- 1Luật quản lý thuế 2006
- 2Nghị định 106/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 85/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Nghị định 100/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân
- 3Luật quản lý thuế sửa đổi 2012
- 4Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Luật quản lý thuế sửa đổi
- 5Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 815/TCT-KK | Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2014 |
Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Căn cứ quy định tại Điều 74 Luật quản lý thuế số 748/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11;
Căn cứ quy định tại Điều 47 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 thay thế Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế;
Căn cứ hướng dẫn tại Điều 70 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ;
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người nộp thuế, đồng thời hạn chế một bộ phận người nộp thuế lợi dụng chiếm đoạt tiền hoàn thuế gây thất thu ngân sách nhà nước. Sau khi báo cáo và được sự đồng ý cho Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố thực hiện công khai thông tin tổ chức, cá nhân kinh doanh có dấu hiệu rủi ro về thuế như sau:
1. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc diện công khai thông tin;
1.1. Công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế trong các trường hợp sau:
- Trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, mua bán hóa đơn bất hợp pháp, làm mất hóa đơn, vi phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, không nộp tiền thuế đúng thời hạn sau khi cơ quan quản lý thuế đã áp dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chế thu nợ thuế.
- Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của tổ chức, cá nhân khác.
- Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật, như: Từ chối không cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan quản lý thuế; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
- Chống, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ.
1.2. Công khai thông tin tổ chức cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế trong các trường hợp sau:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh bên mua và bên bán có quan hệ vợ chồng, anh em, quan hệ liên kết có dấu hiệu bất thường.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh đã được cơ quan có liên quan (Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Tòa án và cơ quan thuế các tỉnh, thành phố) thông báo cho cơ quan Thuế về việc có hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh có kê khai thuế theo quy định nhưng không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh và không xác định được tung tích, cơ quan thuế xác minh theo quy định tại Thông tư số 80/2012/TT-BTC và Quyết định số 1006/QĐ-TCT ngày 13/6/2006 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh đã đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp nhưng không kê khai thuế theo quy định: Chậm nộp hồ sơ khai thuế từ trên 90 ngày tính kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh; Nghỉ kinh doanh quá thời hạn đã thông báo tạm nghỉ kinh doanh với cơ quan thuế; Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh và không xác định được tung tích.
2. Các thông tin công khai theo thứ tự sau:
a) Thông tin chung về người nộp thuế:
+ Tên người nộp thuế;
+ Mã số thuế;
+ Địa chỉ đăng ký kinh doanh;
+ Họ và tên người đại diện theo pháp luật;
+ Cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
+ Ngành nghề kinh doanh của người nộp thuế.
+ Số doanh nghiệp mà người đại diện theo pháp luật đang làm đại diện.
+ Số chứng minh nhân dân của người đại diện theo pháp luật.
+ Danh sách các thành viên góp vốn.
b) Thông tin rủi ro về thuế:
- Hành vi vi phạm pháp luật về thuế: Ghi rõ hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế; hành vi vi phạm làm ảnh hưởng quyền lợi, nghĩa vụ nộp thuế của tổ chức, cá nhân; hành vi không thực hiện các yêu cầu của cơ quan thuế.
- Dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế: dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế trong trường hợp chưa có quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế (trong kê khai, đăng ký thuế…) hoặc dấu hiệu vi phạm do cơ quan liên quan thông báo cho cơ quan thuế.
- Loại thuế: Ghi rõ tên loại thuế cụ thể, trường hợp liên quan đến tất cả các loại thuế thì ghi “Tất cả”;
- Kỳ tính thuế: Ghi kỳ tính thuế cụ thể, trường hợp liên quan đến nhiều kỳ tính thuế thì ghi từ kỳ đến kỳ;
- Số tiền (bao gồm: Số tiền thuế chậm nộp quá thời hạn quy định; số tiền thuế truy thu, truy hoàn và các khoản phạt khác (nếu có).
- Quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế:
+ Số (bao gồm cả ký hiệu);
+ Ngày, tháng, năm;
c) Thông tin về hóa đơn (hóa đơn đã thông báo phát hành, hóa đơn bị mất, cháy, hủy hỏng, không còn giá trị sử dụng, hóa đơn đơn vị bỏ trốn mang theo…),
3. Căn cứ để xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin công khai:
- Văn bản của cơ quan có liên quan cung cấp thông tin cho cơ quan thuế (Lưu ý: giữ bí mật theo quy định đối với tên, địa chỉ, số văn bản, ngày văn bản cung cấp thông tin của cơ quan có liên quan đã cung cấp thông tin cho cơ quan thuế).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư, và Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Hồ sơ khai thuế có liên quan.
- Quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế có liên quan.
- Các chứng từ, tài liệu, thông tin khác có liên quan.
4. Hình thức công khai thông tin:
- Công khai thông tin trên trang điện tử của Tổng cục Thuế.
- Thông tin về hóa đơn: tra cứu trên trang điện tử của Tổng cục Thuế.
5. Tổ chức thực hiện:
- Chi cục Thuế: Chậm nhất 24 giờ, có trách nhiệm cập nhật vào hệ thống công khai thông tin tổ chức, cá nhân kinh doanh rủi ro về thuế danh sách các tổ chức, cá nhân kinh doanh được phân cấp quản lý trực tiếp có rủi ro về thuế nêu tại Điểm 1 nêu trên.
- Cục Thuế:
+ Chậm nhất 24 giờ, có trách nhiệm cập nhật vào hệ thống công khai thông tin tổ chức, cá nhân kinh doanh có rủi ro về thuế danh sách các tổ chức, cá nhân kinh doanh được có rủi ro về thuế nêu tại Điểm 1 nêu trên do Cục Thuế quản lý.
+ Khi các tổ chức, cá nhân kinh doanh không còn vi phạm các nội dung phải công khai thông tin thì sẽ được đưa ra ngoài danh sách không còn thuộc diện nêu tại Điểm 1 nêu trên.
+ Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh và không xác định được tung tích, Cục Thuế (bao gồm cả Chi cục Thuế) phải đối chiếu ngay và gửi danh sách thông báo cho Sở kế hoạch đầu tư, các cơ quan có liên quan để phối hợp.
- Tổng cục Thuế;
+ Thực hiện đối với đối tượng Tổng cục Thuế xử lý thanh tra, kiểm tra tại trụ sở tổ chức, cá nhân kinh doanh có vấn đề gian lận thuế, trốn thuế cập nhật sau 24 giờ kể từ khi có kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra.
+ Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin công khai trên trang điện tử của Tổng cục Thuế.
+ Các tổ chức, cá nhân kinh doanh nằm trong danh sách công khai thông tin theo Điểm 1 nêu trên khi không còn vi phạm các nội dung phải công khai thông tin thì sẽ được đưa ra khỏi diện tổ chức, cá nhân kinh doanh phải công khai thông tin sau 24 giờ.
- Trường hợp cơ quan thuế công khai thông tin của tổ chức, cá nhân không thuộc diện phải công khai thông tin thì cơ quan thuế phải có văn bản đính chính gửi tổ chức, cá nhân kinh doanh bị công khai thông tin sai; đồng thời công khai trên trang điện tử của Tổng cục Thuế.
- Các Cục thuế, Vụ Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, Tạp chí Thuế có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn người nộp thuế tra cứu thông tin trên trang điện tử của Tổng cục Thuế.
Tổng cục Thuế thông báo để các cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được biết và thực hiện./.
| TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 7526/BTC-TCT về tăng cường quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 1989/TCT-TTr năm 2013 tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Công văn 1752/BTC-TCT năm 2014 tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 1Luật quản lý thuế 2006
- 2Quyết định 1006/QĐ-TCT năm 2006 Quy chế xác định, thông báo và xử lý về thuế đối với cơ sở kinh doanh bỏ địa chỉ kinh doanh do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 3Nghị định 106/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 85/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Nghị định 100/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân
- 4Thông tư 80/2012/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 5Luật quản lý thuế sửa đổi 2012
- 6Công văn 7526/BTC-TCT về tăng cường quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 1989/TCT-TTr năm 2013 tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 8Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Luật quản lý thuế sửa đổi
- 9Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Công văn 1752/BTC-TCT năm 2014 tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế do Bộ Tài chính ban hành
Công văn 815/TCT-KK năm 2014 công khai thông tin tổ chức, cá nhân kinh doanh rủi ro về thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 815/TCT-KK
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 13/03/2014
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Bùi Văn Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/03/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực