- 1Nghị quyết 13-NQ/TW năm 2002 tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Luật hợp tác xã 2012
- 3Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 5Bộ luật dân sự 2015
- 6Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 7Nghị quyết 30/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2017
- 8Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 9Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 10Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2020 về biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 do Chính phủ ban hành
- 11Nghị quyết 154/NQ-CP năm 2020 sửa đổi Nghị quyết 42/NQ-CP về biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 do Chính phủ ban hành
- 12Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 13Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 14Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 15Nghị quyết 126/NQ-CP năm 2021 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 16Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do Quốc hội ban hành
- 17Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình do Chính phủ ban hành
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 777/NHNN-VP | Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2022 |
Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nhận được 05 kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng gửi tới sau Kỳ họp thứ 2 và Kỳ họp bất thường lần thứ 1, Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện và Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo văn bản số 19/BDN ngày 10/01/2022 và văn bản số 580/VPCP-QHĐP ngày 22/01/2022.
1. Cử tri đề nghị NHNN có cơ chế - chính sách hỗ trợ mạnh hơn với các doanh nghiệp như: tăng hạn mức tín dụng, miễn giảm lãi suất, cho vay ưu đãi lãi suất thấp hơn để dự trữ nguyên liệu hàng hóa - lương thực - thực phẩm, vật tư tiêu hao phục vụ ngành y tế; nâng hạn mức định mức tài sản thế chấp để tăng giá trị vốn vay lưu động từ hạn mức 70% lên mức cao hơn 80-85%; tiếp tục hoãn - giãn nợ, cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp đến hết năm 2022. (Câu số 8, công văn số 19/BDN)
2. Cử tri đề nghị tiếp tục thực hiện các chính sách khoanh nợ - giãn nợ, không nhảy nhóm nợ với các khoản nợ của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa không có khả năng trả nợ đúng hạn do không có thu nhập, sụt giảm thu nhập do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. (Câu số 9, công văn số 19/BDN)
3. Cử tri đề nghị bổ sung các cơ chế, chính sách cho vay, giảm lãi suất ngân hàng, giãn nợ cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập. (Câu số 7, công văn số 19/BDN)
4. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, cử tri kiến nghị Chính phủ có giải pháp hỗ trợ người dân về vay vốn để người dân tiếp tục tái tạo sản xuất, ổn định cuộc sống; Xem xét thực hiện các giải pháp hỗ trợ về tín dụng cho các doanh nghiệp được khoanh nợ, giãn nợ, tăng hạn mức tín dụng, nới lỏng điều kiện cho vay với các khoản vay mới; giảm lãi suất vốn vay ngân hàng. (Câu số 127, công văn số 580/VPCP-QHĐP)
5. Cử tri phản ánh, việc hướng dẫn đơn giản hóa thủ tục hành chính, các tiêu chí, điều kiện tiếp cận các gói hỗ trợ và triển khai gói tín dụng ưu đãi cho các Hợp tác xã vay vốn xây dựng kho bãi, nhà xưởng, chế biến, bảo quản nông thủy sản còn chậm; việc tổ chức kết nối ngân hàng - doanh nghiệp cho các Hợp tác xã vay vốn duy trì, khôi phục sản xuất, kinh doanh còn rất ít (do HTX không có tài sản thế chấp). Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo NHNN phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nghiên cứu các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường hỗ trợ cho các Hợp tác xã trong việc tiếp cận các gói hỗ trợ tín dụng. (Câu số 128, công văn số 580/VPCP-QHĐP)
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trân trọng cảm ơn Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng và xin báo cáo như sau:
Từ năm 2020 đến nay, ngay khi dịch Covid-19 bùng phát, NHNN đã nhanh chóng, kịp thời ban hành và triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu thiệt hại bởi dịch Covid-19 thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực (trong đó có các cơ sở giáo dục ngoài công lập). Cụ thể:
* Về giảm lãi suất
NHNN đã giảm nhanh và mạnh các mức lãi suất điều hành (1,5-2%/năm) ngay trong năm 2020 (thuộc nhóm các ngân hàng Trung ương giảm lãi suất nhanh và mạnh nhất khu vực) và giữ lãi suất điều hành ở mức thấp trong năm 2021 nhằm giảm chi phí tiếp cận vốn từ NHNN, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng (TCTD giảm lãi suất cho vay. Đồng thời, chỉ đạo các TCTD tiết giảm tối đa các loại chi phí, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận để tập trung giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới. Nhờ đó, mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và 0,82%/năm trong năm 2021; Tổng số tiền miễn giảm lãi, phí, tham gia công tác an sinh xã hội tổng cộng lên tới gần 40.000 tỷ đồng từ chính nguồn lực tài chính của hệ thống các TCTD.
Bên cạnh đó, NHNN đang triển khai xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.
* Chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ:
NHNN đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2021/TT-NHNN và Thông tư 14/2021/TT-NHNN) tạo khung khổ pháp lý để các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ, tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Đặc biệt, Thông tư sửa đổi Thông tư 01 đã: (i) Sửa phạm vi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí bao gồm khoản nợ phát sinh trước ngày 1/8/2021 (thay vì chỉ bao gồm các khoản nợ phát sinh đến ngày 10/6/2020); (ii) Sửa đổi phạm vi cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí đối với nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi phát sinh trong khoảng thời gian từ 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022 (thay vì từ 23/1/2020 đến ngày 31/12/2021); (iii) Kéo dài thời gian thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí của các TCTD, chi nhánh NHNNg đến ngày 30/6/2022 (thay vì đến ngày 31/12/2021).
* Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục ngoài công lập còn là đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất kinh doanh (theo các Nghị quyết 42/NQ-CP, Nghị quyết 154/NQ-CP; Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 126/NQ-CP,...). Ngoài ra, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, có chính sách cho vay ưu đãi qua NHCSXH đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập phải ngừng hoạt động ít nhất 01 tháng theo yêu cầu phòng, chống dịch (tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 1.400 tỷ đồng) và giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, NHCSXH và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về điều kiện, trình tự, thủ tục, mức lãi suất cho vay đối với các đối tượng này trong quý I/2022.
Như vậy, doanh nghiệp và người dân có thể tìm hiểu, làm việc với các TCTD trên địa bàn để được hỗ trợ xem xét cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi vay, cho vay mới và hưởng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, NHNN và chính sách riêng của từng TCTD.
Với phương châm là chia sẻ khó khăn và đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp bằng chính nguồn lực của ngành ngân hàng, các giải pháp được triển khai trong thời gian qua, đặc biệt là giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ đã đạt được kết quả cụ thể, tích cực, giúp giảm áp lực cho người dân, doanh nghiệp trong trả nợ vay ngân hàng và tạo điều kiện đê người dân, doanh nghiệp tiếp tục vay mới khôi phục và ổn định sản xuất, kinh doanh. Đây là nỗ lực rất lớn của các TCTD trong điều kiện cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD triển khai thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp; khuyến khích các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động đê tiếp tục giảm lãi suất cho vay, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh; tiếp tục rà soát cơ ché, thủ tục cho vay phù hợp hơn với thực tiễn thị trường và tình hình mới, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, an toàn hệ thống; đẩy mạnh kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng thuận lợi.
- Về kiến nghị tăng hạn mức tín dụng: Theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, mức cho vay đối với từng khách hàng do TCTD và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của TCTD.
- Về kiến nghị nâng định mức tài sản thế chấp để tăng giá trị vốn vay: Theo quy định của pháp luật hiện hành (Bộ luật Dân sự năm 2015, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng,...), việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do TCTD và khách hàng thoả thuận. Việc quyết định áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, tỷ lệ hạn mức tín dụng và tài sản bảo đảm đối với khách hàng của TCTD cần dựa trên cơ sở thẩm định khách hàng (điều kiện vay vốn, khả năng tài chính của khách hàng, phương án vay vốn khả thi,...) và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động cấp tín dụng và quy định nội bộ của TCTD nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng an toàn, hiệu quả.
3. Về đề nghị nới lỏng điều kiện cho vay.
Các giải pháp đặc thù ngành Ngân hàng đã và đang triển khai thời gian qua là nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, mục tiêu xuyên suốt và nhất quán của chính sách tiền tệ là phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động của các TCTD. Bởi vậy, việc quy định các điều kiện cấp tín dụng là cần thiết để đảm bảo chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu phát sinh và cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng việc nới lỏng các điều kiện này. Một minh chứng cho điều này là cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007, bắt nguồn từ việc trong giai đoạn 2003-2005, các ngân hàng tại Mỹ đã hạ chuẩn cho vay, mở rộng tín dụng đến những người vay không đảm bảo điều kiện vay vốn (người vay dưới chuẩn). Lượng nợ xấu tích tụ khi người vay dưới chuẩn không thể trả nợ sau đó đã khiến nhiều ngân hàng phá sản từ cuối năm 2006, tác động lan truyền trên toàn hệ thống và dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008.
Do vậy, để tăng khả năng tiếp cận vốn, ngoài những giải pháp từ ngành ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ các chính sách khác về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh được khơi thông, phương án kinh doanh khả thi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn.
Hiện nay, các Bộ, ngành liên quan, theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, 10 năm thực hiện Luật Hợp tác xã 2012, từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển HTX trong thời gian tới để báo cáo Bộ Chính trị.
Về hoạt động tín dụng, HTX được bình đẳng trong tiếp cận vốn như các thành phần kinh tế khác. Thời gian qua, NHNN đã hoàn thiện cơ chế, chính sách về cho vay nói chung, trình các cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách tiền tệ, tín dụng nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn đối với người dân, doanh nghiệp (trong đó có HTX), cụ thể:
- Trình Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 và Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với nhiều chính sách ưu đãi về tài sản bảo đảm như: (i) Cho vay không có tài sản bảo đảm đối với cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, tổ hợp tác từ 100 triệu đồng đến 03 tỷ đồng; (ii) Cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70-80% giá trị của dự án, phương án vay theo mô hình liên kết/giá trị hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc tiêu thụ sản phẩm; (iii) Áp dụng cơ chế xử lý rủi ro đặc thù (cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, khoanh nợ...) trong trường hợp bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng.
- Quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với 05 lĩnh vực ưu tiên (hiện nay tối đa là 4,5%/năm), thấp hơn 1-2% so với các lĩnh vực thông thường khác.
- Triển khai, thực hiện các chính sách tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực, trong đó có đối tượng thụ hưởng là các HTX với các điều kiện ưu đãi về lãi suất như cho vay nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ- Tg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ, cho vay chương trình môi xã một sản phẩm, Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước...
- Chỉ đạo các TCTD triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vốn của các khách hàng vay trong đó có hợp tác xã: (i) Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục vay vốn, niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình vay vốn tại chi nhánh, phòng giao dịch của TCTD; (ii) Nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng để tăng cường cho vay không có bảo đảm bằng tài sản; (iii) Đặc biệt, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, NHNN đã ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miên, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ.
- Tổ chức, triển khai các chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp tại các địa phương, nhất là tại những thời điểm không thực hiện giãn cách xã hội, nhằm nhận diện khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, từ đó có giải pháp tháo gỡ phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng với ngân hàng1. Chủ động tham gia đầy đủ các buổi tiếp xúc cử tri của các đoàn Đại biểu Quốc hội địa phương để kịp thời giải đáp, xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của cử tri (doanh nghiệp, người dân, HTX) liên quan đến lĩnh vực ngân hàng trên từng địa bàn. Đối với các ý kiến về cơ chế, chính sách, ngành Ngân hàng cũng đã kịp thời ghi nhận, tiếp thu trong quá trình rà soát, sửa đổi, hoàn thiện chính sách cho phù hợp với thực tiễn.
Tuy nhiên, hiện dư nợ cho vay HTX còn thấp (đến cuối tháng 11/2021 đạt 6.450 tỷ đồng, gấp 2,34 lần dư nợ từ thời điểm Luật HTX 2012 có hiệu lực). Việc mở rộng đầu tư tín dụng đối với HTX còn khó khăn sau: (i) Nhiều HTX còn hạn chế trong quản trị, điều hành thực hiện chưa đúng quy định về quản lý tài chính, kế toán, không tuân thủ các nguyên tắc của Luật HTX 2012, thiếu vốn tự có, không có tài sản bảo đảm. Hiệu quả hoạt động của HTX còn thấp; sản xuất hàng hóa chưa gắn với thị trường tiêu thụ, chưa có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, gây khó khăn cho các TCTD thẩm định, quyết định cho vay; (ii) Quan hệ giữa HTX và các thành viên còn thiếu sự gắn kết, chưa tạo động lực cho các thành viên tham gia vào HTX; (iii) Một số HTX sử dụng không hiệu quả nguồn vốn vay, sử dụng vốn vay sai mục đích, có tâm lý ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước...
Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD tập trung nguồn vốn cho vay đối với khu vực kinh tế tập thể nói chung và HTX nói riêng; đồng thời, tiếp tục phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam để nghiên cứu các cơ chế phù hợp hỗ trợ HTX có điều kiện tiếp cận vốn vay thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, để tăng cường khả năng tiếp cận vốn ngân hàng, các HTX cũng cần khắc phục những khó khăn, bất cập nội tại của mình làm cơ sở để các TCTD đẩy mạnh việc cho vay.
Trên đây là ý kiến trả lời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về nội dung kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trân trọng cảm ơn và rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của cử tri đối với hoạt động ngân hàng./.
| THỐNG ĐỐC |
1 Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát (đầu năm 2020) đến Quý IV năm 2021, ngành Ngân hàng đã tổ chức hơn 650 hội nghị, buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp trên toàn quốc, qua đó đã tháo gỡ khó khăn cho hơn 220 nghìn doanh nghiệp và một số đối tượng khác, với tổng số tiền các ngân hàng cam kết cho vay mới đạt trên 1,8 triệu tỷ đồng.
- 1Công văn 1799/BXD-QLN năm 2022 triển khai thực hiện Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Công văn 562/LĐTBXH-VP năm 2022 về chính sách hỗ trợ lãi suất 100% đối với các khoản vay của doanh nghiệp để trả lương cho người lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Công văn 2144/BTC-TCNH năm 2022 về xem xét bổ sung gói hỗ trợ lãi suất có thời hạn từ ngân sách Nhà nước cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ Tài chính ban hành
- 1Nghị quyết 13-NQ/TW năm 2002 tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Luật hợp tác xã 2012
- 3Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 5Bộ luật dân sự 2015
- 6Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 7Nghị quyết 30/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2017
- 8Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 9Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 10Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2020 về biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 do Chính phủ ban hành
- 11Nghị quyết 154/NQ-CP năm 2020 sửa đổi Nghị quyết 42/NQ-CP về biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 do Chính phủ ban hành
- 12Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 13Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 14Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 15Nghị quyết 126/NQ-CP năm 2021 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 16Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do Quốc hội ban hành
- 17Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình do Chính phủ ban hành
- 18Công văn 1799/BXD-QLN năm 2022 triển khai thực hiện Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh do Bộ Xây dựng ban hành
- 19Công văn 562/LĐTBXH-VP năm 2022 về chính sách hỗ trợ lãi suất 100% đối với các khoản vay của doanh nghiệp để trả lương cho người lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 20Công văn 2144/BTC-TCNH năm 2022 về xem xét bổ sung gói hỗ trợ lãi suất có thời hạn từ ngân sách Nhà nước cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ Tài chính ban hành
Công văn 777/NHNN-VP năm 2022 về có cơ chế - chính sách hỗ trợ mạnh hơn với các doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 777/NHNN-VP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 17/02/2022
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Thị Hồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/02/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực