Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7537/CT-TTHT | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 08 năm 2018 |
Kính gửi: Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam - CN TP.HCM
Địa chỉ: Ấp 2, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An
MST: 2500175548-021
Trả lời văn bản số 01/CV/2018/HCM ngày 15/05/2018 của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam - CN TP.HCM về chính sách thuế, Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
Căn cứ Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT:
“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu."
Căn cứ Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
- Tại Điều 18 quy định bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn:
“Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn
1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”. ”
- Tại Điểm 2.6 Phụ lục 4 hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp:
“2.6. Tổ chức kinh doanh kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ xuất điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hóa cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
a) Sử dụng hóa đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;
b) Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ; Sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hóa xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo Lệnh điều động nội bộ.
Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng khi bán hàng phải lập hóa đơn theo quy định giao cho người mua, đồng thời lập Bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cơ sở có hàng hóa điều chuyển hoặc cơ sở có hàng hóa gửi bán (gọi chung là cơ sở giao hàng) để cơ sở giao hàng lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa thực tế tiêu thụ giao cho cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng.
Trường hợp cơ sở có số lượng và doanh số hàng hóa bán ra lớn, Bảng kê có thể lập cho 05 ngày hay 10 ngày một lần. Trường hợp hàng hóa bán ra có thuế suất thuế GTGT khác nhau phải lập bảng kê riêng cho hàng hóa bán ra theo từng nhóm thuế suất.
Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng thực hiện kê khai nộp thuế GTGT đối với số hàng xuất bán cho người mua và được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT của cơ sở giao hàng xuất cho.
Trường hợp các đơn vị trực thuộc của cơ sở kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã đăng ký, thực hiện kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có thu mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính của cơ sở kinh doanh thì khi điều chuyển, xuất bán, đơn vị trực thuộc sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, không sử dụng hóa đơn GTGT.”
Căn cứ Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT:
“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.
Ví dụ 2: Công ty A ký hợp đồng nuôi heo với Công ty B theo hình thức Công ty B giao cho Công ty A con giống, thức ăn, thuốc thú y, Công ty A giao, bán cho Công ty B sản phẩm heo thì tiền công nuôi heo nhận từ Công ty B và sản phẩm heo Công ty A giao, bán cho Công ty B thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Sản phẩm heo Công ty B nhận lại từ Công ty A: nếu Công ty B bán ra heo (nguyên con) hoặc thịt heo tươi sống thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, nếu Công ty B đưa heo vào chế biến thành sản phẩm như xúc xích, thịt hun khói, giò hoặc thành các sản phẩm chế biến khác thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định.
…"
Trường hợp Chi nhánh của Công ty tại TP.HCM (CN TP.HCM) kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có nhận heo đã giết mổ nguyên con từ CN Đồng Nai 4 để bán lẻ thì việc sử dụng hóa đơn, chứng từ được thực hiện theo quy định tại Điểm 2.6 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC .
Trường hợp CN TP.HCM nhận heo từ CN Đồng Nai 4 về xẻ thịt để bán (ở khâu kinh doanh thương mại) thì việc xác định thuế suất thuế GTGT cụ thể như sau:
- Trường hợp bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
- Trường hợp bán cho hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì kê khai tính nộp thuế GTGT với thuế suất 5%.
Trường hợp CN TP.HCM bán lẻ thịt heo có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần, việc lập hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014. Việc Công ty (CN TP.HCM) đề nghị tập hợp tất cả khách hàng mua trên và dưới 200.000 đồng trên bảng kê và lập 1 hóa đơn vào cuối ngày là không phù hợp quy định.
Cục Thuế TP thông báo Công ty (CN TP.HCM) biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 6600/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Công văn 11968/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế về hóa đơn giá trị gia tăng do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Công văn 11989/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế giá trị gia tăng do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Công văn 7590/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế giá trị gia tăng do Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 6600/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Công văn 11968/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế về hóa đơn giá trị gia tăng do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Công văn 11989/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế giá trị gia tăng do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Công văn 7590/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế giá trị gia tăng do Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Công văn 7537/CT-TTHT năm 2018 về chính sách thuế giá trị gia tăng do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 7537/CT-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 02/08/2018
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Nam Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/08/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra