Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79559/CT-TTHT | Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2018 |
Kính gửi: Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam
(Địa chỉ: Tầng 12&17 Tòa nhà Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Q. Hoàn Kiếm, TP Hà Nội; MST: 0101248046)
Trả lời công văn số 44/CV-VCBS.KTTC ngày 23/10/2018 của Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (sau đây gọi tắt là Công ty) về việc sử dụng hóa đơn, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn nguyên tắc lập hóa đơn như sau:
“Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.”
- Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ hướng dẫn:
+ Tại Tiết a Khoản 2 Điều 16 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hướng dẫn cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn như sau:
“a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.”
+ Tại Điều 18 quy định về bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn như sau:
“1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp công ty bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
Trường hợp công ty bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.”
Về các đề xuất của công ty, không thuộc thẩm quyền của Cục Thuế TP Hà Nội. Đề nghị công ty thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2018 của Bộ Tài chính và Tiết a Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2013 của Bộ Tài chính nêu trên.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam được biết và thực hiện./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 51503/CT-TTHT năm 2018 về sử dụng hóa đơn điện tử của các nhà cung cấp ở nước ngoài cho mục đích thuế do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2Công văn 72371/CT-TTHT năm 2018 về sử dụng hóa đơn sau thời điểm 01/11/2018 do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3Công văn 77479/CT-TTHT năm 2018 về sử dụng hóa đơn trong thời gian cưỡng chế do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 4Công văn 5143/CT-TTHT năm 2019 về sử dụng hóa đơn cho kho hàng do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 1Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 51503/CT-TTHT năm 2018 về sử dụng hóa đơn điện tử của các nhà cung cấp ở nước ngoài cho mục đích thuế do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 4Công văn 72371/CT-TTHT năm 2018 về sử dụng hóa đơn sau thời điểm 01/11/2018 do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công văn 77479/CT-TTHT năm 2018 về sử dụng hóa đơn trong thời gian cưỡng chế do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 6Công văn 5143/CT-TTHT năm 2019 về sử dụng hóa đơn cho kho hàng do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
Công văn 79559/CT-TTHT năm 2018 về sử dụng hóa đơn do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 79559/CT-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 03/12/2018
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
- Người ký: Mai Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra