Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 82365/CT-TTHT | Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2018 |
Kính gửi: Công ty TNHH Netmark Việt Nam
(Địa chỉ: Phòng 301 Tầng Trung tâm công nghệ, Khu Công nghiệp Thăng Long; H. Đông Anh, TP. Hà Nội, MST: 0102325430)
Cục Thuế TP Hà Nội nhận được Phiếu chuyển số 789/PC-TCT đề ngày 08/10/2018 của Tổng cục Thuế chuyển Công văn số 530/2018/CKNN đề ngày 2/10/2018 của Công ty TNHH Netmark Việt Nam (sau đây gọi là "Công ty") hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Nghị định 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết ban hành Luật thuế TNDN, áp dụng cho kì tính thuế từ năm 2007 đến năm 2009 quy định:
+ Tại Điều 33 quy định:
“Điều 33. Điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Dự án đầu tư đáp ứng một trong các điều kiện sau đây được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
1. Đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư do Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư do Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Đầu tư.
3. Đầu tư vào địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn do Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Đầu tư.
4. Đầu tư vào địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Đầu tư.”
+ Tại Điều 34 quy định:
“Điều 34. Thuế suất ưu đãi và thời gian áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi.
1. Mức thuế suất 20% áp dụng trong thời gian 10 năm, kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh đối với:
…
c) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
3. Mức thuế suất 10% áp dụng trong thời gian 15 năm, kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh đối với:
a) Hợp tác xã và cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
b) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư...”
+ Tại Điều 35 quy định:
“Điều 35. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm được miễn thuế, giảm thuế như sau:
...5. Được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
6. Việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 34 Nghị định này và việc miễn, giảm thuế quy định tại Điều này chỉ thực hiện đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập hạch toán kinh tế độc lập và đăng ký nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai.
Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư được miễn thuế, giảm thuế có nhiều hoạt động kinh doanh thì phải theo dõi hạch toán riêng thu nhập của hoạt động kinh doanh được miễn thuế giảm thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng được thu nhập của hoạt động kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế thì được xác định theo tỷ trọng doanh thu của hoạt động kinh doanh được miễn thuế giảm thuế trên tổng doanh thu của cơ sở kinh doanh.”
+ Tại Điều 43 quy định:
“Điều 43. Thuế suất ưu đãi, miễn thuế, giảm thuế và chuyển lỗ theo quy định tại Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 40, Điều 41 và Điều 42 Nghị định này chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đúng chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ và đã đăng ký thuế nộp thuế theo kê khai. Cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, mức miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế và có văn bản thông báo cho cơ quan thuế biết cùng với thời gian nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm.
Thời điểm bắt đầu tính thời gian miễn thuế, giảm thuế theo quy định tại Nghị định này là năm tài chính đầu tiên cơ sở kinh doanh có thu nhập chịu thuế chưa trừ số lỗ được chuyển theo quy định tại Điều 42 Nghị định này. Trường hợp năm tài chính đầu tiên được miễn thuế, giảm thuế có thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ dưới 12 (mười hai) tháng, cơ sở kinh doanh có quyền được hưởng miễn thuế, giảm thuế ngay năm đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được miễn thuế, giảm thuế từ năm tài chính tiếp theo. Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục kể từ năm tài chính đầu tiên cơ sở kinh doanh có thu nhập chịu thuế chưa trừ số lẽ được chuyển.”
- Căn cứ Khoản 5 Điều 20 Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định:
“5. Doanh nghiệp đang được hưởng thời gian miễn thuế, giảm thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 và các văn bản pháp luật của Chính phủ ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nhưng đến hết kỳ tính thuế 2008 nếu:
a) Chưa có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế; trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong 3 năm đầu kể từ năm đầu tiên có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư;
b) Đã có doanh thu nhưng chưa đủ 3 năm, kể từ khi có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế; trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong 3 năm đầu kể từ năm đầu tiên có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư;
c) Đã có doanh thu từ 3 năm trở lên thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm tính thuế 2009.”
- Căn cứ Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 21/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định:
+ Tại Điểm 3, Mục II, Phần E quy định:
“3. Trong cùng một kỳ tính thuế nếu có một khoản thu nhập thuộc diện áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và miễn thuế, giảm thuế theo nhiều trường hợp khác nhau thì cơ sở kinh doanh tự lựa chọn một trong những trường hợp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp có lợi nhất theo chế độ quy định.”
+ Tại điểm 4, mục II, Phần E quy định:
“4. Trong thời gian đang thực hiện miễn thuế, giảm thuế, nếu cơ sở kinh doanh thực hiện nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh miễn thuế, giảm thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng thì phần thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh miễn thuế, giảm thuế xác định bằng tổng thu nhập chịu thuế nhân (x) với tỷ lệ phần trăm (%) của doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh miễn thuế, giảm thuế so với tổng doanh thu của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế”
+ Tại điểm 6, mục II, Phần E quy định:
“Năm miễn thuế, giảm thuế xác định phù hợp với Kỳ tính thuế. Thời điểm bắt đầu tính thời gian miễn thuế, giảm thuế tính liên tục kể từ Kỳ tính thuế đầu tiên cơ sở kinh doanh bắt đầu có thu nhập chịu thuế (chưa trừ số lỗ các Kỳ tính thuế trước chuyển sang)”
+Tại Điểm 4, Mục III, Phần E quy định:
“Năm bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh để xác định thời áp dụng thuế suất là năm đầu tiên cơ sở kinh doanh phát sinh doanh thu”
+ Tại Điểm 6 Mục IV Phần E quy định:
“6. ... Trong thời gian đang miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế kiểm tra phát hiện số thuế thu nhập doanh nghiệp miễn thuế, giảm thuế theo quy định nhỏ hơn so với đơn vị tự kê khai thì cơ sở kinh doanh chỉ miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo số thuế thu nhập doanh nghiệp do kiểm tra, thanh tra phát hiện. Ngoài ra cơ sở kinh doanh bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.”
- Căn cứ Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định:
+ Tại Điểm 6, Mục II, Phần H quy định:
“Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Phần này được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi thuế”
+ Tại Điểm 4, Mục III, Phần H quy định:
“Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Mục này được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế; Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư”.
+ Căn cứ Khoản 2 Phần I Mục V như sau:
“2. Doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế) theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã cấp thì tiếp tục được hưởng các mức ưu đãi này cho thời gian còn lại. Trường hợp mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thấp hơn mức ưu đãi theo quy định của Thông tư này thì được áp dụng ưu đãi thuế theo quy định của Thông tư này cho thời gian còn lại tính từ kỳ tính thuế năm 2009.”
+ Căn cứ Điểm 2.8 Mục I Phần H như sau:
“2.8. …- Doanh nghiệp đang trong thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế kiểm tra phát hiện số thuế thu nhập doanh nghiệp miễn thuế, giảm thuế theo quy định nhỏ hơn so với đơn vị tự kê khai thì doanh nghiệp chỉ được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo số thuế thu nhập doanh nghiệp do kiểm tra, thanh tra phát hiện. Tùy theo lỗi của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra áp dụng các mức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.”
+ Căn cứ Khoản 4 Phần I quy định:
“4. Doanh nghiệp thuộc diện hưởng thời gian miễn thuế, giảm thuế theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã cấp mà đến hết kỳ tính thuế năm 2008 nếu:
4.1. Chưa có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế; trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong 3 năm đầu kể từ năm đầu tiên có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.
4.2. Đã có doanh thu nhưng chưa đủ 3 năm, kể từ khi có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế; trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong 3 năm đầu kể từ năm đầu tiên có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp có kỳ tính thuế đầu tiên từ năm 2007 trở đi và đã có doanh thu thì thời gian miễn giảm thuế được tính liên tục kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế. Trường hợp đến hết năm 2009 mà chưa có thu nhập chịu thuế thì thời gian miễn giảm thuế được tính từ năm 2010.
…”
- Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định về xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa:
+ Tại Khoản 5 Điều 10 quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế:
“5. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
a) Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
Đối với loại thuế có kỳ quyết toán thuế năm: Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế tạm nộp của tháng, quý có sai sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Trường hợp hồ sơ khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế năm làm giảm số thuế phải nộp nếu cần xác định lại số thuế phải nộp của tháng; quý thì khai bổ sung hồ sơ khai tháng, quý và tính lại tiền chậm nộp (nếu có).
Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; ...
b) Hồ sơ khai bổ sung
- Tờ khai thuế của kỳ tính thuế bị sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh;
- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Thông tư này (trong trường hợp khai bổ sung, điều chỉnh có phát sinh chênh lệch tiền thuế);
- Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh.
c) Các trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế
…..c.3) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm tiền thuế phải nộp thì lấy hồ sơ khai bổ sung, số tiền thuế điều chỉnh giảm được tính giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, nếu đã nộp NSNN thì được bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau hoặc được hoàn thuế.”
+ Tại Điều 33 quy định:
“Điều 33. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.
1. Tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt được coi là nộp thừa khi:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiêu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 (mười) năm tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Đối với loại thuế phải quyết toán thuế thì người nộp thuế chỉ được xác định số thuế nộp thừa khi có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo quyết toán thuế.
...2. Người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo thứ tự quy định sau:
a) Bù trừ tự động với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 29 Thông tư này (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này).
b) Bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo của từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này). Trường hợp quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c khoản này.
c) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này và người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại điểm a khoản này sau khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản này mà vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết hoàn thuế theo hướng dẫn tại Chương VIII Thông tư này.
- Trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế, vẫn còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì phải thực hiện bù trừ trước khi hoàn thuế. Thứ tự thanh toán bù trừ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư này.
…- Trường hợp sau khi thực hiện bù trừ, người nộp thuế vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì được ngân sách nhà nước hoàn trả theo quy định.
...d) Hồ sơ hoàn thuế, thủ tục giải quyết hồ sơ hoàn thuế, thủ tục hoàn trả tiền thuế bù trừ với khoản thu NSNN được thực hiện theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư này...”
- Căn cứ Điều 22 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN quy định về thủ tục thực hiện ưu đãi thuế TNDN như sau:
“Điều 22. Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế.
Cơ quan thuế khi kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp phải kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà doanh nghiệp đáp ứng được. Trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định.”
- Căn cứ Khoản 2 Điều 10 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính như sau:
“4. Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư xác định ưu đãi như sau:
a) Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư thì các khoản thu nhập từ lĩnh vực ưu đãi đầu tư và các khoản thu nhập như thanh lý phế liệu, phế phẩm của sản phẩm thuộc lĩnh vực được ưu đãi đầu tư, chênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của lĩnh vực được ưu đãi, lãi tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, các khoản thu nhập có liên quan trực tiếp khác cũng được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
…
- Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn có phát sinh thu nhập ngoài địa bàn thực hiện dự án đầu tư thì:
(i) Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư thì không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn.
(ii) Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư thì được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn. Việc xác định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập này được xác định theo từng địa bàn căn cứ theo thời gian và mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại địa bàn thực hiện dự án đầu tư.”
- Căn cứ Phụ lục 1 Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư (Ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ)
“A. Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư
I. Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo
... 7. Sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điện tử kỹ thuật cao; sản xuất sản phẩm phần mềm, nội dung thông tin số; cung cấp các dịch vụ phần mềm, nghiên cứu công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin.”
- Căn cứ Phụ lục 2 Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư
TT | Tỉnh | Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn | Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn |
..55 | Địa bàn khác | Các khu công nghệ cao, khu kinh tế hưởng ưu đãi theo Quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ | Các khu công nghiệp được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
- Căn cứ Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin:
+ Tại Điều 3 giải thích từ ngữ:
“...10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.”
+ Tại khoản 3 Điều 9 hướng dẫn các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:
“a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
c) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
e) Dịch vụ tích hợp hệ thống;
g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
h) Dịch vụ phân phối cung ứng sản phẩm phần mềm;
i) Các dịch vụ phần mềm khác.”
Căn cứ các quy định nêu trên và nội dung công văn, hồ sơ của Công ty TNHH Netmarks Việt Nam, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn theo nguyên tắc như sau: Trường hợp ngày 23/07/2007, Công ty được cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 012022000049 thành lập Công ty TNHH Netmarks Việt Nam có trụ sở chính và địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh, TP Hà Nội; hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán các thiết bị mạng, thiết bị máy tính, cài đặt hệ thống mạng, hệ thống máy tính, các dịch vụ về hệ thống, tích hợp mạng cục bộ LAN, tư vấn về máy tính, dịch vụ xử lý dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ cơ sở dữ liệu, khai thác cơ sở dữ liệu, bảo dưỡng và sửa chữa máy văn phòng thì:
1. Về ưu đãi thuế TNDN đối với hoạt động của Công ty:
- Đối với ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực đầu tư: Trường hợp các hoạt động thương mại và dịch vụ có liên quan đến phần mềm của Công ty được xác định là dịch vụ phần mềm theo quy định tại Luật Công nghệ thông tin thì: Đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ phần mềm năm 2007 của Công ty thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Cục Thuế TP Hà Nội đã có công văn số 15289/CT-Htr ngày 25/10/2007 trả lời Công ty, trong đó đã hướng dẫn Công ty được ưu đãi thuế TNDN đối với hoạt động sản xuất phần mềm, cung cấp dịch vụ phần mềm, nghiên cứu công nghệ thông tin. Đề nghị Công ty nghiên cứu và thực hiện đúng quy định.
- Đối với ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện về địa bàn đầu tư: về nguyên tắc, trường hợp cơ sở kinh doanh mới thành lập trong Các khu công nghiệp được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì được hưởng ưu đãi đầu tư đối với Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định tại Điều 34 Nghị định 24/2007/NĐ-CP. Đề nghị Công ty cung cấp hồ sơ, giấy tờ để Cơ quan thuế có căn cứ xác định đúng quy định.
- Trong cùng một kỳ tính thuế nếu Công ty có một khoản thu nhập thuộc diện áp dụng thuế suất thuế TNDN ưu đãi và miễn thuế, giảm thuế theo nhiều trường hợp khác nhau thì cơ sở kinh doanh tự lựa chọn một trong những trường hợp ưu đãi thuế TNDN có lợi nhất theo chế độ quy định.
2. Thủ tục kê khai bổ sung ưu đãi:
Trường hợp Công ty được hưởng ưu đãi thuế TNDN nhưng đã kê khai thuế TNDN theo thuế suất thông thường từ năm 2007 thì Công ty được kê khai bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở Công ty. Thủ tục khai bổ sung thuế TNDN được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính nêu trên.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế kiểm tra phát hiện số thuế thu nhập doanh nghiệp miễn thuế, giảm thuế theo quy định nhỏ hơn so với Công ty tự kê khai thì Công ty chỉ được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo số thuế thu nhập doanh nghiệp do kiểm tra, thanh tra phát hiện.
3. Xác định thời gian bắt đầu được hưởng ưu đãi thuế TNDN
- Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi: Bắt đầu từ khi Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thời gian miễn, giảm thuế bắt đầu từ khi Công ty có thu nhập chịu thuế. Trường hợp Công ty không có thu nhập chịu thuế trong 3 năm đầu kể từ năm đầu tiên có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư. Cụ thể như sau: Trường hợp Công ty có kỳ tính thuế từ năm 2007 trở đi và đến hết năm 2009 mà chưa có thu nhập chịu thuế thì thời gian miễn giảm thuế được tính từ năm 2010 theo quy định tại điểm 4.2 Khoản 4 Phần I Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính nêu trên.
4. Ưu đãi đối với hoạt động thương mại dịch vụ ngoài địa bàn thực hiện dự án
Trường hợp Công ty lựa chọn ưu đãi theo điều kiện địa bàn có phát sinh thu nhập ngoài địa bàn thực hiện dự án đầu tư (KCN Thăng Long) thì: Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư thì không được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo điều kiện địa bàn. Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư thì được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo điều kiện địa bàn. Việc xác định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập này được xác định theo từng địa bàn căn cứ theo thời gian và mức ưu đãi thuế TNDN của doanh nghiệp tại địa bàn thực hiện dự án đầu tư.
Trường hợp Công ty lựa chọn ưu đãi theo điều kiện lĩnh vực ưu đãi đầu tư thì các khoản thu nhập từ lĩnh vực ưu đãi đầu tư và các khoản thu nhập như thanh lý phế liệu, phế phẩm của sản phẩm thuộc lĩnh vực được ưu đãi đầu tư, chênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của lĩnh vực được ưu đãi, lãi tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, các khoản thu nhập có liên quan trực tiếp khác (không phân biệt địa điểm thực hiện HĐSXKD phát sinh thu nhập là trong hay ngoài địa bàn KCN Thăng Long) cũng được hưởng ưu đãi thuế TNDN.
Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc đề nghị đơn vị liên hệ với Phòng Kiểm tra thuế số 1 để được hướng dẫn.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH Netmarks Việt Nam được biết và thực hiện./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 81742/CT-TTHT năm 2018 về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi di chuyển dự án đầu tư gắn với trụ sở sang tỉnh Bắc Ninh do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2Công văn 82355/CT-TTHT năm 2018 về chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3Công văn 82371/CT-TTHT năm 2018 về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngành nghề bổ sung do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 4Công văn 85037/CT-TTHT năm 2018 về chi phí thuê lao động và chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư
- 3Nghị định 24/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
- 4Nghị định 71/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin
- 5Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp 2003
- 6Thông tư 134/2007/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 24/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 7Nghị định 124/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
- 8Thông tư 130/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 và Nghị định 124/2008/NĐ-CP thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11Luật Đầu tư 2014
- 12Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 13Công văn 81742/CT-TTHT năm 2018 về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi di chuyển dự án đầu tư gắn với trụ sở sang tỉnh Bắc Ninh do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 14Công văn 82355/CT-TTHT năm 2018 về chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 15Công văn 82371/CT-TTHT năm 2018 về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngành nghề bổ sung do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 16Công văn 85037/CT-TTHT năm 2018 về chi phí thuê lao động và chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
Công văn 82365/CT-TTHT năm 2018 về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 82365/CT-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 17/12/2018
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
- Người ký: Mai Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra