BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2013 |
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Tổng cục Hải quan nhận được phản ánh vướng mắc của một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc xét hoàn/không thu thuế đối với hàng hóa thuộc đối tượng quy định tại khoản 7 khoản 8 Điều 112 Thông tư số 128/2013/TT-BTC nhưng vi phạm thời hạn tái nhập/tái xuất 365 ngày. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
- Theo quy định tại khoản 7, khoản 8 Điều 112 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính thì hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan thuộc đối tượng được xét hoàn lại thuế xuất khẩu/nhập khẩu đã nộp và không thu thuế nhập khẩu/xuất khẩu khi tái nhập/tái xuất.
Tại điểm a.1 khoản 7 và điểm a.1 khoản 8 Điều 112 Thông tư số 128/2013/TT-BTC có quy định: "Trường hợp quá 365 ngày, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra cụ thể và báo cáo Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ Tài chính xem xét, xử lý từng trường hợp cụ thể".
Hiện nay, Tổng cục Hải quan nhận được một số hồ sơ đề nghị xét hoàn thuế/không thu thuế vi phạm thời hạn 365 ngày như nêu trên của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố gửi, tuy nhiên hồ sơ, chứng từ không đầy đủ, lý do giải trình không rõ nên chưa đủ cơ sở xem xét báo cáo Bộ Tài chính xử lý. Do đó, để thống nhất và có cơ sở trong việc báo cáo Bộ đối với các trường hợp này, Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố ngoài hồ sơ hoàn thuế/không thu thuế theo quy định nội dung báo cáo phải thể hiện:
1- Hàng hóa thuộc đối tượng được xét hoàn thuế, không thu thuế theo quy định tại khoản 7 khoản 8 Điều 112 Thông tư số 128/2013/TT-BTC;
2- Lý do dẫn đến quá hạn 365 ngày, đồng thời có các văn bản chứng minh lý do quá hạn;
3- Kết quả đối chiếu, kiểm tra hồ sơ, chứng từ, thông tin liên quan trong bộ hồ sơ và số thuế cụ thể đề nghị hoàn/không thu thuế tương ứng từng tờ khai và tổng số thuế đề nghị hoàn/không thuế;
4- Quan điểm xử lý của Cục Hải quan đối với các trường hợp này.
Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 5671/TCHQ-TXNK năm 2013 vướng mắc về hoàn tiền thừa, bù trừ nợ thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 5916/TCHQ-TXNK năm 2013 vướng mắc hoàn thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 7344/TCHQ-TXNK năm 2013 vướng mắc hồ sơ hoàn thuế nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 8100/TCHQ-GSQL năm 2013 vướng mắc khi thực hiện Điều 36 Thông tư 128/2013/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 143/TCHQ-GSQL năm 2014 vướng mắc thực hiện Điều 17 Thông tư 128/2013/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 1005/TCHQ-TXNK năm 2014 vướng mắc hoàn thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 5671/TCHQ-TXNK năm 2013 vướng mắc về hoàn tiền thừa, bù trừ nợ thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 5916/TCHQ-TXNK năm 2013 vướng mắc hoàn thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 7344/TCHQ-TXNK năm 2013 vướng mắc hồ sơ hoàn thuế nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 8100/TCHQ-GSQL năm 2013 vướng mắc khi thực hiện Điều 36 Thông tư 128/2013/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 143/TCHQ-GSQL năm 2014 vướng mắc thực hiện Điều 17 Thông tư 128/2013/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Công văn 1005/TCHQ-TXNK năm 2014 vướng mắc hoàn thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 8127/TCHQ-TXNK năm 2013 về vướng mắc đối tượng hoàn thuế, không thu thuế tại Thông tư 128/2013/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 8127/TCHQ-TXNK
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 27/12/2013
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Hoàng Việt Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực