Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2022 |
Kính gửi: Bộ Tư pháp
Ngày 16 tháng 12 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2114/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW và Đề án Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương “nghiên cứu, rà soát Luật Thương mại”, trình Chính phủ trước ngày 30 tháng 9 năm 2022, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 31 tháng 12 năm 2022. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Công Thương đã có Báo cáo tổng kết Luật Thương mại (sau đây gọi tắt là Báo cáo) tại Tờ trình số 5855/TTr-BCT ngày 29 tháng 9 năm 2022 trình Thủ tướng Chính phủ.
Trên cơ sở báo cáo của Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 7181/VPCP-PL ngày 26 tháng 10 năm 2022 thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, cụ thể như sau:
“1. Giao Bộ Công Thương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật được nêu tại Tờ trình số 5855/TTr-BCT theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển.
2. Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tư pháp hoàn thiện báo cáo của Chính phủ về kết quả nghiên cứu, rà soát pháp luật, trong đó có nội dung nghiên cứu, rà soát Luật Thương mại gửi cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định tại Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ”.
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ Công Thương đã hoàn thiện Báo cáo của Chính phủ, xin gửi Bộ Tư pháp báo cáo tóm tắt, hồ sơ kết quả nghiên cứu, rà soát Luật Thương mại như sau:
I. VỀ QUÁ TRÌNH TỔNG KẾT THỰC HIỆN THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005
1. Quan điểm, chủ trương, chỉ đạo của cấp trên
- Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị và Đề án định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
- Văn bản số 81/KH-UBTVQH15 ngày 05/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và đề án định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
- Văn bản số 543/KH-UBKT15 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị, đề án định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 05/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Tại Phụ lục Danh mục và phân công cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV ban hành kèm theo Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ nói trên, Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ “nghiên cứu, rà soát Luật Thương mại” trình Chính phủ trước ngày 30 tháng 9 năm 2022, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2114/QĐ-TTg, Bộ Công Thương đã khẩn trương tiến hành nghiên cứu, hoàn thành việc tổng kết Luật Thương mại năm 2005.
2. Nguyên tắc nghiên cứu, rà soát, tổng kết Luật Thương mại năm 2005
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã khẩn trương tiến hành tổng kết trên cơ sở các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, bám sát nội dung Báo cáo kết quả tổng kết thực tiễn thi hành Luật Thương mại năm 2005 đã được Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ theo Tờ trình số 12983/TTr-BCT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo văn bản số 330/VPCP-PL ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ. Theo đó, việc hoàn thiện Báo cáo tổng kết chỉ bổ sung các nội dung có cập nhật, có thay đổi trong hoạt động thương mại từ giai đoạn năm 2016 đến tháng 6 năm 2022.
Thứ hai, rà soát toàn diện, cập nhật các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thương mại năm 2005 từ năm 2016 đến tháng 6 năm 2022.
Thứ ba, rà soát, đối chiếu các quy định của Luật Thương mại năm 2005 trong mối liên quan đến Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, kinh doanh và hệ thống các pháp luật chuyên ngành khác.
Thứ tư, rà soát quy định của Luật Thương mại năm 2005 trong việc thực hiện các cam kết quốc tế tại các Hiệp định Thương mại đã ký kết cũng như các Điều ước quốc tế song phương và đa phương khác từ năm 2016 đến tháng 6 năm 2022.
3. Quá trình tổng kết thực tiễn thi hành Luật Thương mại năm 2005
- Việc tổng kết, rà soát Luật Thương mại 2005, Bộ Công Thương đã thực hiện từ năm 2015 và đã được Chính phủ thông qua kết quả rà soát. Đối với việc cập nhật lần này, Bộ Công Thương tiếp tục cập nhật các nội dung mới cho giai đoạn từ 2015 cho đến tháng 6 năm 2022 trên cơ sở kết quả tổng kết, rà soát trước đó.
- Ngày 21 tháng 7 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1445/QĐ-BCT ban hành Kế hoạch và thành lập Tổ nghiên cứu, rà soát tổng thể Luật Thương mại năm 2005.
- Ngày 13 tháng 9 năm 2022, Bộ Công Thương đã có văn bản số 5442/BCT-PC gửi xin ý kiến các Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tòa án nhân dân tối cao, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố.
- Tính đến ngày 14/12/2022 và đã quá thời hạn lấy ý kiến, Bộ Công Thương đã nhận được ý kiến của 47 Sở Công Thương, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam và 03 Bộ. Các Sở Công Thương đều nhất trí với kết quả rà soát của Bộ Công Thương, một số ý kiến góp ý đã được Bộ Công Thương tổng hợp, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện Báo cáo Chính phủ về kết quả tổng kết.
II. VỀ KẾT QUẢ TỔNG KẾT THỰC TIỄN THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005
Trên cơ sở các nguyên tắc nghiên cứu, rà soát, tổng kết Luật Thương mại nêu trên, Bộ Công Thương đã tiến hành cập nhật các nội dung mới vào Báo cáo bao gồm:
- Hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Mua bán hàng hóa quốc tế
- Mua bán, lưu thông hàng hóa trong nước
- Hợp đồng mua bán hàng hóa
- Xúc tiến thương mại
- Một số hoạt động thương mại cụ thể khác (Dịch vụ Logistics, Thương mại điện tử)
- Các chế tài trong thương mại và giải quyết tranh chấp trong thương mại
- Các chương trình - chính sách hoạt động hỗ trợ phát triển thương mại.
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG TRONG VIỆC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI
Trong quá trình, tổng kết, đánh giá hoàn thiện pháp luật về thương mại, theo đó các vướng mắc, bất cập chủ yếu ở các văn bản dưới Luật. Bộ Công Thương báo cáo và kiến nghị Chính phủ tại Tờ trình số 5855/TTr-BCT, theo đó với tình hình hiện nay thì việc cấp thiết là hoàn thiện các văn bản dưới Luật để đảm bảo phù hợp tình hình mới, và việc sửa đổi Luật Thương mại năm 2005 tiếp tục nghiên cứu, rà soát để đề xuất sửa tại một thời điểm thích hợp.
Trên cơ sở báo cáo của Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 7181/VPCP-PL ngày 26 tháng 10 năm 2022 thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, theo đó Phó Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất giao Bộ Công Thương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật được nêu tại Tờ trình số 5855/TTr-BCT theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển.
Các chính sách và văn bản cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế trong thời gian tới gồm:
- Chính sách hỗ trợ việc xây dựng hạ tầng thương mại trên phạm vi cả nước tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
- Bổ sung quy định cụ thể về một số phương thức mua bán hàng hóa, phân phối hàng hóa, lưu thông hàng hóa trong nước tại các Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, Nghị định số 67/2013/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu, Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu, Nghị định số 87/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh khí.
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
- Sửa đổi một số quy định tại Nghị định số 81/2018/NĐ-CP của Chính phủ liên quan đến hoạt động khuyến mại; hội chợ, triển lãm; trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; quảng cáo thương mại.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến Sở giao dịch hàng hóa tại Nghị định số 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định 51/2018/NĐ-CP của Chính phủ về Sở giao dịch hàng hóa.
- Sửa đổi các quy định liên quan đến thương mại biên giới tại Nghị định số 14/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại biên giới.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến FDI trong thương mại tại Nghị định số 09/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Chính sách hỗ trợ thương mại của Nhà nước đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, hải đảo tại Quyết định số 964/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020.
- Điều chỉnh nội dung quy định về xuất xứ hàng hóa cho phù hợp với thực tiễn cũng như cam kết quốc tế tại các Thông tư của Bộ Công Thương.
Trên đây là Báo cáo của Bộ Công Thương về kết quả thực hiện nghiên cứu, rà soát tổng thể Luật Thương mại năm 2005, xin gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định./.
Các tài liệu xin trình kèm theo:
(1) Báo cáo cập nhật tổng hợp kết quả tổng kết thực tiễn thi hành Luật Thương mại năm 2005;
(2) Bảng tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của các Bộ, ngành, tổ chức, địa phương;
(3) Công văn số 7181/VPCP-PL ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ về việc nghiên cứu, rà soát pháp luật;
(4) Tờ trình số 5855/TTr-BCT ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Bộ Công Thương về việc báo cáo kết quả tổng kết, nghiên cứu, rà soát Luật Thương mại năm 2005.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn số 1592/TCHQ-GSQL về việc xác định loại hình gia công theo qui định tại Điều 178 Luật Thương mại do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 3714/BTP-BTTP lấy ý kiến về dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Trọng tài thương mại do Bộ Tư pháp ban hành
- 3Công văn 9596/VPCP-KTTH năm 2015 sửa đổi Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại
- 5Công văn 7409/VPCP-PL năm 2023 về báo cáo nghiên cứu, rà soát Luật hoạt động chữ thập đỏ do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Luật Thương mại 2005
- 2Nghị định 59/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
- 3Nghị định 158/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa
- 4Nghị định 39/2007/NĐ-CP về việc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
- 5Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 6Công văn số 1592/TCHQ-GSQL về việc xác định loại hình gia công theo qui định tại Điều 178 Luật Thương mại do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Công văn 3714/BTP-BTTP lấy ý kiến về dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Trọng tài thương mại do Bộ Tư pháp ban hành
- 8Nghị định 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá
- 9Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
- 10Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 12Công văn 9596/VPCP-KTTH năm 2015 sửa đổi Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 13Bộ luật dân sự 2015
- 14Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu
- 15Nghị định 87/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 16Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại
- 17Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại
- 18Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 19Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới
- 20Nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 158/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa
- 21Kết luận 19-KL/TW năm 2021 về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 22Kế hoạch 81/KH-UBTVQH15 năm 2021 triển khai thực hiện Kết luận 19-KL/TW và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 23Quyết định 2114/QĐ-TTg năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 19-KL/TW và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 24Công văn 7409/VPCP-PL năm 2023 về báo cáo nghiên cứu, rà soát Luật hoạt động chữ thập đỏ do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 8224/BCT-PC năm 2022 về nghiên cứu, rà soát Luật Thương mại do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 8224/BCT-PC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 20/12/2022
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Nguyễn Hồng Diên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/12/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra