BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 819/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2010 |
Kính gửi: | Công ty TNHH Maersk Việt Nam |
Trả lời công văn số 1021/MVN ngày 07/01/2010 của Công ty TNHH Maersk Việt Nam về quy trình đăng ký tờ khai và kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu khi chuyển đổi từ FOB sang FCA, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về nội dung các câu hỏi nêu tại công văn số 1021/MVN
(1) Nguyên tắc về Hải quan, việc chuyển đổi sang FCA có thể thực hiện tại Việt Nam hay không?
Trả lời: FCA là phương thức giao nhận hàng hóa xuất khẩu được thỏa thuận giữa người mua và người bán, về nguyên tắc cơ quan Hải quan sẽ không can thiệp. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 Nghị định số 40/NĐ-CP ngày 6/3/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì đối với hàng xuất khẩu trị giá tính thuế là giá FOB hoặc giá DAF, do vậy, hiện tại cơ quan Hải quan chưa có cơ chế giám sát đối với hàng xuất khẩu được giao hàng theo phương thức FCA (giám sát việc bốc xếp, vận chuyển hàng hóa đã làm thủ tục hải quan từ nơi sản xuất ra cửa khẩu xuất).
(2) Nếu việc gom hàng vào cùng một container được thực hiện tại các doanh nghiệp khác nhau (với các đơn hàng khác nhau) có được chấp thuận tại Việt Nam? Nếu được, thủ tục hải quan cần được tiến hành như thế nào (bao gồm việc kiếm hóa hàng).
Trả lời: Việc gom hàng vào cùng một container được thực hiện tại các doanh nghiệp khác nhau (với các đơn hàng khác nhau) có thể được chấp thuận tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại cơ quan Hải quan chưa có cơ chế giám sát việc đóng hàng xuất khẩu tại các doanh nghiệp, vì vậy, nếu thực hiện việc gom hàng vào cùng một container tại các doanh nghiệp khác nhau (với các đơn hàng khác nhau) thì sẽ bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký tờ khai và kiểm tra thực tế hàng hóa tại cửa khẩu xuất.
(3) Tương tự như trường hợp (2), nhưng việc gom hàng sẽ được tiến hành cùng với các đơn hàng đã được giao vào kho CFS, việc này có được chấp thuận tại Việt Nam. Nếu được, thủ tục hải quan cần được tiến hành như thế nào (bao gồm việc kiểm hóa).
Trả lời: Trường hợp này đã được hướng dẫn tại Điều 47 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Về đề xuất được áp dụng thí điểm một số mô hình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu có điều kiện giao hàng FCA, Tổng cục Hải quan xin ghi nhận đề xuất của Công ty và sẽ xem xét, báo cáo Bộ Tài chính đưa vào Thông tư hướng dẫn chung khi sửa đổi, bổ sung Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính.
Tổng cục Hải quan trả lời để Công ty biết./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Nghị định 40/2007/NĐ-CP về xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- 2Thông tư 79/2009/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 9793/TXNK-TGHQ năm 2022 về kê khai điều kiện giao hàng do Cục Thuế xuất nhập khẩu ban hành
Công văn 819/TCHQ-GSQL thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu có điều kiện giao hàng là FCA do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 819/TCHQ-GSQL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 10/02/2010
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Hoàng Việt Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/02/2010
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết