng các chính sách thuế và các chính sách ưu đãi khác.”
+ Tại Điều 5 quy định về quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm:
“Điều 5. Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm
Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm bao gồm 07 công đoạn sau:
1. Xác định yêu cầu, bao gồm một trong những tác nghiệp như: khảo sát yêu cầu của khách hàng, phân tích nghiệp vụ; thu thập, xây dựng yêu cầu; tư vấn điều chỉnh quy trình; thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu.
2. Phân tích và thiết kế, bao gồm một trong những tác nghiệp như: đặc tả yêu cầu; thiết lập bài toán phát triển; mô hình hóa dữ liệu; mô hình hóa chức năng; mô hình hóa luồng thông tin; xác định giải pháp phần mềm; thiết kế hệ thống phần mềm; thiết kế các đơn vị, mô đun phần mềm.
3. Lập trình, viết mã lệnh, bao gồm một trong những tác nghiệp như: viết chương trình phần mềm; lập trình các đơn vị, mô đun phần mềm; chỉnh sửa, tùy biến, tinh chỉnh phần mềm; tích hợp các đơn vị phần mềm; tích hợp hệ thống phần mềm.
4. Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: xây dựng các kịch bản kiểm tra, thử nghiệm các đơn vị, mô đun phần mềm; thử nghiệm phần mềm; kiểm thử hệ thống phần mềm; kiểm thử chức năng phần mềm; thẩm định chất lượng phần mềm; đánh giá khả năng gây lỗi; xác định thỏa mãn yêu cầu khách hàng; nghiệm thu phần mềm.
5. Hoàn thiện, đóng gói phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: xây dựng tài liệu mô tả phần mềm, tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm; đóng gói phần mềm; đăng ký mẫu mã; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.
6. Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: hướng dẫn cài đặt phần mềm; triển khai cài đặt phần mềm; đào tạo, hướng dẫn người sử dụng; kiểm tra phần mềm sau khi bàn giao; sửa lỗi phần mềm sau bàn giao; hỗ trợ sau bàn giao, bảo hành phần mềm; bảo trì phần mềm.
7. Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm, bao gồm một trong những tác nghiệp như: tiếp thị, quảng bá, bán, phân phối sản phẩm phần mềm; phát hành sản phẩm phần mềm.”
+ Tại Điều 6 quy định về xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm:
“Điều 6. Xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm
1. Yêu cầu chung đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất sản phẩm phần mềm:
a) Đối với tổ chức, doanh nghiệp: có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, hoặc văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ do người có thẩm quyền cấp. Đối với cá nhân: có mã số thuế cá nhân; có kê khai thuế trong đó ghi rõ phần thu nhập từ hoạt động sản xuất phần mềm;
b) Sản phẩm phần mềm do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất thuộc một trong các loại sản phẩm phần mềm được quy định trong Danh mục sản phẩm phần mềm ban hành theo Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và đáp ứng quy trình khi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đáp ứng được yêu cầu ở Khoản 1 Điều này, và hoạt động đó thuộc một hoặc nhiều trường hợp trong số các trường hợp sau:
a) Hoạt động thuộc một hoặc nhiều công đoạn trong các công đoạn từ 2 đến 4 của quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại các Khoản 2, 3, 4 Điều 5 Thông tư này đối với sản phẩm phần mềm nêu tại Điểm b, Khoản 1 Điều này.
b) Hoạt động nêu tại công đoạn 1, công đoạn 5 của quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 5 Thông tư này, khi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đó có hoạt động thỏa mãn quy định tại. Điểm a, Khoản này đối với cùng một sản phẩm phần mềm.
c) Hoạt động thuộc công đoạn 6 của quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này, khi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đó có các hoạt động thuộc đầy đủ cả 5 công đoạn từ 1 đến 5 của quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5 Điều 5 Thông tư này đối với cùng một sản phẩm phần mềm.”
- Căn cứ Danh mục sản phẩm phần mềm ban hành theo Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT ngày 08/04/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Trường hợp Công ty TNHH SENAC có hoạt động sản xuất phần mềm, nếu hoạt động này của Công ty đáp ứng quy trình, các điều kiện về xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm theo quy định tại Thông tư số 16/2014/TT-BTTTT, Nghị định 71/2007/NĐ-CP và sản phẩm của Công ty sản xuất thuộc Danh mục sản phẩm phần mềm ban hành theo Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT thì được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm theo quy định.
Trường hợp Công ty được cấp phép thực hiện dự án đầu tư mới đáp ứng điều kiện là dự án đầu tư mới theo quy định tại Khoản 3, Điều 10, Thông tư 96/2015/TT-BTC; dự án đầu tư mới này hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm phần mềm thì thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới này được hưởng ưu đãi thuế TNDN:
+ Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới; và
+ Miễn thuế 04 năm kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu.
Công ty thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai để được áp dụng ưu đãi.
2. Về thuế GTGT:
Hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Khoản 21, Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Trường hợp Công ty sản xuất sản phẩm phần mềm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan theo quy định của pháp luật thì thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT là 0% nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 9, Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị Công ty liên hệ với Cục Thuế TP Hà Nội (phòng Kiểm tra thuế số 1) để được hướng dẫn cụ thể.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH SENAC được biết và thực hiện./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 82355/CT-TTHT năm 2018 về chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2Công văn 84196/CT-TTHT năm 2018 về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ thiết kế do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3Công văn 85037/CT-TTHT năm 2018 về chi phí thuê lao động và chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 4Công văn 2860/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mở rộng do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công văn 2865/CT-TTHT năm 2019 hướng dẫn chính sách thuế giá trị gia tăng do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 6Công văn 66600/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế đối với hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 7Công văn 69383/CT-TTHT năm 2019 về thuế thu nhập doanh nghiệp và giá trị gia tăng đối với phần mềm do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 8Công văn 81365/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế nhà thầu đối với phần mềm do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 9Công văn 1966/CT-TTHT năm 2020 về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất phần mềm do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 10Công văn 84664/CT-TTHT năm 2020 về xác nhận hoạt động sản xuất phần mềm do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 11Công văn 81869/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế đối với hoạt động sản xuất phần mềm do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Luật Chuyển giao công nghệ 2006
- 3Nghị định 71/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin
- 4Thông tư 09/2013/TT-BTTTT về Danh mục sản phẩm phần mềm và cứng, điện tử do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
- 6Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 16/2014/TT-BTTTT quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Công văn 82355/CT-TTHT năm 2018 về chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 11Công văn 84196/CT-TTHT năm 2018 về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ thiết kế do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 12Công văn 85037/CT-TTHT năm 2018 về chi phí thuê lao động và chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 13Công văn 2860/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mở rộng do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 14Công văn 2865/CT-TTHT năm 2019 hướng dẫn chính sách thuế giá trị gia tăng do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 15Công văn 66600/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế đối với hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 16Công văn 69383/CT-TTHT năm 2019 về thuế thu nhập doanh nghiệp và giá trị gia tăng đối với phần mềm do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 17Công văn 81365/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế nhà thầu đối với phần mềm do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 18Công văn 1966/CT-TTHT năm 2020 về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất phần mềm do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 19Công văn 84664/CT-TTHT năm 2020 về xác nhận hoạt động sản xuất phần mềm do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 20Công văn 81869/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế đối với hoạt động sản xuất phần mềm do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
Công văn 85042/CT-TTHT năm 2018 về chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 85042/CT-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 27/12/2018
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
- Người ký: Mai Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/12/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra