- 1Thông tư 228/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 3Bộ luật tố tụng dân sự 2015
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 811/TCT-DNL | Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2019 |
Kính gửi: Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Ninh.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1641/ĐSHN-TCKT ngày 19/12/2018 của Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Ninh (Công ty CPĐS Hà Ninh) đề nghị hướng dẫn về trích lập dự phòng khoản tổn thất đã trở thành khoản nợ khó đòi. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại điểm c khoản 1.1 Điều 45 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 24/12/2014 của Bộ Tài chính về chế độ kế toán doanh nghiệp, quy định:
“Dự phòng phải thu khó đòi: Là khoản dự phòng phần giá trị các khoản nợ phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác có bản chất tương tự các khoản phải thu khó có khả năng thu hồi.”
Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp, quy định:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ:
3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán…”
“Điều 3. Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng.
1. Các khoản dự phòng nêu tại điểm 1, 2, 3, 4 Điều 2 Thông tư này được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh;…”
“Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi.
1. Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng..) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.”
Tại khoản 1 Điều 282 Bộ luật tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc Hội quy định:
“Điều 282. Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị
1. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay.”
Căn cứ các quy định trên và xét thực tế báo cáo của doanh nghiệp cho thấy:
Mặc dù ngày 15/11/2018 Toà án nhân dân tỉnh Nam Định đã xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự số 68/2018/TLST-HS ngày 26/10/2018 và có bản án số 89/2018/HS-ST đối với các bị cáo trong vụ án, trong đó có bị cáo Ngô Trường Giang làm thất thoát 20.746.282.257 đồng. Đây là số tiền Công ty CPĐS Hà Ninh phải thu của ông Giang và là số tiền ông Giang có nghĩa vụ phải trả cho Công ty CPĐS Hà Ninh. Tuy nhiên, bản án này chưa có hiệu lực pháp luật (ngày 30/11/2018 Toà án nhân dân tỉnh Nam Định có Thông báo số 39/2018/TB-TA về việc kháng cáo).
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng Dân sự thì bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành.
Như vậy, với thông tin, hồ sơ gửi đến việc Công ty CPĐS Hà Ninh đề nghị thực hiện trích lập dự phòng khoản nợ phải thu khó đòi trên cơ sở phán quyết tại Bản án hình sự sơ thẩm khi án chưa có hiệu lực pháp luật là chưa đủ cơ sở pháp lý để xác nhận đây là khoản nợ phải thu khó đòi của Công ty CPĐS Hà Ninh theo quy định.
Tổng cục Thuế trả lời để Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Ninh biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 58/TCT-CS năm 2016 về trích lập dự phòng đối với khoản nợ tồn đọng do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 920/TCT-CS năm 2016 về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Công văn 4823/TCT-CS năm 2016 về trích lập dự phòng đầu tư tài chính do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Công văn 990/TCT-DNL năm 2021 vướng mắc về trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Thông tư 228/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 3Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- 4Công văn 58/TCT-CS năm 2016 về trích lập dự phòng đối với khoản nợ tồn đọng do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Công văn 920/TCT-CS năm 2016 về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Công văn 4823/TCT-CS năm 2016 về trích lập dự phòng đầu tư tài chính do Tổng cục Thuế ban hành
- 7Công văn 990/TCT-DNL năm 2021 vướng mắc về trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 811/TCT-DNL năm 2019 về trích lập dự phòng do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 811/TCT-DNL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 13/03/2019
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Nguyễn Văn Phụng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/03/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực