Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8155/TCHQ-TXNK | Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2017 |
Kính gửi: Cục Hải quan TP. Hải Phòng.
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 12809/HQHP-TXNK ngày 09/10/2017, số 14073/HQHP-TXNK ngày 31/10/2017 của Cục Hải quan TP. Hải Phòng báo cáo vướng mắc trong việc xử lý thuế đối với trường hợp nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu bị hỏa hoạn. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Căn cứ các quy định tại Điều 14 Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010, Điều 111 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan Hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định, chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Cơ quan Hải quan căn cứ vào số lượng hàng hóa bị mất mát và tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa đã được giám định, chứng nhận để xét giảm thuế.
Căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 112 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì một trong các chứng từ của hồ sơ xét giảm thuế là: “Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa nhập khẩu".
Căn cứ quy định tại Điều 256, Điều 257, Điều 258, Điều 260, khoản 2 Điều 263 Luật thương mại số 36/2005/QH11 thì:
“Điều 256. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Chỉ các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định".
“Điều 257. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
2. Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 259 của Luật này;
3. Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hóa, dịch vụ đó".
“Điều 258. Phạm vi kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại chỉ được cung cấp dịch vụ giám định trong các lĩnh vực giám định khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 257 của Luật này”.
“Điều 260. Chứng thư giám định
1. Chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ theo các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu.
2. Chứng thư giám định phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, chữ ký, họ tên của giám định viên và phải được đóng dấu nghiệp vụ được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
3. Chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với những nội dung được giám định.
4. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả và kết luận trong Chứng thư giám định”.
“Điều 263. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định
2. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành các tiêu chuẩn và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến dịch vụ giám định;
b) Giám định trung thực, khách quan, độc lập, kịp thời, đúng quy trình, phương pháp giám định;
c) Cấp chứng thư giám định;
d) Trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 266 của Luật này”.
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 20/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại thì “thương nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại theo pháp luật về đầu tư tại Việt Nam phù hợp với cam kết tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được thực hiện việc giám định và cấp chứng thư giám định theo ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương theo quy định hiện hành của pháp luật”.
Căn cứ các quy định tại Luật thương mại số 36/2005/QH11 thì chỉ các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định; và thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại chỉ được cung cấp dịch vụ giám định trong các lĩnh vực giám định khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 257 của Luật này.
2. Theo báo cáo của Cục Hải quan TP. Hải Phòng thi hồ sơ xét giảm thuế của Công ty TNHH Dorco Vina xuất trình với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xét giảm thuế không có “Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa nhập khẩu” do Công ty TNHH McLarens (đơn vị do Công ty TNHH bảo hiểm Samsung Vina chỉ định giám định để bồi thường bảo hiểm) được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoạt động trong dịch vụ khảo sát, đánh giá và xác định tổn thất (không cấp chứng thư giám định) với những tài sản được bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm trong nước hoặc các công ty bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam nên trường hợp của Công ty TNHH Dorco Vina chưa đáp ứng quy định về hồ sơ xét giảm thuế theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 112 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Tổng cục Hải quan có ý kiến để Cục Hải quan TP. Hải Phòng được biết và thực hiện./.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 19106/BTC-TCHQ năm 2014 xử lý thuế đối với nguyên liệu gia công bị hỏa hoạn do Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 4247/BTC-TCHQ năm 2016 xử lý thuế đối với nguyên liệu bị hỏa hoạn do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 5529/TCHQ-TXNK năm 2017 xử lý thuế đối với nguyên liệu bị hỏa hoạn do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 5212/TXNK-CST năm 2017 về xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do hỏa hoạn do Cục Thuế xuất nhập khẩu ban hành
- 5Công văn 1042/TCHQ-TXNK năm 2020 về xử lý thuế đối với nguyên liệu, vật tư sau hỏa hoạn do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Luật Thương mại 2005
- 2Nghị định 20/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
- 3Nghị định 87/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- 4Công văn 19106/BTC-TCHQ năm 2014 xử lý thuế đối với nguyên liệu gia công bị hỏa hoạn do Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 4247/BTC-TCHQ năm 2016 xử lý thuế đối với nguyên liệu bị hỏa hoạn do Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 5529/TCHQ-TXNK năm 2017 xử lý thuế đối với nguyên liệu bị hỏa hoạn do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8Công văn 5212/TXNK-CST năm 2017 về xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do hỏa hoạn do Cục Thuế xuất nhập khẩu ban hành
- 9Công văn 1042/TCHQ-TXNK năm 2020 về xử lý thuế đối với nguyên liệu, vật tư sau hỏa hoạn do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 8155/TCHQ-TXNK năm 2017 về xử lý thuế đối với nguyên liệu bị hỏa hoạn do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 8155/TCHQ-TXNK
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 14/12/2017
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Nguyễn Ngọc Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra