Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7445/BYT-DP | Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2014 |
Kính gửi: | - Các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; |
Tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola tiếp tục diễn biến gia tăng. Theo Tổ chức Y tế thế giới, tính đến ngày 17/10/2014 đã ghi nhận 9.284 trường hợp mắc, trong đó 4.604 tử vong và đã có 431 nhân viên y tế mắc bệnh, 244 nhân viên y tế tử vong. Đặc biệt đã có sự lan truyền dịch bệnh tại các quốc gia ngoài khu vực châu Phi: 02 trường hợp tại Mỹ và 01 trường hợp tại Tây Ban Nha, các trường hợp này đều là nhân viên y tế bị lây nhiễm do không tuân thủ quy trình sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân.
Để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm và lan truyền vi rút Ebola trong các cơ sở y tế và cộng đồng, Bộ Y tế đã xây dựng hướng dẫn sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân phòng chống lây nhiễm vi rút Ebola (gửi kèm theo). Bộ Y tế đề nghị các Đồng chí Giám đốc, Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:
1. Nghiêm túc thực hiện đầy đủ các quy định về hướng dẫn sử dụng phòng hộ cá nhân trong quá trình chăm sóc, điều trị, tiếp xúc với bệnh nhân mắc hoặc nghi mắc bệnh do vi rút Ebola và quá trình xử lý chất thải, môi trường y tế có liên quan.
2. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho nhân viên y tế về sử dụng các trang bị phòng hộ cá nhân nhằm đảm bảo an toàn và phòng chống lây nhiễm cho nhân viên y tế khi tham gia phòng chống dịch bệnh và chăm sóc, điều trị bệnh nhân.
3. Có kế hoạch chủ động mua sắm, dự trữ các trang thiết bị phòng hộ cá nhân được quy định tại danh mục nêu trên để sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.
Trân trọng cám ơn./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
HƯỚNG DẪN
SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG HỘ CÁ NHÂN TRONG PHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM VI RÚT EBOLA
(Gửi kèm Công văn số 7445/BYT-DP ngày 22/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Bệnh do vi rút Ebola lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể như máu, nước bọt, nước tiểu, chất nôn,... của người bị bệnh và tiếp xúc với các bề mặt thiết bị đã bị nhiễm vi rút bao gồm chăn đệm đã dính dịch cơ thể của bệnh nhân. Việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân là bắt buộc đối với nhân viên y tế, người tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.
I. Mục đích
Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm và lan truyền vi rút Ebola trong các cơ sở y tế và cộng đồng.
II. Các trường hợp phải sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân
- Tiếp xúc với những trường hợp nghi ngờ.
- Tiếp xúc với bệnh nhân.
- Xét nghiệm (bao gồm cả lấy mẫu xét nghiệm).
- Xử lý dụng cụ, chất thải và môi trường.
III. Danh mục, đặc tính kỹ thuật của phương tiện phòng hộ cá nhân
STT | Danh mục | Đặc tính kỹ thuật | Sử dụng | ||||
Tiếp xúc người nghi ngờ | Tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân (*) | Xét nghiệm | Xử lý tử thi | Xử lý dụng cụ, chất thải và môi trường | |||
3.1 | Trang phục phòng chống dịch thông thường | - Mũ, quần áo che kín cơ thể - 100% polypropylene loại vải không dệt, thấu khí |
X |
|
|
|
|
3.2 | Trang phục phòng chống dịch đặc chủng | - Mũ, quần áo, bao giầy liền nhau che kín cơ thể - Không thấm nước, không thấm dịch | X | X | X | X | X |
3.3 | Kính bảo vệ mắt dùng trong y tế | Nhựa trong, che kín mắt | X | X | X | X | X |
3.4 | Găng tay y tế | Găng tay cao su y tế | X | X | X | X | X |
3.5 | Găng tay cao su y tế dầy, dài đến khuỷu tay | Găng tay cao su bảo hộ |
|
|
| X | X |
3.6 | Khẩu trang y tế | Khẩu trang y tế phòng nhiễm khuẩn 3 lớp (có đệm mút và thanh nhôm) vô trùng | X |
|
|
|
|
3.7 | Khẩu trang phòng vi rút (N95 trở lên) | Vải không dệt, loại có khả năng lọc vi rút Ebola | X | X | X | X | X |
3.8 | Tấm che mặt | Mạng và kính liền nhau hoặc kính bản rộng che đủ mặt |
| X | X | X | X |
3.9 | Tấm choàng không thấm nước | Nhựa mỏng hoặc nilon không thấm nước |
|
| X | X | X |
3.10 | Bao giầy | 100% polypropylene loại vải không dệt | X | X | X | X | X |
3.11 | Ủng giấy dùng trong y tế | Không thấm nước, không thấm dịch |
| X | X |
|
|
3.12 | Ủng cao su | Chất liệu cao su, không thấm nước |
|
|
| X | X |
(*) Tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân bao gồm: Ca bệnh nghi ngờ và ca bệnh xác định được định nghĩa trong hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh do vi rút Ê-bô-la ban hành tại Quyết định số 2914/QĐ-BYT ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
IV. Các bước sử dụng
4.1. Nguyên tắc
Luôn luôn mặc trang phục phòng hộ cá nhân thiết yếu khi tiếp xúc, chăm sóc, điều trị các bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định nhiễm Ebola, xét nghiệm, xử lý tử thi, xử lý chất thải, dụng cụ và vệ sinh môi trường.
Quá trình mặc và cởi bỏ trang phục phòng hộ cá nhân phải được giám sát bởi một thành viên khác trong nhóm đã được tập huấn.
4.2. Các bước sử dụng
4.2.1. Các bước khi mặc
Trước khi tiến hành các bước mặc trang phục, tập hợp tất cả trang bị cần thiết của bộ trang phục phòng hộ cá nhân.
Bước 1. Vệ sinh tay.
Bước 2. Mặc trang phục bảo hộ toàn thân ngoài quần áo y tế.
Bước 3. Đi bao giầy hoặc ủng.
Bước 4. Đeo khẩu trang.
Bước 5. Đeo mũ (nón) trong trường hợp bộ trang phục có mũ không liền áo.
Bước 6. Đeo kính hoặc mạng che mặt.
Bước 7. Đi găng tay 02 lớp (lớp 1 trong áo, lớp 2 ngoài áo).
Bước 8. Đeo tấm choàng (trong điều kiện không có quần áo không thấm nước và chỉ định tại mục 3.9).
Bước 9. Găng tay, ủng cao su theo chỉ định tại mục 3.5 và mục 3.12.
4.2.2. Các bước khi cởi bỏ
Bước 1. Tháo găng tay lớp ngoài.
Bước 2. Cởi tấm choàng.
Bước 3. Tháo bao giầy (hoặc ủng cao su) khi đang đeo găng tay lớp trong.
Bước 4. Tháo kính hoặc mạng che mặt và tháo khẩu trang nếu là khẩu trang quàng qua đầu.
Bước 5. Tháo trang phục bảo hộ toàn thân.
Bước 6. Tháo khẩu trang.
Bước 7. Tháo găng tay lớp trong.
Bước 8. Vệ sinh tay.
4.2.3. Xử lý phương tiện phòng hộ cá nhân sau khi sử dụng: thực hiện theo Văn bản số 5686/BYT-MT ngày 25/8/2014 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn công tác vệ sinh môi trường, quản lý chất thải trong chăm sóc, điều trị người nhiễm vi rút Ebola.
- 1Công văn 7218/BYT-DP năm 2014 tăng cường phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola do Bộ Y tế ban hành
- 2Công văn 7415/BYT-DP năm 2014 về nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh Ebola do Bộ Y tế ban hành
- 3Công điện 156/CĐ-BYT năm 2015 về tăng cường công tác phòng chống lây nhiễm hội chứng viêm đường hô hấp vùng trung đông do vi rút Corona (MERS-CoV) do Bộ Y tế điện
- 4Công văn 8685/BYT-DP năm 2014 hướng dẫn lấy mẫu, đóng gói, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm vi rút Ê-bô-la do Bộ Y tế ban hành
- 1Quyết định 2914/QĐ-BYT năm 2014 hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh do vi rút Ê-bô-la do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Công văn 7218/BYT-DP năm 2014 tăng cường phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola do Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 7415/BYT-DP năm 2014 về nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh Ebola do Bộ Y tế ban hành
- 4Công văn 5686/BYT-MT năm 2014 hướng dẫn công tác vệ sinh môi trường, quản lý chất thải trong chăm sóc, điều trị người nhiễm vi rút Ê-bô-la do Bộ Y tế ban hành
- 5Công điện 156/CĐ-BYT năm 2015 về tăng cường công tác phòng chống lây nhiễm hội chứng viêm đường hô hấp vùng trung đông do vi rút Corona (MERS-CoV) do Bộ Y tế điện
- 6Công văn 8685/BYT-DP năm 2014 hướng dẫn lấy mẫu, đóng gói, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm vi rút Ê-bô-la do Bộ Y tế ban hành
Công văn 7445/BYT-DP năm 2014 tăng cường biện pháp phòng hộ cá nhân trong phòng chống lây nhiễm vi rút Ebola do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 7445/BYT-DP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 22/10/2014
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Thanh Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra