Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 761/XNK-NS | Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2018 |
Kính gửi: | - Cục QLCL nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT); |
Để triển khai phối hợp trong việc thực thi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc liên quan đến lĩnh vực xuất xứ hàng hóa, trong nửa cuối tháng 5 năm 2018, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và Cơ quan Hải quan Hàn Quốc (KCS) đã tổ chức Đoàn công tác tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ sản phẩm tôm chế biến và cá phi-lê Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc tại cơ sở sản xuất của một số doanh nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình công tác, qua cách thức làm việc của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc và qua trao đổi với các thành viên phía Bạn, Cục Xuất nhập khẩu nhận thấy, bên cạnh việc xác minh xuất xứ, Cơ quan Hải quan Hàn Quốc rất chú trọng quan sát, kiểm tra và tìm kiếm các dấu hiệu vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm từ nguồn gốc sản phẩm, quá trình thu mua, bảo quản, chế biến để xuất khẩu sản phẩm tôm và cá phi-lê của các cơ sở sản xuất này.
Hàn Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của thủy sản Việt Nam, năm 2017 đạt 784 triệu USD, tăng 27% so với năm 2016 và tính đến hết nửa đầu tháng 5 năm 2018 tiếp tục đạt mức tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ, kim ngạch 276,7 triệu USD, tăng 21,3%. Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ của thị trường ổn định, giá xuất khẩu thuận lợi, lại có lợi thế về ưu đãi thuế quan từ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc so với các đối thủ cạnh tranh, thời gian tới ta có nhiều cơ hội thuận lợi để tăng trưởng xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc nếu kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Để bảo vệ thương hiệu, uy tín của sản phẩm thủy sản Việt Nam, góp phần thúc đẩy xuất khẩu thủy sản bền vững sang thị trường Hàn Quốc nói riêng cũng như các thị trường khác, Cục Xuất nhập khẩu đề nghị quý Cơ quan phối hợp triển khai một số nội dung sau:
1. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- Tiếp tục triển khai hiệu quả công tác quản lý về an toàn thực phẩm đối với cơ sở thu gom, bảo quản, sơ chế, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu thủy sản; giám sát tồn dư hóa chất độc hại trong thủy sản nuôi để kịp thời phát hiện, cảnh báo, truy xuất đối với sản phẩm vi phạm.
- Vận động, hướng dẫn người nuôi áp dụng các mô hình, biện pháp nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững.
- Đảm bảo quy trình kiểm tra, kiểm nghiệm và cấp chứng thư cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu một cách chặt chẽ; tăng cường giám sát, kiểm soát điều kiện an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp trong danh sách được xuất khẩu sang Hàn Quốc.
2. Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản
- Tổ chức phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến về thị trường thủy sản thế giới (dung lượng, thị hiếu, quy định nhập khẩu, quy định an toàn thực phẩm...) để định hướng phát triển thị trường thủy sản.
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp chế biến, bảo quản, xuất khẩu thủy sản xây dựng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm thủy sản.
- Văn phòng SPS Việt Nam tăng cường cung cấp thông tin, giải đáp và thông báo về tiêu chuẩn, vệ sinh an toàn thực phẩm để các cơ sở, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nắm bắt và triển khai thực hiện.
3. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
- Thông báo cho các doanh nghiệp trong danh sách được xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc về vấn đề nêu trên, đồng thời khuyến cáo các doanh nghiệp hội viên chủ động kiểm soát tốt vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn bộ chuỗi bảo quản, chế biến để có sản phẩm thủy sản xuất khẩu chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
- Tăng cường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương hướng dẫn, phổ biến cho doanh nghiệp về các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm thủy sản của Hàn Quốc cũng như cách thức vận dụng hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường tiềm năng này.
Hiện nay, Cục Xuất nhập khẩu đang tiếp tục trao đổi, thống nhất với Cơ quan Hải quan Hàn Quốc để có kết luận cuối cùng về xuất xứ của một số sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Hàn Quốc. Trong trường hợp phát sinh vướng mắc, Cục Xuất nhập khẩu sẽ trao đổi thông tin và phối hợp chặt chẽ với quý Cơ quan để xử lý kịp thời.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) trân trọng cảm ơn sự phối hợp của quý Cơ quan./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Quyết định 2646/QĐ-BNN-QLCL năm 2011 về biện pháp kiểm soát tăng cường trong kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 2228/QLCL-CL1 triển khai quy định tăng cường kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm lô hàng thủy sản xuất khẩu do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 3Công văn 499/QLCL-CL1 năm 2014 góp ý dự thảo Quyết định kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh thủy sản xuất khẩu vào Liên minh Hải quan do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành
- 4Quyết định 1802/QĐ-BNN-QLCL năm 2020 “Chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm cá và các sản phẩm cá bộ Siluriformes xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ” do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công văn 273/XNK-THCS năm 2021 về xuất khẩu bột graphit vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất do Cục Xuất nhập khẩu ban hành
- 6Công văn 2220/QLCL-CL1 năm 2019 quy định mới về an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào EU do Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành
- 7Công văn 0736/XNK-NS năm 2020 về quy định mới của Hàn Quốc liên quan đến việc tiếp nhận trực tuyến hồ sơ nhập khẩu thực phẩm do Cục Xuất nhập khẩu ban hành
- 8Công văn 368/TCHQ-GSQL năm 2024 tăng cường kiểm soát thực phẩm nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Quyết định 2646/QĐ-BNN-QLCL năm 2011 về biện pháp kiểm soát tăng cường trong kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 2228/QLCL-CL1 triển khai quy định tăng cường kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm lô hàng thủy sản xuất khẩu do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 3Công văn 499/QLCL-CL1 năm 2014 góp ý dự thảo Quyết định kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh thủy sản xuất khẩu vào Liên minh Hải quan do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành
- 4Hiệp định thương mại tư do giữa Việt Nam - Hàn Quốc
- 5Quyết định 1802/QĐ-BNN-QLCL năm 2020 “Chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm cá và các sản phẩm cá bộ Siluriformes xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ” do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Công văn 273/XNK-THCS năm 2021 về xuất khẩu bột graphit vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất do Cục Xuất nhập khẩu ban hành
- 7Công văn 2220/QLCL-CL1 năm 2019 quy định mới về an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào EU do Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành
- 8Công văn 0736/XNK-NS năm 2020 về quy định mới của Hàn Quốc liên quan đến việc tiếp nhận trực tuyến hồ sơ nhập khẩu thực phẩm do Cục Xuất nhập khẩu ban hành
- 9Công văn 368/TCHQ-GSQL năm 2024 tăng cường kiểm soát thực phẩm nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 761/XNK-NS năm 2018 về tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu sang Hàn Quốc do Cục Xuất nhập khẩu ban hành
- Số hiệu: 761/XNK-NS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 28/06/2018
- Nơi ban hành: Cục Xuất nhập khẩu
- Người ký: Trần Quốc Toản
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/06/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra