Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 81487/CT-TTHT
V/v thanh toán dịch vụ đặt phòng trực tuyến Airbnb

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2018

 

Kính gửi: Công ty TNHH một thành viên XNK, du lịch và đầu tư Hồ Gươm
(Địa chỉ: 125 Bùi Thị Xuân, Q. Hai Bà trưng, Hà Nội, MST: 0100109949)

Cục Thuế TP Hà Nội nhận được Công văn số 257/VP đề ngày 10/10/2018 của Công ty TNHH một thành viên XNK, du lịch và đầu tư Hồ Gươm (sau đây gọi là "Công ty") hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Mục 1 Chương II Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định cụ thể về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu điện tử như sau:

"Điều 11. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu

Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu...

Điều 14. Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ

1. Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.

2. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác".

- Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam quy định về đối tượng áp dụng của Thông tư:

“1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thưng trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.”

- Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính quy định về người nộp thuế:

“...Người nộp thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 4 Chương I có trách nhiệm khấu trừ số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp hướng dẫn tại Mục 3 Chương II trước khi thanh toán cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài ”

- Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính quy định về đối tượng chịu thuế GTGT:

“1. Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp trên cơ sở hợp đng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), bao gồm:...

- Căn cứ Khoản 3 Điều 2 Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính quy định về đối tượng không áp dụng thuế nhà thầu:

“3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam.”

- Căn cứ Khoản 3 Điều 20 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý thuế quy định về khai thuế đối với trường hợp Nhà thầu nước ngoài nộp thuế GTGT tính trực tiếp trên GTGT, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu:

“...Bên Việt Nam ký hợp đồng với Nhà thầu nước ngoài khu trừ và nộp thuế thay cho Nhà thầu nước ngoài và nộp hồ sơ khai thuế, hồ sơ khai quyết toán thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của bên Việt Nam... ”

- Căn cứ Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau:

“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đi với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyn tin từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán... ”

- Căn cứ Thông tư số 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016 của Bộ Tài chính (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2016) sửa đổi, bổ sung khổ thứ nhất khoản 3 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính) như sau:

“3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng; điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán).”

- Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

"1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng...

…"

- Căn cứ Khoản 4 Điều 5 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/01/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP của Chính phủ"

"4. Ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Tài liệu bng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ cần dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.

Việc hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp chỉ bắt buộc trong trường hợp cụ thể hướng dẫn tại Điều 16, Điều 20, Điều 44, Điều 54 Thông tư này."

Căn cứ các quy định nêu trên và nội dung công văn, hồ sơ của Công ty, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn nguyên tắc như sau:

1. Về khoản chi đặt phòng khách sạn cho khách du lịch nước ngoài thông qua ứng dụng Airbnb:

Trường hợp Công ty khi sử dụng dịch vụ đặt phòng trực tuyến qua ứng dụng Airbnb phải trả phí hoa hồng cho nhà thầu nước ngoài cung cấp dịch vụ đặt phòng (trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên) thì nhà thầu nước ngoài phát sinh thu nhập tại Việt Nam trong trường hợp này thuộc đối tượng nộp thuế nhà thầu theo quy định tại Điều 1 Thông tư 103/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính. Công ty có trách nhiệm kê khai, nộp thuế nhà thầu thay cho nhà thầu nước ngoài theo quy định tại Điều 20 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính nêu trên.

Trường hợp Công ty có khoản chi đặt phòng khách sạn trực tuyến cho khách đi du lịch nước ngoài thông qua ứng dụng đặt phòng trực tuyến - Airbnb quốc tế nếu khoản chi này đáp ứng đủ các điều kiện thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp mang tên, địa chỉ, mã số thuế của Công ty, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật về thuế GTGT thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Trường hợp các hồ sơ, chứng từ chứng minh khoản chi phí có liên quan đến giao dịch nêu trên được thể hiện dưới dạng thông tin, dữ liệu điện tử thì các dữ liệu thông tin này phải đảm bảo chính xác, đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin. Các thông tin, dữ liệu điện tử này được lưu trữ, có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết theo quy định của Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

Đối với các chi phí phát sinh tại nước ngoài thì các hóa đơn chứng từ của các khoản chi phí này phải phù hợp với quy định của nước sở tại và phải được dịch ra tiếng Việt theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính.

2. Về thanh toán không dùng tiền mặt: Trường hợp Công ty ủy quyền cho cá nhân là người lao động của Công ty sử dụng thẻ tín dụng cá nhân để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ cho người bán sau đó Công ty thanh toán cho cá nhân thông qua hình thức chuyển khoản ngân hàng từ tài khoản của Công ty đã đăng ký với cơ quan thuế vào tài khoản của cá nhân. Nếu hình thức thanh toán này được quy định cụ thể tại quy chế quản lý tài chính của Công ty và Quyết định về việc ủy quyền của Công ty cho cá nhân; đồng thời các khoản chi nêu trên có đầy đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh hàng hóa, dịch vụ được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thì hình thức thanh toán trên được coi là đáp ứng đủ điều kiện chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để phục vụ cho việc xem xét điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào và tính chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Công ty có trách nhiệm lập và theo dõi danh sách các tài khoản thẻ tín dụng cá nhân của người lao động được ủy quyền để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ theo hình thức nói trên và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi cần.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH một thành viên XNK, du lịch và đầu tư Hồ Gươm được biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng Kiểm tra thuế số 5;
- Phòng Pháp chế;
- Lưu: VT, TTHT(2).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Mai Sơn

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 81487/CT-TTHT năm 2018 về thanh toán dịch vụ đặt phòng trực tuyến Airbnb do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 81487/CT-TTHT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 12/12/2018
  • Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
  • Người ký: Mai Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản